Adenosine Là Gì? Công Dụng, Liều Lượng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

5/5 - (6 bình chọn)

Adenosine là một loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim. Một số loại Adenosine cũng được dùng cho các tình trạng bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Adenosine cũng như liều lượng và cách dùng, bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc này. 

Adenosine là gì?

Adenosine là hoạt chất được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống như một thành phần cấu trúc của axit nucleic quan trọng. Đó là một nucleoside nội sinh xuất hiện tự nhiên trong tất cả các tế bào của cơ thể với cấu trúc khoa học là 6-amino-9-beta-D-ribofuranosyl-9-H-purine.

Adenosine có công thức hóa học là C10H13N5O4. Adenosine được tạo thành từ adenine, có gắn với một phân tử đường ribose. Liên kết gắn adenin và đường ribose được gọi là β-N9-glycosidic.

Adenosine là hoạt chất được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống
Adenosine là hoạt chất được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống

Adenosine cũng có thể được bào chế như một loại thuốc chống rối loạn nhịp tim. Dược chất này được sử dụng ở dạng dung dịch và thuốc tiêm. Ở dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, Adenosine có thời gian bán hủy ngắn chưa đến 10 giây. Bởi nó được tế bào hấp thụ nhanh chóng, sau đó chuyển hóa thành inosine và adenosine monophosphate. Nó cũng có thể rời khỏi tế bào hoặc bị phân hủy thành xanthine, hypoxanthine và axit uric.

Hiện nay, dược chất Adenosine là thành phần được tìm thấy trong đông trùng hạ thảo – một loại dược liệu quý hiếm được tìm thấy ở cao nguyên Tây Tạng và đang được nuôi trồng nhân tạo. 

Adenosine hiện được bào chế với hàm lượng như sau:

  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Lọ 6mg/2ml và 12mg/4 ml.
  • Thuốc truyền tĩnh mạch: Lọ 30mg/ml.

Chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu tự nhiên vô cùng quý hiếm và đắt đỏ. Trong thành phần của nó có chứa rất nhiều hoạt chất sinh học khác nhau và đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay như một loại thực phẩm bổ dưỡng dành cho sức khỏe. 

Cho đến nay, nhiều thành phần hoạt tính có trong đông trùng hạ thảo như Cordycepin, Adenosine, Polysaccharides, Ergosterol, Mannitol… đã được nghiên cứu và công nhận là có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh nguy hiểm ở người. Trong đó, Adenosine đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa, là một loại nucleoside chính của trùng thảo. 

Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong đông trùng hạ thảo
Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong đông trùng hạ thảo

Có một sự thật đó là hàm lượng adenosine trong những con trùng thảo được nuôi cấy cao hơn nhiều so với trong tự nhiên. 

Chất nucleoside này đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch và chống viêm, bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy Adenosine trong đông trùng hạ thảo còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh trầm cảm. 

Đối với các tế bào da, nucleoside nội sinh này hoạt động tại một hoặc nhiều thụ thể của nó, có thể tham gia vào quá trình bảo vệ và sửa chữa các mô da bị hư tổn. Do đó Adenosine được ứng dụng rất nhiều trong làm đẹp và chế tạo mỹ phẩm.

Tóm lại, hoạt chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảo đã nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học nhờ có nhiều tác dụng dược lý dành cho làn da và sức khỏe của con người.

Tác dụng của Adenosine là gì?

Là một thành phần phân tử chính của ATP, ADP, AMP, do đó, Adenosine tham gia vào các quá trình sinh lý khác nhau như truyền năng lượng, truyền tín hiệu,… Đặc biệt, ATP là một phân tử giàu năng lượng được tạo ra chủ yếu qua quá trình hô hấp tế bào.

Adenosine hoạt động như một chất dẫn truyền tín hiệu và năng lượng trong các tế bào. Đồng thời nó còn có thể phát huy tác dụng bảo vệ tế bào phổ rộng hoặc ngăn ngừa sự tổn thương tại các mô.

Đối với não bộ: Adenosine hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Nó có thể hoạt động như một chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương. Trong điều kiện bình thường, Adenosine giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn chặn các kích thích ở não bộ, ức chế hệ thần kinh trung ương. 

Adenosine có tác dụng tốt đối với não hộ
Adenosine có tác dụng tốt đối với não hộ

Đối với hệ tim mạch: Adenosine thuốc có tác dụng làm giãn mạch vành, giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, làm giãn mạch ngoại vi, giảm nhịp tim, chống ngưng tập tiểu cầu. Từ đó, ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối cũng như các tình trạng thiếu máu cơ tim, ngăn chặn các mạch bị lỗi trong tim, khiến nhịp tim không đều. 

Đối với máu: Adenosine bị phân hủy bởi Adenosine deaminase. Enzyme này có nhiều trong hồng cầu và thành mạch. Thuốc Dipyridamole là một chất ức chế enzyme Adenosine deaminase và làm tăng nồng độ Adenosine trong máu. Điều này làm giãn nở mạch máu và cải thiện lưu lượng máu qua mạch vành cung cấp cho cơ tim.

Đối với gan, thận: Trong thận Adenosine có khả năng làm giảm lưu lượng máu đến thận và giảm sản xuất renin từ thận. Ở gan, hoạt chất này có khả năng làm co thắt mạch máu và làm tăng sự phân hủy glycogen để tạo thành glucose.

Liều lượng và cách dùng

Adenosine là một dược chất quý có trong đông trùng hạ thảo. Sử dụng đông trùng hạ thảo là cách bổ sung Adenosine và nhiều dược chất khác, giúp nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và phòng ngừa bệnh tật.

Ở nấm đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên, hàm lượng Adenosine rơi vào khoảng 100-120mg/100g nấm. Ở đông trùng hạ thảo nuôi cấy nhân tạo, người ta phát hiện hàm lượng Adenosine ở mức cao hơn.

Cần sử dụng Adenosine đúng liều lượng
Cần sử dụng Adenosine đúng liều lượng

Dưới đây là liều lượng sử dụng Adenosine ở người lớn và trẻ em:

Người lớn

Tiêm tĩnh mạch: Liều đầu tiên 6mg tiêm nhanh trong vòng 1 – 3 giây, 3mg nếu tiêm vào tĩnh mạch trung tâm. Nếu không có hiệu quả trong vòng 1 – 2 phút, có thể tiêm tĩnh mạch nhanh 12mg và lặp lại 1 lần nếu cần. Không nên tiêm 1 lần quá 12mg.

Khi dùng đồng thời với Dipyridamol, bạn cần giảm liều lượng Adenosine xuống 1/4 so với liều dùng thông thường.

Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ghép tim thường rất nhạy cảm với tác dụng của Adenosine. Do đó nên dùng liều khởi đầu là 3mg trong 2 giây. Nếu cần, tiếp tục đưa thêm 6mg sau 1 – 2 phút và có thể dùng 12mg sau 1 – 2 phút.

Để chẩn đoán phân biệt nhịp nhanh trên thất, bạn dùng chế độ liều tương tự như trên. Bắt đầu với liều 3mg, tiếp theo dùng liều 6mg và 12 mg sau mỗi 1 – 2 phút nếu cần.

Trong kĩ thuật xạ hình cơ tim, người bệnh sẽ được truyền tĩnh mạch liên tục với liều 140 microgam/kg/phút trong 6 phút, tổng liều là 0,84 mg/kg. Dược chất phóng xạ sẽ được tiêm vào thời điểm giữa quá trình truyền Adenosine khoảng vài phút.

Công thức tính tốc độ truyền tĩnh mạch Adenosine dựa vào cân nặng:

Tốc độ truyền dịch (ml/phút) = 0,140 (mg/kg/phút) × trọng lượng cơ thể (kg) với nồng độ adenosine (3 mg/ml).

Trẻ em

  • Trẻ em < 50 kg: Liều khởi đầu tiêm tĩnh mạch là 0,05 – 0,1mg/kg, nếu không chuyển biến sau 1 – 2 phút thì tiếp tục tăng liều thêm 0,05 – 0,1mg/kg đến khi nhịp nút xoang được thiết lập hoặc liều đơn tối đa 0,3mg/kg (liều đơn không quá 12mg).
  • Trẻ em ≥ 50 kg: Liều khởi đầu 6mg. Nếu không có kết quả trong 1 – 2 phút, có thể dùng liều 12mg và lặp lại 1 lần, nếu cần. Liều đơn tối đa 12mg.
  • Cấp cứu tim mạch trong nhi khoa: Liều khởi đầu là 0,1mg/kg, liều đơn tối đa là 6mg tiêm nhanh tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp nhanh trên thất. Nếu cần thiết, 1 liều thứ hai 0,2 mg/kg với liều đơn tối đa 12mg.

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Adenosine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
  • Khó thở, buồn nôn.
  • Đỏ mặt, mặt nóng bừng.
  • Dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban, khó thở, đau tức ngực, đau họng, sưng mặt, sưng môi.
  • Rối loạn nhịp tim, ngất xỉu.
  • Mất trí nhớ tạm thời, động kinh hoặc bị liệt một bên.
  • Mắt mờ, rối loạn ngôn ngữ.
  • Đau hàm, đau cổ họng.
Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Tương tác giữa Adenosine và một số thuốc khác

Hoạt chất Adenosine được nghiên cứu chứng minh là có tương tác với một số loại thuốc sau đây:

  • Aminophylline: Làm tăng nguy cơ gây co giật. 
  • Thuốc chẹn Beta (Metoprolol, Digoxin, Diltiazem,Verapamil): Làm tăng nhịp tim, gây nguy cơ rối loạn nhịp tim, vì nguy cơ loạn nhịp tim.
  • Carbamazepine, Dipyridamole: Làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của Adenosine.
  • Methylxanthine (Caffeine, Theophylline): Làm giảm hiệu quả của hoạt chất Adenosine.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi dược chất có trong sản phẩm hoặc gia tăng tác dụng phụ. Do đó trong trước khi có ý định sử dụng Adenosine, bạn hãy nói với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc được kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng và thuốc Đông y. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Những đối tượng nào không nên sử dụng thuốc?

Những đối tượng sau nên thận trọng khi sử dụng thuốc Adenosine để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Người bị loạn nhịp tim độ 2 hoặc độ 3 và không dùng máy tạo nhịp tim nhân tạo.
  • Người bị bệnh nút xoang và không dùng máy tạo nhịp tim nhân tạo.
  • Người có vấn đề về hô hấp, mắc bệnh hen suyễn, hen phế quản, bệnh phế quản phổi tắc nghẽn, co thắt phế quản.
  • Người đã bị block nhĩ thất độ hai hoặc ba mà không cấy máy tạo nhịp, do nguy cơ ngừng xoang kéo dài hoặc block nhĩ thất hoàn toàn.
  • Người có hội chứng QT dài, hạ huyết áp nghiêm trọng, suy tim mất bù.
  • Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Adenosine.

Xem thêm

Người bị loạn nhịp tim không nên sử dụng thuốc này
Người bị loạn nhịp tim không nên sử dụng thuốc này

Đặc biệt cần thận trọng trong quá trình cắt rung nhĩ có đường dẫn truyền nhĩ thất phụ. Vì có thể xung động dẫn truyền qua đó khiến  tim đập nhanh hơn.

Do có, khả năng làm tăng rối loạn dẫn truyền hoặc loạn nhịp tim có thể diễn ra rất nhanh. Vì thế khi dùng Adenosin cần có bác sĩ theo dõi điện tim và có phương tiện hồi sức tim, hô hấp.

Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Adenosin phải thật thận trọng đối với người dễ bị hạ huyết áp như có rối loạn thần kinh thực vật, hẹp van tim hoặc viêm màng ngoài tim.

Một số câu hỏi liên quan

Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến hoạt chất Adenosine được nhiều người quan tâm.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Dùng quá liều có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp nghiêm trọng, nhịp tim chậm hoặc không tâm thu. Thời gian bán hủy của Adenosine trong máu rất ngắn, khi đó các tác dụng phụ xảy ra sẽ nhanh chóng được xử lý. Bạn có thể cần dùng aminophylline IV hoặc theophylline để làm giảm sự ảnh hưởng của Adenosine đối với sức khỏe. Đánh giá dược động học cho thấy, methyl xanthin là chất đối kháng cạnh tranh với Adenosine, nồng độ điều trị của theophylline sẽ giúp ngăn chặn các tác dụng ngoại sinh của nó. 

Nên thông báo với bác sĩ nếu bạn sử dụng thuốc quá liều
Nên thông báo với bác sĩ nếu bạn sử dụng thuốc quá liều

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều mà không biết phải làm thế nào, bạn hãy gọi điện ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn cách xử lý.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu thời gian bạn nhớ ra gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào đúng thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sự hấp thu Adenosine?

Tình trạng sức khỏe của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc dùng loại thuốc này. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn thấy có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, đặc biệt là những người có tiền sử động kinh, các vấn đề về mạch máu, vấn đề về tim, mất máu, khó thở, viêm phế quản, bệnh khí thũng.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với Adenosine không?

Rượu, bia, thuốc lá là những loại đồ uống có thể tương tác với một vài loại thuốc nhất định. Hiện chưa có nghiên cứu cho thấy chúng có làm ảnh hưởng đến công dụng của Adenosine khi vào cơ thể hay không. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc dùng thuốc chung với đồ ăn, rượu bia, thuốc lá.

Phụ nữ mang thai và sau sinh có sử dụng Adenosine được không?

Vẫn chưa có đủ tài liệu nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng Adenosine cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên những đối tượng này trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm C đối với phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng Adenosine cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng Adenosine cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Trong đó:

  • A: Hoàn toàn không có nguy cơ.
  • B: Không có nguy cơ ở mức độ trung bình.
  • C: Có thể có nguy cơ.
  • D: Có bằng chứng về nguy cơ.
  • X: Chống chỉ định.
  • N: Vẫn chưa biết.

Lưu ý trong quá trình sử dụng Adenosine

Để quá trình sử dụng Adenosine được an toàn, giúp phát huy hết công dung của thuốc, dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần quan tâm:

  • Adenosine giúp làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất nên có thể gây ra block tim độ 1, 2 và 3. Vì vậy, cần thận trọng đối với bệnh nhân bị block nhĩ thất độ 1 và block bó nhánh. Nên ngưng sử dụng thuốc nếu người bệnh có xuất hiện block ở độ cao.
  • Sau khi dùng Adenosine tiêm tĩnh mạch, có thể xảy ra hiện tượng loạn nhịp trong thời gian chờ nhịp xoang trở về như bình thường.
  • Đã có báo cáo về việc xuất hiện rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ ở những bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất dùng thuốc Adenosine.
  • Thuốc cũng có thể gây rung thất trên những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh mạch vành nặng.
  • Do có khả năng làm tăng nhịp tim dẫn tới rối loạn nhịp tim nên khi dùng Adenosine cần có bác sĩ theo dõi điện tim và phải có phương tiện hồi sức tim và hô hấp.
  • Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Adenosine cần phải thật thận trọng đối với những người dễ bị hạ huyết áp như có rối loạn thần kinh thực vật, hẹp động mạch cảnh, viêm màng ngoài tim, hẹp van tim, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim. Nên ngưng truyền thuốc cho những bệnh nhân có triệu chứng bị hạ huyết áp.
  • Người bệnh mới ghép tim không nên sử dụng loại thuốc này bởi nó có thể làm gia tăng nhạy cảm với tác dụng trên tim của Adenosine.
  • Sử dụng thận trọng đối với người cao tuổi bởi thuốc có thể làm suy giảm chức năng tim, rối loạn nút tự động hoặc bị một số bệnh lý kèm theo khác. 
  • Nên bảo quản Adenosine ở nhiệt độ phòng, tránh khu vực bị ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời. Không bảo quản sản phẩm trong phòng tắm, ngăn đá, không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Adenosine, công dụng, liều lượng cũng những lưu ý quan trọng. Nhìn chung, Adenosine là loại thuốc có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên việc sử dụng cần được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa với các thiết bị y tế hiện đại. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Salonpas Là Thuốc Gì? Công Dụng, Thành Phần Và Lưu Ý Khi Dùng
Salonpas Có Tác Dụng Gì? Thành Phần, Cách Dùng Ra Sao?

Nội dung chínhAdenosine là gì?Chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảoTác dụng của Adenosine là gì?Liều lượng và cách dùngTác dụng phụ có thể...

Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Thuốc Zoledronic Acid
Những Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Thuốc Zoledronic Acid

Nội dung chínhAdenosine là gì?Chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảoTác dụng của Adenosine là gì?Liều lượng và cách dùngTác dụng phụ có thể...

Motilium M: Công Dụng, Thành Phần Chính & Lưu Ý Khi Sử Dụng
Thuốc Motilium M: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán Mới Nhất

Nội dung chínhAdenosine là gì?Chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảoTác dụng của Adenosine là gì?Liều lượng và cách dùngTác dụng phụ có thể...

Viên Uống Fuji Sumo Là Gì? Chi Tiết Thành Phần, Công Dụng Và Giá Bán

Nội dung chínhAdenosine là gì?Chất Adenosine có trong đông trùng hạ thảoTác dụng của Adenosine là gì?Liều lượng và cách dùngTác dụng phụ có thể...