Bệnh Chàm Tai Là Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Và Một Số Lưu Ý Cần Nhớ

5/5 - (3 bình chọn)

Chàm tai là một thể của bệnh eczema với những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu vùng da tai. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bạn sẽ ngăn được những biến chứng nguy hiểm, đồng thời giúp bệnh chóng khỏi hơn. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách điều trị bệnh chàm tai để bạn đọc hiểu rõ hơn.

Bệnh chàm tai là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh chàm tai là một dạng của bệnh chàm eczema, phân loại dựa theo vị trí xuất hiện các vết chàm trên da. Dạng tổn thương này được coi là tổn thương da mạn tính, với các vết mẩn đỏ, sần da có mụn nước ở ống tai, vành tai và các vùng da xung quanh tai. 

Giống như các bệnh chàm da khác, chàm ở tai kéo dài dai dẳng, khó điều trị và rất dễ tái phát. Bệnh chàm tai có thể diễn tiến theo ba giai đoạn tăng dần theo mức độ bệnh: cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Càng về giai đoạn sau, bệnh càng diễn tiến nặng và khó chữa hơn.

Mặc dù chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm bệnh này nhưng người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Vì đây có thể coi là bệnh lý lành tính, chủ yếu gây triệu chứng ngoài da, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung của người bệnh.

Chủ động nhận biết và đi khám da liễu khi có các biểu hiện của bệnh là biện pháp tốt nhất ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm ở  tai.

Một số hình ảnh bệnh chàm vành tai để người bệnh nhận biết:

Biểu hiện bệnh chàm tai xuất hiện chủ yếu ở vành tai
Biểu hiện bệnh chàm tai xuất hiện chủ yếu ở vành tai
Tình trạng bong vảy do bệnh chàm ở tai
Tình trạng bong vảy do bệnh chàm ở tai

Nguyên nhân gây bệnh chàm tai

Cơ chế sinh bệnh của chàm nói chung diễn biến khá phức tạp, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh chàm ở vành tai sẽ xuất hiện sau khi có sự tác động của các yếu tố nguy cơ sau:

  • Dị ứng với tác nhân bên ngoài: Tác động của một số yếu tố gây kích ứng từ môi trường ngoài như lông động vật, phấn hoa, thời tiết,…sinh ra các phản ứng dị ứng ở người bệnh. Tình trạng chàm tai có thể coi là diễn tiến nghiêm trọng hơn của bệnh dị ứng, thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng 
  • Yếu tố di truyền: Các bệnh lý ngoài da, trong đó có chàm tai thường liên quan đến sự di truyền giữa những người có mối quan hệ huyết thống. Trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thì nguy cơ mắc bệnh của đứa trẻ cao hơn (cần lưu ý để có biện pháp xử lý từ sớm)
  • Các bệnh lý liên quan: Chàm ở vành tai là dấu hiệu hoặc biến chứng của một số bệnh lý liên quan khác như viêm da cơ địa, các bệnh lý về đại tràng, dạ dày hoặc gan thận,…
  • Môi trường làm việc: Bệnh hay gặp ở người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (sống ở thành phố lớn ô nhiễm khói bụi; làm việc trong môi trường nhiều hóa chất;….)
  • Thực phẩm gây kích ứng: Ăn phải thức ăn lạ, gây kích ứng cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm (hải sản, các loại hạt,…). Do đó, cần lưu ý khi sử dụng nhóm thực phẩm này.
  • Phụ kiện trang sức ở tai: Làm đẹp với trang sức như đeo khuyên ở vành tai cũng là yếu tố nguy cơ gây kích ứng. Nguyên nhân do cơ địa dị ứng với chất liệu khuyên tai hoặc khuyên tai kém chất lượng. Khi gặp tình trạng này, tốt nhất là hạn chế sử dụng khuyên để loại bỏ hoàn toàn dị nguyên gây bệnh
  • Một số nguyên nhân khác: Độ ẩm không khí, ánh nắng mặt trời, quần áo cọ xát,….gây tác động lên tai đều có thể gây bệnh

Do chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh nên nắm chắc các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để phòng ngừa.

Chàm tai có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến hơn ở người có làn da nhạy cảm, sức đề kháng yếu,….

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tai

Nhìn chung, các biểu hiện của bệnh chàm ở vành tai tương tự như bệnh chàm thông thường, chỉ khác biệt ở vị trí xuất hiện. Một số triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Tổn thương xuất hiện chủ yếu ở vành tai, có thể lan ra sau tai hoặc vùng da xung quanh tai
  • Các vết mẩn đỏ nổi hằn, nổi hẳn lên và có ranh giới rõ ràng
  • Mụn nước nhỏ li ti, xếp sát nhau, có thể sờ thấy và khá dễ vỡ
  • Chảy dịch mủ ở tai, tai có mùi (do mụn nước vỡ)
Người bệnh bị đau nhức, khó chịu ở vết thương tổn ngoài da
Người bệnh bị đau nhức, khó chịu ở vết thương tổn ngoài da
  • Vùng da bị chàm khi sờ sẽ thấy sần sùi hơn
  • Khô ráp ngoài da, có vảy tại vùng da thương tổn và xuất hiện tình trạng bong tróc
  • Lớp da bị chàm biến màu (do thay đổi sắc tố da), có thể để lại sẹo nếu không điều trị đúng cách
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí đau nhức vùng da bị tổn thương

Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng các triệu chứng lâm sàng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Người bệnh không nên coi thường khi thấy xuất hiện các biểu hiện ở tai. Nên đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời

Chàm tai có chữa khỏi được không? Điều trị như thế nào?

Chàm tai là thể bệnh mãn tính, thường kéo dài dai dẳng nên việc điều trị cần sự kiên trì. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể điều trị dứt điểm nếu có phác đồ phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị sớm sẽ giúp bệnh cải thiện triệu chứng nhanh chóng, cản trở sự phát triển của tác nhân gây bệnh sang giai đoạn mãn tính.

Loại bỏ dị nguyên kích ứng

Bệnh lý này cũng được coi là dạng dị ứng, xuất hiện sau khi có tác động từ bên ngoài. Các yếu tố dị nguyên thường gặp nhất là mỹ phẩm, lông động vật, phấn hoa, ánh nắng, gió,…

Hạn chế căng thẳng, stress trong quá trình điều trị
Hạn chế căng thẳng, stress trong quá trình điều trị

Do đó, nếu xuất hiện các biểu hiện ngoài da của bệnh, trước hết cần xác định yếu tố dị nguyên có khả năng gây kích ứng và loại bỏ hoàn toàn để điều trị hiệu quả.

Cụ thể hơn, để kiểm soát được bệnh lý chàm hoặc các dạng bệnh ngoài da khác, người bệnh nên lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản có vỏ, các loại hạt (đậu nành, mè đen, đậu phộng,…)
  • Tránh sử dụng trang phục hoặc đội mũ làm từ chất liệu có thể gây ngứa như vải len, vải dạ,…
  • Kiêng sử dụng mỹ phẩm tại vùng da có biểu hiện chàm
  • Hạn chế căng thẳng, stress tinh thần gây rối loạn nội tiết và phát tác các bệnh lý ngoài da
  • Tránh tiếp xúc với vật nuôi hoặc đồ vật có lông trong gia đình, kể cả chăn gối, ga giường nên thay bằng vật liệu trơn nhẵn

Cách ly với các yếu tố có nguy cơ gây kích ứng là biện pháp đầu tiên cần thực hiện để ngăn chặn bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Loại bỏ được căn nguyên gây bệnh và kết hợp điều trị triệu chứng mới có thể nhanh chóng dứt điểm 

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng tại nhà ảnh hưởng một phần tới hiệu quả điều trị bệnh chàm tai. Các biện pháp hỗ trợ chăm sóc tại nhà người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Làm sạch vùng da thương tổn: Làn da không sạch, làm sạch mồ hôi trên để hạn chế viêm nhiễm, tổn thương và ngăn ngừa lây lan.
  • Cung cấp độ ẩm thường xuyên cho da: Giữ độ ẩm cho da là cách tốt nhất để phục hồi sức đề kháng của da, đẩy lùi nguy cơ gây bệnh chàm. Có thể dùng kem dưỡng ẩm thoa hàng ngày, nên lựa chọn dạng kem bôi lành tính, ít tác dụng đi kèm để sử dụng
Cung cấp độ ẩm cho da thường xuyên trong thời gian điều trị bệnh chàm tai
Cung cấp độ ẩm cho da thường xuyên trong thời gian điều trị bệnh chàm tai
  • Giữ cho vùng tai luôn thông thoáng: Không nên đội mũ, che chắn quá mức ở tai khi không thật sự cần thiết. Vùng da bị tổn thương cần được giữ sự thông thoáng để việc điều trị hiệu quả, nhất là sau khi dùng thuốc bôi ngoài da
  • Hạn chế chọc ngoáy vào tai: Trong quá trình điều trị bệnh, hạn chế dùng tay chà sát hoặc chọc ngoáy vào tai. Đôi tay không sạch tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm cho vết chàm ở tai, khiến bệnh nghiêm trọng hơn
  • Chườm nóng vùng da bị thương tổn: Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ ngoài da bằng cách chườm tai với khăn ẩm. Nên kiểm soát nhiệt độ nước trước khi chườm, tránh quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng vết chàm ngoài da

Dùng thuốc trị bệnh chàm tai khi cần thiết

Trong trường hợp cần thiết hoặc các triệu chứng chàm tai diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám da liễu và điều trị bằng thuốc.

Thông qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sơ bộ hoặc chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác (test da, nuôi cấy xác định chủng tác nhân gây bệnh,….)

Từ kết quả cuối cùng, bác sĩ chỉ định người bệnh dùng các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc uống kháng histamin: Có tác dụng cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, làm dịu các vết sưng đỏ. Tuy nhiên khi dùng có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu,…
Điều trị bằng thuốc với tình trạng bệnh nặng
Điều trị bằng thuốc với tình trạng bệnh nặng
  • Thuốc uống kháng viêm: Được kê sử dụng khi chàm tai có biểu hiện lở loét gây nhiễm trùng, hình thành ổ viêm loét ngoài da
  • Thuốc bôi ngoài da: Có thể dùng dưới dạng kem bôi hoặc dung dịch nước như Jarish, hồ nước, kem bôi giảm ngứa,….Dùng với mục đích làm khô se vùng da bị tổn thương, hạn chế chảy dịch và giảm đau ngứa nhanh chóng
  • Thuốc bổ, vitamin: Có thể được chỉ định thêm với những người có sức đề kháng suy giảm nhằm nâng cao hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh hiệu quả. 

Nếu biện pháp dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp ánh sáng (tia UVA/UVB) trong việc điều trị.

Đối với phương pháp Tây y, người bệnh không được tự ý thay đổi thuốc, liều lượng và cách thức sử dụng đã được bác sĩ chỉ định trước đó.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh chàm vành tai ở trẻ em

Theo thống kê, bệnh chàm tai xuất hiện nhiều hơn cả ở trẻ em. Đây cũng là đối tượng chưa có sự chủ động nhận thức các biểu hiện bệnh ở thời điểm đầu.

Do đó, bản thân ba mẹ cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên và thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Chú trọng việc dưỡng ẩm da cho bé, lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, dành riêng cho trẻ để đảm bảo an toàn khi sử dụng 
Giữ ẩm cho bé hàng ngày phòng ngừa các bệnh lý ngoài da
Giữ ẩm cho bé hàng ngày phòng ngừa các bệnh lý ngoài da
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, chất làm sạch có hoạt tính mạnh từ sữa tắm, dầu gội,…..
  • Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Vào mùa hè, cần lựa chọn trang phục từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng và mát mẻ khi mặc
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu trẻ đang trong độ tuổi bú mẹ, chú ý tới cả chế độ dinh dưỡng của mẹ và chất lượng sữa
  • Vệ sinh thường xuyên nhà ở và những khu vực vui chơi, ngủ nghỉ của trẻ. Thay chăn gối, ga trải giường thường xuyên và nên sử dụng chất liệu trơn nhẵn
  • Vệ sinh cho trẻ thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt vùng tai. Sau khi tắm, nên dùng tăm bông hoặc khăn mềm, lau sạch tai, có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý

Cần khẳng định rằng, chàm tai là dạng bệnh mãn tính, điều trị khá phức tạp và cần thời gian lâu dài. Để tiến hành điều trị từ giai đoạn còn nhẹ, người bệnh nên chủ động thăm khám da liễu khi xuất hiện các biểu hiện ngoài da bất thường.

Không tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng phương pháp không hiệu quả trong thời gian dài khiến bệnh nặng hơn

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đắp trực tiếp lá trầu không giã nhuyễn để điều trị bệnh chàm
Gợi Ý 5 Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Cao

Nội dung chínhBệnh chàm tai là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh chàm taiDấu hiệu nhận biết bệnh chàm taiChàm tai có chữa...

Chàm Môi: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị

Nội dung chínhBệnh chàm tai là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh chàm taiDấu hiệu nhận biết bệnh chàm taiChàm tai có chữa...

Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?
Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi, Không Bị Nặng?

Nội dung chínhBệnh chàm tai là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh chàm taiDấu hiệu nhận biết bệnh chàm taiChàm tai có chữa...

Bị Chàm Ở Chân Là Gì? Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị Phù Hợp
Bị Chàm Ở Chân Nguyên Dân Do Đâu? Làm Sao Điều Trị Dứt Điểm?

Nội dung chínhBệnh chàm tai là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh chàm taiDấu hiệu nhận biết bệnh chàm taiChàm tai có chữa...