Bệnh Chàm Bìu Ở Nam Giới: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị An Toàn Nhất

5/5 - (3 bình chọn)

Bệnh chàm bìu là căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở  nam giới gây khô da, bong tróc và ngứa ngáy ở vùng bìu. Nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi và không diễn biến nặng. Ngược lại, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều dấu hiệu nguy hiểm, làn da bị tổn thương nghiêm trọng.

Chàm bìu là bệnh gì?

Chàm bìu là một bệnh lý da liễu xảy ra ở nam giới. Đây là một dạng tổn thương da xuất hiện ở vùng bìu – cơ quan sinh dục ở nam.

Bệnh này dễ khởi phát vì vùng da bìu có cấu trúc lỏng lẻo hơn, mạch máu tập trung nhiều nên dễ bị kích ứng, đỏ, sưng phù và viêm.

Khu vực da này cũng thường xuyên ẩm ướt, do vậy vi khuẩn dễ sinh sống và phát triển mạnh mẽ gây viêm da. Bên cạnh đó, chàm bìu cũng có thể xuất hiện do nhiều yếu tố bên ngoài môi trường.

Bệnh chàm bìu một dạng tổn thương da xuất hiện ở vùng bìu - cơ quan sinh dục ở nam
Bệnh chàm bìu một dạng tổn thương da xuất hiện ở vùng bìu tại cơ quan sinh dục của nam giới

Khi bệnh khởi phát, cơ thể sẽ có xu hướng giải phóng các chất trung gian hóa học khiến da bị tổn thương và ngứa ngáy liên tục.

Bệnh chàm bìu ở nam giới được chia thành 4 loại:

  • Chàm bìu typ 1: Thể cấp
  • Chàm bìu typ 2: Mãn tính, thể khô
  • Chàm bìu typ 3: Mãn tính, thể ướt
  • Chàm bìu typ 4: Thể phù, viêm loét

Mỗi dạng bệnh sẽ có mức độ tổn thương da và triệu chứng khác nhau. Nhìn chung chàm bìu không ảnh hưởng đến sức khỏe chung và chức năng sinh lý. Tuy nhiên các triệu chứng bệnh rất khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh chàm bìu

Chàm bìu là một trong những căn bệnh khởi phát do tâm lý căng thẳng và không ổn định kéo dài kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như:

  • Các tác nhân gây kích ứng: Khi tiếp xúc với một số các tác nhân như chất hóa học, bao cao su, gel bôi trơn, thuốc nhuộm, thuốc kháng sinh, dầu khoáng, thì cơ thể sẽ xảy ra một số dấu hiệu kích ứng da và bệnh chàm bìu khởi phát
  • Do bệnh nhiễm trùng: Cơ thể mắc một số bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh chàm bìu. Một số bệnh phổ biến như ghẻ, rận, giang mai…
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu cơ thể nam giới thiếu hụt một số chất như kẽm, riboflavin và nicotinic acid thì có nguy cơ mắc bệnh chàm bìu cao hơn.
Mệt mỏi và căng thẳng trong công việc là nguyên nhân gây ra bệnh chàm bìu
Mệt mỏi và căng thẳng trong công việc là nguyên nhân gây ra bệnh chàm bìu
  • Do mắc bệnh da liễu: Khi cơ thể mắc một số bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, bệnh chàm bìu sẽ có nguy cơ bùng phát. 
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Nam giới nếu thường xuyên vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do vệ sinh tình dục quá độ và không an toàn

Ngoài ra, một số bệnh nhân mắc các bệnh như đái tháo đường và suy thận cũng có khả năng khởi phát chàm bìu trên cơ thể. 

Dấu hiệu nhận biết chàm bìu ở nam giới

Chàm bìu là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nam giới. Triệu chứng bệnh thường gặp là đau ngứa, rát ở vùng kín.

Điều này khiến nam giới cảm thấy tự ti, ngại ngùng và ảnh hưởng đến đời sống tình dục. 

Tùy vào mỗi thể bệnh, dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bìu sẽ khác nhau ở nam giới:

  • Chàm bìu typ 1: Da bị tổn thương và bị khô, có ranh giới xác định được. Lúc đầu bệnh sẽ gây ngứa ngáy và bỏng rát. Về sau, da có xu hướng bị bong tróc vảy sừng và tự khỏi
  • Chàm bìu typ 2: Da bị chàm bìu sẽ thay đổi sắc tố, xuất hiện các mảng da đỏ, bỏng rát ngứa ngáy có kèm vảy trắng. Trong một số trường hợp, bệnh chàm bìu có thể lan rộng đến dương vật và bẹn đùi 
Xuất hiện các mảng da sần đỏ, có mụn nước là triệu chứng điển hình của bệnh
Xuất hiện các mảng da sần đỏ, có mụn nước là triệu chứng điển hình của bệnh
  • Chàm bìu typ 3: Da luôn rỉ nước, ẩm ướt. Bề mặt da xuất hiện nhiều mảng trắng, gây nứt nẻ, đau nhức và giãn mao mạch
  • Chàm bìu typ 4: Dấu hiệu của giai đoạn này là da bị phù nề nặng, có tiết dịch mủ từ các vùng bị lở loét. Lúc này da đã bị tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến hoại tử da 

Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh chàm bìu không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể lan rộng trên các vùng da của cơ thể người bệnh. Đa phần, chàm bìu được phát hiện ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và thường đáp ứng tốt tất cả các phương pháp điều trị.

Trong một số ít trường hợp, nếu bệnh khởi phát do các bệnh nhiễm trùng như giang mai, ghẻ, lậu… thì thường phát triển ở mức độ nặng, khiến da tổn thương nhiều, ngứa ngáy dai dẳng và suy giảm miễn dịch. 

Vì bệnh chàm bìu xuất hiện ở cơ quan sinh dục của nam giới nên nhiều người thường có tâm lý e ngại và tự ti, không muốn chữa bệnh.

Điều này khiến bệnh diễn ra trong một thời gian dài và diễn biến ngày càng nặng hơn, rất khó để điều trị. Chính vì thế, khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường thì nên đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt. 

Bệnh chàm bìu và cách chữa trị hiệu quả cao

Theo các chuyên gia, hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh chàm bìu ở phái mạnh. Những cách chữa bệnh chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh diễn biến trầm trọng hơn.

Một số những cách điều trị phổ biến thường được sử dụng như điều trị bằng thuốc Tây y, dùng thuốc Đông y, các mẹo chữa bệnh chàm bìu tại nhà và liệu pháp ánh sáng. 

Tùy thuộc vào cấp độ nặng nhẹ và thể trạng, người bệnh sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Để an toàn, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. 

Điều trị bệnh chàm bìu bằng Đông y

Nếu không muốn áp dụng các loại thuốc Tây y để điều trị, bệnh nhân có thể đến bác sĩ y học cổ truyền tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng cách bài thuốc chữa trị khác nhau. 

Trong Đông y, bệnh chàm bìu khởi pháp do phong nhiệt và thấp nhiệt đi vào cơ thể. Điều này làm cơ thể uất kết và xuất hiện tình trạng làm tổn thương da.

Do đó, Đông y áp dụng các phương pháp điều trị từ căn nguyên của bệnh, giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt và kháng viêm. 

Bệnh nhân có thể điều trị bệnh chàm bìu bằng các bài thuốc Đông y
Bệnh nhân có thể điều trị bệnh chàm bìu bằng các bài thuốc Đông y
  • Bài thuốc điều trị chàm bìu ở thể cấp tính: Long đởm thảo và sơn chi mỗi vị 8g, mộc thông, hoàng cầm, khổ sâm, trạch tả, xa tiền tử và sinh địa. Lấy thuốc sắc nước uống mỗi ngày một thang
  • Bài thuốc điều trị chàm bìu ở thể mãn tính: Chuẩn bị giống các vị thuốc như trên, tán nhuyễn tất cả nguyên liệu và làm thành hoàn. Dùng 20g hoàn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Chữa chàm bìu bằng mẹo dân gian tại nhà

Dân gian lưu truyền rất nhiều những loại thảo dược có tác dụng điều trị bệnh chàm bìu hiệu quả. Các loại thảo dược thiên nhiên thường dễ tìm, lành tính và an toàn khi được điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ có tác dụng giúp giảm những triệu chứng của bệnh, nhất là trong trường hợp nhẹ và cần một thời gian dài mới mang lại hiệu quả.

Một số cách chữa dân gian được nhiều người áp dụng có thể kể đến là:

  • Trà xanh: Có chứa nhiều hoạt chất có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm và điều trị bệnh chàm bìu hiệu quả. Bạn rửa sạch lá trà xanh, giã nhuyễn lấy nước và thoa lên vùng da bị chàm. 
  • Lá ổi: Có khả năng ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh viêm da, đồng thời kháng viêm, tiêu viêm và giúp da hồng hào, mau lành vết thương. Bạn chọn một ít lá ổi tươi rửa sạch, giã nhuyễn, dùng tăm bông thấm nước thuốc và chà lên vùng da bị bệnh chàm.
Mẹo dân gian chữa bệnh chàm bìu bằng dầu oliu cũng được nhiều người áp dụng
Mẹo dân gian chữa bệnh chàm bìu bằng dầu oliu cũng được nhiều người áp dụng
  • Dầu oliu: Có công dụng giúp giữ ẩm làn da, loại bỏ tình trạng khô ráp và bong tróc vảy sừng. Đồng thời, dầu oliu giúp kháng khuẩn và chống viêm cho da. Bạn bôi một ít dầu oliu lên vùng da bị chàm, sau 1 tiếng thì rửa lại với nước sạch. 

Thuốc trị chàm bìu Tây y

Trị chàm bìu bằng thuốc Tây là một trong những cách được nhiều người áp dụng bởi nó giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng.

Một số loại thuốc Tây phổ biến được sử dụng chữa bệnh chàm bìu như:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có công dụng giảm tình trạng ngứa ngáy dữ dội và hạn chế tổn thương cho làn da. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là có thể gây buồn ngủ và mất tập trung
  • Thuốc bôi steroid: Thuốc này có chứa các thành phần có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa dị ứng. Thường da ở vùng bị chàm bìu thường mỏng và có dấu hiệu bị giãn mao mạch ưu tiên sử dụng thuốc bôi steroid có hoạt lực nhẹ và dùng 1 lần 1 tuần.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bị bệnh chàm bìu bội nhiễm thì nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống tùy vào cấp độ bệnh
  • Kem dưỡng ẩm: Có công dụng dưỡng ẩm làn da, giảm tình trạng mất nước và chống thô ráp
  • Viên uống bổ sung: Nếu bệnh chàm bìu khởi phát do thiếu hụt các chất dinh dưỡng, thì bạn có thể uống các viên uống bổ sung để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Thuốc có công dụng giảm ngứa ngáy, giảm mệt mỏi căng thẳng và ngăn ngừa bệnh chàm bìu tái phát. Thuốc này thường được dùng chủ yếu là amitriptyline 25 – 50mg/ngày.
Bệnh nhân có thể điều trị bệnh chàm bìu bằng thuốc Tây y
Bệnh nhân có thể điều trị bệnh chàm bìu bằng thuốc Tây y

Để biết chính xác nên dùng loại thuốc nào và hạn chế những rủi ro, tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ.

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là một phương pháp chữa bệnh hiện đại được áp dụng cho người bị chàm bìu nặng. Theo đó, liệu phát này sử dụng tia UVB dải hẹp 311mm nhằm làm sạch các vùng da bị tổn thương, các vùng bị dày sừng và giảm ngứa ngáy hiệu quả. 

Tuy nhiên, phương pháp có mặt hạn chế đó chính là chiếu tia cực tím lên da. Khi đó da bị tác động tiêu cực, tình trạng xấu nhất da sẽ bị ung thư. 

Một số biện pháp khác

Ngoài các cách thức chữa bệnh thông dụng và được nhiều người lựa chọn như trên, bệnh chàm bìu còn có nhiều phương pháp chữa bệnh khác. Cụ thể như sau:

  • Kiểm soát các tác động cơ học: Thông thường, khi bị ngứa ngáy khó chịu, bệnh nhân thường sẽ có những tác động cơ học lên vùng da bị chàm như gãi mạnh, chà xát… Tuy nhiên, các tác động này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và bệnh lan sang diện rộng trên cơ thể. Chính vì thế, bạn cần hạn chế các tác động cơ học lên da để hạn chế bệnh nghiêm trọng hơn. 
  • Loại bỏ các tác nhân kích thích: Bệnh nhân không nên tiếp xúc với các tác nhân kích thích như bao cao su hay gel bôi trơn để kiểm soát và điều trị tận gốc bệnh.
  • Giải tỏa tâm lý: Tâm lý không được ổn định và căng thẳng kéo dài là nguyên nhân khiến bệnh chàm tiến triển nặng hơn. Chính vì thế, khi bệnh kéo dài, bệnh nhân nên tìm đến các phương pháp hỗ trợ tâm lý để điều trị bệnh. 

Cách phòng tránh bệnh chàm bìu

Chàm bìu là căn bệnh có thể kéo dài và gây tổn thương da nghiêm trọng nếu không có các phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Chính vì thế, bạn nên có cách thức phòng ngừa phù hợp hạn chế bệnh tái phát. Một số những cách phòng tránh bệnh như sau:

  • Nên chọn lựa và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu co dãn và thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt là chọn quần lót thoải mái và không bị ẩm ướt. Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời để không bị ẩm ướt và diệt vi khuẩn. 
  • Bệnh nhân không được gãi ngứa và cọ xát mạnh vì có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và lan rộng trên cơ thể
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục sạch sẽ
  • Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, giữ gìn nơi ở sạch sẽ và thoáng mát
  • Không nên để da khô ráp, đặc biệt là lúc thời tiết hanh khô
  • Thường xuyên sử dụng các kem dưỡng ẩm để giữ ẩm và ngăn ngừa da bị khô
  • Không nên sử dụng các loại sữa tắm và chất tẩy rửa có nhiều chất hóa học
  • Giải tỏa tâm lý, giữ cơ thể luôn vui vẻ lạc quan, tránh căng thẳng và lo âu kéo dài. Bệnh nhân nên bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây. Không nên ăn đồ cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng và các chất kích thích.
Nam giới nên tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh
Nam giới nên tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh
  • Có thể tập một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà như yoga, chạy bộ, ngồi thiền
  • Quan hệ với tần suất vừa phải và an toàn

Hiện nay, nam giới thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh chàm bìu. Tuy bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được chữa trị càng sớm càng tốt, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Để biết nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám khi có dấu hiệu của bệnh chàm. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chàm ở trẻ so sinh còn gọi là bệnh chàm sữa hay lác sữa
Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhChàm bìu là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh chàm bìuDấu hiệu nhận biết chàm bìu ở nam giớiBệnh chàm bìu có nguy hiểm...

12 Bài Thuốc Chữa Chàm Sữa Bằng Đông Y Hiệu Quả Bất Ngờ
12 Bài Thuốc Chữa Chàm Sữa Bằng Đông Y Hiệu Quả Bất Ngờ

Nội dung chínhChàm bìu là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh chàm bìuDấu hiệu nhận biết chàm bìu ở nam giớiBệnh chàm bìu có nguy hiểm...

Hướng Dẫn Mẹ Cách Trị Chàm Sữa Cho Trẻ An Toàn Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhChàm bìu là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh chàm bìuDấu hiệu nhận biết chàm bìu ở nam giớiBệnh chàm bìu có nguy hiểm...

Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền
Bệnh Chàm Đồng Tiền Là Gì? Làm Sao Phát Hiện Và Điều Trị?

Nội dung chínhChàm bìu là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh chàm bìuDấu hiệu nhận biết chàm bìu ở nam giớiBệnh chàm bìu có nguy hiểm...