Suy Thận: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

5/5 - (4 bình chọn)

Suy thận là căn bệnh nguy hiểm đang dần trở nên phổ biến bởi tỷ lệ người bệnh gia tăng từng ngày. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ lụy để lại từ căn bệnh này còn nặng nề hơn nhiều. Để trang bị cho bạn đọc kiến thức hữu ích về bệnh suy thận, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, phòng ngừa trong bài viết dưới đây.

Suy thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bàn về vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe đài PTTH VTV2) cho biết: Thận giữ vai trò lọc chất độc hại trong nước tiểu và đặc biệt là trong máu. Suy thận được hiểu đơn giản là thận suy giảm chức năng lọc của mình, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. 

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến độc giả 15 địa chỉ khám chữa bệnh thận uy tín tại Hà Nội và TP.HCM. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, biện pháp hiệu quả cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, đó sẽ là những nơi đáng tin cậy để mọi người đặt trọn niềm tin.

Hiện nay, bệnh suy thận được chia thành 2 cấp theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dựa vào cấp độ này cũng có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm  của bệnh, từ đó dễ dàng xác định được tình trạng của bản thân hoặc người thân trong gia đình:  

  • Suy thận cấp tính: Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát, thường rất khó phát hiện bởi các dấu hiệu tương đối mờ nhạt. Suy thận cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian tương đối ngắn và có tỷ lệ khỏi khá cao.
  • Suy thận mãn: Nếu khi tình trạng bệnh ở mức độ cấp tính, người bệnh không phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm, bệnh tiến triển nặng và dẫn đến mãn tính. Ở mức độ này, thận suy giảm chức năng lọc nghiêm trọng, bị tổn thương và phá hủy nặng nề. Đồng thời, các biểu hiện bộc phát rõ ràng. Điều đáng tiếc, các phương pháp điều trị bệnh suy thận mãn hiện nay chỉ giúp kiểm soát bệnh không tiến triển nặng thêm chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh phải chạy thận suốt đời hoặc thực hiện phẫu thuật ghép thận. 
Suy thận là tình trạng thận suy giảm chức năng lọc
Suy thận là tình trạng thận suy giảm chức năng lọc

Trả lời cho câu hỏi bệnh suy thận có nguy hiểm không? lương y Tuấn nói rõ, bệnh khá nguy hiểm vì không chỉ gây tổn thương ở thận mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác, như:

  • Người bệnh bị suy giảm chức năng về tim: Khi thận suy giảm chức năng lọc máu, lượng kali trong máu sẽ tăng cao gây tác động đến hoạt động co bóp bình thường của tim. Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh về tim. 
  • Gây tổn thương hệ thần kinh: Suy thận có thể khiến hệ thần kinh dẫn truyền bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường và khả năng tình dục của nam giới (điển hình nhất là tình trạng rối loạn cương dương).
  • Ảnh hưởng chức năng xương khớp: Bệnh suy thận có thể làm ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của xương khớp, điển hình gây loãng xương hoặc hiện tượng đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp,… 
  • Gây tác động xấu đến phổi: Hoạt động lọc nước tiểu của thận suy yếu khiến cho độc tố tích tụ làm phù phổi hoặc sưng phù chân tay, mặt. 
  • Với những người bị suy thận trong thời gian mang thai, bệnh đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Các cấp độ suy thận qua từng giai đoạn

Phân loại các cấp độ suy thận có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Hiện nay, không có công thức cụ thể cho cách tính độ suy thận, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tốc độ lọc của cầu thận để chia bệnh làm 5 giai đoạn tiến triển:

Giai đoạn 1: Đây được xem là giai đoạn khó phát hiện nhất bởi chưa có số liệu nào cho thấy thận đang bị tổn thương và suy giảm chức năng lọc. Về tốc độ lọc, tận vẫn duy trì ở mức bình thường và tương đối ổn định. 

Giai đoạn 2: Đây cũng là giai đoạn khó nhận biết tương tự như giai đoạn 1, một số trường hợp có thể thấy được tín hiệu cảnh báo tổn thương thận nhưng tương đối ít. Khả năng lọc của cầu thận giảm khoảng 10 – 20ml/ phút.

Giai đoạn 3: Ở cấp độ suy thận này, các biểu hiện rõ hiện rõ hơn, dễ nhận biết nhất là tình trạng sưng phù ở người bệnh. Bệnh nhân khi bị suy thận cấp độ 3 thường cảm thấy buồn tiểu nhiều, có đếm đi tiểu đến 5 – 7 lần bởi thận đang rối loạn chức năng. Tốc độ lọc của thận ở cấp độ này bị giảm từ 30 – 60 ml/ phút. 

Giai đoạn 4: Với mức độ suy thận này, các bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng nặng bởi chức năng lọc của thận suy giảm, sức khỏe người bệnh sa sút nặng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện lọc máu theo định kỳ để loại bỏ chất độc có trong máu. Tốc độ lọc của thận ở giai đoạn 4 giảm còn từ 15 – 30 ml/ phút. 

Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận, người bệnh chỉ có 2 sự lựa chọn để duy trì tính mạng là phẫu thuật ghép thận hoặc chạy thận suốt đời. Tốc độ lọc của thận ở giai đoạn này chỉ còn 15ml/ phút. 

Nguyên nhân gây bệnh cần biết

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận, điều này cũng gây khó khăn trong việc phân loại. Tuy nhiên, nhìn chung, có 3 yếu tố căn bản tác động đến bệnh lý này, cụ thể: 

  • Người bệnh bị thiếu máu khiến lượng máu trong cơ thể không đủ cung cấp cho thận, điều này dẫn đến suy giảm chức năng của thận.
  • Người mắc bệnh lý nền.
  • Mắc bệnh suy thận do nước tiểu. 

Ngoài ra, dựa vào 2 mức độ bệnh, các chuyên gia cũng phân chia thành 2 nhóm nguyên nhân tác động bệnh: 

Nguyên nhân gây suy thận cấp

  • Người sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nền trong thời gian dài
  • Các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim,…
  • Các hoạt động nguy hiểm liên quan đến quá trình mang thai như nạo phá thai, sảy thai, sản giật,… cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thận
  • Các nguyên nhân khác như xơ gan mất bù, người bệnh sốc do tan máu cấp hoặc thiểu dưỡng cũng là căn nguyên khiến bệnh suy thận gia tăng.
  • Bị sốc do nhiễm khuẩn: Các hiện tượng bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn huyết cùng là khả năng gây nên bệnh suy thận cấp tính.  
Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài cũng có thể khiến thận suy giảm chức năng
Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài cũng có thể khiến thận suy giảm chức năng

Nguyên nhân gây bệnh suy thận mãn

  • Một số bệnh lý nền sẵn có trong cơ thể người bệnh như huyết áp cao, bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2. 
  • Một số bệnh lý về thận như viêm cầu thận, viêm thận kẽ, viêm ống thận hoặc viêm ở một số bộ phận lọc của thận khiến cho nguy cơ mắc suy thận mãn cao hơn bình thường. 
  • Ngoài ra, bệnh suy thận mãn còn có nguyên nhân từ tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, viêm bể thận hay trào ngược Vesicoureteral. 

Cảnh giác với triệu chứng suy thận

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh suy thận sẽ giúp mọi người phát hiện bệnh sớm, phục vụ cho quá trình điều trị sau này. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những biểu hiện khác nhau, lương y Tuấn cho rằng người bệnh có thể nhận biết sớm bệnh qua các biểu hiện: 

  • Sưng phù: Biểu hiện rõ nhất là mắt cá chân và bàn chân sưng phù
  • Người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, mất tập trung. Người bệnh suy thận khó đi vào giấc ngủ, luôn trằn trọc khó ngủ. Đồng thời, tình trạng mất ngủ cũng có thể xảy đến do người bệnh đi tiểu đêm nhiều lần. 
  • Thỉnh thoảng gặp hiện tượng khó thở không rõ nguyên nhân
  • Người bệnh cảm thấy buồn nôn kéo dài
  • Một số trường sẽ cảm thấy đau thắt ngực
  • Các tín hiệu cảnh báo bệnh thận cũng có thể kể đến như huyết áp tăng giảm bất thường, hoặc nhịp tim thay đổi kèm theo cảm giác đau nhói. 
  • Thay đổi màu sắc nước tiểu: Những người bệnh suy thận thường thay đổi màu sắc nước tiểu, rõ nhất vào buổi sáng (nước tiểu có màu vàng đồng hoặc đỏ). Với nam  giới, bệnh nhân cảm thấy có cặn bẩn gây đau khi đi tiểu. Người bệnh đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần đi giảm. Cũng có thể, bệnh nhân gặp phải một số dấu hiệu như tiểu rắt, tiểu buốt,…
  • Một số người thường gặp biểu hiện chuột rút, đau nhức vùng cơ bắp.
  • Cảm giác ngứa ngáy dưới da gia tăng mà không phải do dị ứng. 
  • Người bệnh suy thận không có cảm giác thèm ăn, sức khỏe sa sút, sụt cân nhanh chóng. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thận hiện nay

Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu đáng ngờ của bệnh, lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên mọi người nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Hiện nay, y học phát triển với nhiều phương pháp và kỹ thuật giúp xét nghiệm nhanh chóng, đánh giá được khả năng hoạt động của cơ quan này chính xác nhất. Một số kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh suy thận như: 

Xét nghiệm nước tiểu: Qua mẫu nước tiểu của người bệnh, các bác sĩ có thể phát hiện được dấu hiệu bất thường của chức năng lọc thận, ví dụ như nước tiểu có sự hiện diện của một số vi chất như protein, vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu,…

Thủ thuật đo thể tích nước tiểu: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là thủ thuật đơn giản nhất giúp kiểm  tra, đánh giá chức năng của thận. Nếu thể tích nước tiểu quá thấp cho thấy đường tiểu bị tắc nghẽn bởi suy thận hay phì đại tuyến tiền liệt,… Đây đều là các nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận. 

Thực hiện xét nghiệm máu: Một số thủ thuật xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng lọc của thận như: 

  • Kỹ thuật định lượng creatinin trong máu: Creatinin là phần cặn từ nước tiểu được đào thải bởi thận. Nếu nồng độ của chất này trong máu tăng cao cho thấy khả năng bị viêm cầu thận, tắc nghẽn đường tiết niệu hay viêm bể thận,…
  • Xét nghiệm ure trong máu: Cũng giống như creatinin, ure cũng được thận đào thải ra ngoài, đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu người bệnh bị tắc nghẽn đường tiểu, chỉ số ure trong máu có thể tăng cao bất thường. 
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán suy thận hiệu quảv
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Thực hiện sinh thiết thận: Có thể nói rằng, kỹ thuật này đánh giá chính xác nhất mức độ tổn thương của thận. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thiết bị để lấy một mẫu mô thận từ người bệnh và phân tích. Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện dấu hiệu tổn thương ở thận, theo dõi mức độ cải thiện bệnh trong quá trình điều trị hay kiểm tra chức năng của thận với bệnh nhân sau khi thực hiện cấy ghép. 

Xét nghiệm qua hình ảnh: Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số thủ thuật như siêu âm, chụp CT hay chụp MRI để nhìn nhận tổng quát nhất hình ảnh của thận và hệ tiết niệu. Căn cứ vào đó, các bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu  bất thường hoặc tắc nghẽn xảy ra ở đây. 

Điều trị suy thận như thế nào?

Trên Tạp chí Thận học Quốc tế, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng (mỗi năm lại có thêm 8.000 ca bệnh suy thận mới). Điều đáng quan ngại, bệnh suy thận ở người trẻ tuổi cũng tăng nhiều so với trước đây. 

Trước thực trạng đó, vấn đề điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe luôn đặt lên hàng đầu. Căn cứ vào mức độ suy thận và tình trạng sức khỏe riêng của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. 

Điều trị bệnh suy thận cấp

Như đã đề cập ở trên, người bệnh suy thận cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu chạy chữ kịp thời và sử dụng đúng phương pháp. Bởi ở giai đoạn độ 1, độ 2, chức năng thận chưa suy giảm nhiều. 

Mục tiêu điều trị bệnh ở giai đoạn này là ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, đồng thời tăng cường và cải thiện chức năng tạng thận. Một số phương pháp chữa bệnh ở giai đoạn này có thể kể đến như:  

Sử dụng thuốc tây chữa suy thận cấp

Phụ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như sau: 

  • Thuốc điều chỉnh Cholesterol: Một số loại thuốc như Simvastatin, Lovastatin, Atorvastatin,…
  • Thuốc chống thiếu máu: Điển hình thường dùng nhất là thuốc Erythropoietin Hormone.
  • Thuốc làm giảm ứ đọng dịch
  • Thuốc lợi tiểu: Cụ thể là Hydrochlorothiazide) Loại thuốc này cho tác dụng đào thải độc tố, hỗ trợ lợi tiểu để làm giảm áp lực lên thận.
  • Thuốc hỗ trợ cân bằng axit uric Colchicin

Bài thuốc dân gian chữa bệnh

Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị các biểu hiện bệnh suy thận. Với bệnh nhân giai đoạn đầu, mọi người có thể tham khảo các mẹo chữa dân gian dưới đây để hỗ trợ thanh lọc cơ thể, làm mát gan, giải độc và tiêu viêm, kháng khuẩn. Trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia. Với nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu dược tính thực vật, lương y Tuấn gợi ý cho người bệnh một số bài thuốc hay như sau: 

  • Bài thuốc từ cỏ mực: Vị thuốc này có tính ngọt giúp điều trị bệnh suy thận hiệu quả. Người bệnh giã cỏ mực lấy nước uống, ngày 1 lần để làm giảm các biểu hiện bệnh. 
  • Bài thuốc từ đỗ đen: Rang cháy đỗ đen rồi hãm lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng bài thuốc này sẽ giúp bạn ăn ngủ ngon hơn, giảm hẳn các triệu chứng khó chịu của bệnh. 
  • Bài thuốc từ cây cỏ xước: Vị thuốc này có tác dụng tiêu thũng, loại bỏ triệu chứng tiểu đêm, đái buốt, hỗ trợ lưu thông khí huyết… Người bệnh đun nước cỏ xước uống vào buổi sáng hàng ngày. 
Cây cỏ mực thường được sử dụng trong điều trị bệnh suy thận
Cây cỏ mực thường được sử dụng trong điều trị bệnh

Điều trị suy thận bằng thuốc nam

Đối với những người bệnh suy thận đang ở mức độ nhẹ (thường là độ 1 – 2), các bác sĩ khuyên người bệnh có thể sử dụng thuốc nam để điều trị vì phương pháp này lành tính. Tuy nhiên, cần cẩn trọng và lựa chọn đơn vị uy tín, bài thuốc chất lượng. 

Hiện nay, một trong số ít đơn vị thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe trong chữa bệnh suy thận là nhà thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh – TOP 20 Thương hiệu nổi tiếng nhất 2020, giải thưởng cúp vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng 2017”. Với bệnh suy thận, nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường nổi tiếng với bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh được nghiên cứu ĐỘC QUYỀN suốt hơn 150 năm. 

Bổ Thận Đỗ Minh – Bí quyết chữa suy thận độ 1 – 2 gia truyền 150 năm

Bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh điều trị bệnh suy thận được nghiên cứu dựa trên phương thuốc cổ của thái y triều đình cũ. Sau này, đến thời truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc là lương y Đỗ Minh Tuấn, ông đã dành nhiều tâm huyết hoàn thiện bài thuốc với liệu trình gồm: 

  • Thuốc Đỗ Minh Bổ Thận hoàn
  • Hoạt huyết bổ thận
Bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh chữa suy thận
Bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh chữa suy thận

Sự kết hợp cùng lúc 2 loại thuốc trong liệu trình chữa suy thận của dòng họ Đỗ Minh mang đến phương pháp chữa bệnh toàn diện, hiệu quả cao: 

  • Thuốc giúp bổ thận, tái tạo và tăng cường chức năng tạng thận
  • Hỗ trợ trừ thấp, ích tủy sinh huyết
  • Mạnh gân cốt

Theo tìm hiểu của phóng viên chuyên trang, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh kết hợp nhuần nhuyễn các nam dược quý hàng đầu, điển hình như phục linh, bách hợp, tục đoạn, đẳng sâm, cà gai, nhân trần, xích đồng,… Hơn 50 loại thảo dược đều được gia giảm liều lượng thích hợp, nghiên cứu dược tính kỹ lưỡng trước khi kết hợp, tạo nên bài thuốc hoàn hảo. 

Chưa hết, tất cả thảo dược có mặt trong bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh đều là nam dược SẠCH 100%, thu hái từ vườn thảo dược sạch Đỗ Minh Đường, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Do đó, bài thuốc này lành tính, an toàn với cả mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, người già hay người có cơ địa mẫn cảm. 

[XEM THÊM] Vườn thảo dược sạch Đỗ Minh Đường làm nên bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh

Thuốc chống chỉ định: 

  • Người bệnh suy thận bị tăng huyết áp cấp tính (> 180mmHg)
  • Bệnh nhân đái tháo đường với mức đường huyết > 9 mmol/ l
  • Người bệnh bí tiểu
  • Người bị vô niệu

Hiện nay, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh được kê theo đơn thuốc của bác sĩ Đỗ Minh Đường, chỉ có mặt ĐỘC QUYỀN tại 2 cơ sở nhà thuốc ở: 

  • Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
  • Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, HCM 

Thuốc không bán ngoài thị trường, thế nên người bệnh chú ý cảnh giác với những chiêu trò mạo danh nhà thuốc Đỗ Minh Đường để bán thuốc, nhằm tư lợi. Tốt nhất, để liên hệ trực tiếp đến chuyên gia nhà thuốc, bạn đọc hãy liên hệ theo hotline 0984 650 816/ 0932 088 186

Ngoài ra, nếu bạn cần sự giúp đỡ từ chuyên gia về liệu trình chữa bệnh hoặc chế độ chăm sóc sức khỏe, mọi người có thể nhắn tin trực tiếp cho lương y Tuấn qua fanpage: lương y Đỗ Minh Tuấn

Liên hệ chuyên gia tư vấn

Chữa bệnh suy thận mãn tính

Theo các chuyên gia về Thận – Tiết niệu, người bệnh suy thận giai đoạn cuối thường không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn bởi lúc này, chức năng thận đã suy giảm đến 90%. Lúc này, các hoạt động lọc máu, nước tiểu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số phương pháp điều trị được áp dụng ở giai đoạn này bao gồm:

Thẩm tách

Mục đích của phương pháp chữa bệnh này là thay thế chức năng lọc và đào thải độc tố, dịch thừa ở trong máu của thận. Tuy nhiên, nó ko thể chữa dứt điểm mà chỉ hỗ trợ kéo dài sự sống. Thủ thuật thẩm tách gồm có 2 phương pháp: 

  • Lọc màng bụng hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc: Kỹ thuật này sử dụng phúc mạc trong khoang bụng người bệnh để tiến hành lọc máu. 
  • Chạy thận nhân tạo: Người bệnh sẽ phải lọc máu cả đời, sử dụng máy lọc máu để thực hiện chức năng lọc thay cho thận. 

Phẫu thuật cấy ghép thận

Với người bệnh có tình trạng phức tạp, mức độ suy thận nghiêm trọng thì ghép thận chính là giải pháp duy nhất để duy trì sự sống. Sau khi ghép thận thành công, người bệnh sẽ có hệ bài tiết mới với đầy đủ chức năng cần thiết để “vận hành” bộ máy trong cơ thể con người. 

Tuy nhiên, ghép thận không phải là phẫu thuật đơn giản, bạn cần phải chờ đợi thận tương thích từ kho thận hoặc người hiến thận. Đồng thời, sau khi phẫu thuật cấy ghép thận, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cho đến cuối đời để duy trì hoạt động bình thường, ngăn chặn cơ thể đào thải tạng ghép.  

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để chăm sóc sức khỏe của mình nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh, lương y Tuấn khuyên mọi người nên chú ý rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích từ ông giúp bạn đọc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh, hạn chế khả năng suy thận chuyển biến nặng. 

  • Tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ trong khi sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hay aspirin,… Khi dùng các loại thuốc này với liều lượng cao và thời gian dài có thể gây ngộ độc, tạo áp lực lớn lên thận khiến thận hoạt động quá công suất dẫn đến suy yếu chức năng hoạt động. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Đây chính là một trong những yếu tố thiết yếu phòng ngừa bệnh suy thận. Người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết để cơ thể duy trì các hoạt động bình thường mỗi ngày. Lượng nước cần cho mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động trong ngày… 
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên: Các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn. Do đó, các bộ phận trong cơ thể cũng khỏe mạnh hơn, phát huy tốt chức năng của mình, trong đó có thận. 
  • Thay đổi thói quen ăn mặn: Sự hấp thụ nhiều muối sẽ khiến cơ thể tích tụ nước, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề liên quan đến tim mạch, thận. Nhiều người vẫn giữ thói quen ăn mặn khiến ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. 
  • Luôn kiểm soát tốt đường huyết: Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận, hàm lượng đường cao dẫn đến mao mạch bị tắc nghẽn, gây cản trở cho quá trình lưu thông của bạch cầu và hồng cầu. Từ đó hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ dẫn đến suy thận, bởi thế mọi người cần kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ  thể. 
  • Tránh tăng huyết áp: Người bệnh có thể khắc phục được tình trạng tăng huyết áp nếu sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên (đặc biệt với người cao tuổi)…
  • Tránh căng thẳng: Tình trạng căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu khiến tăng huyết áp, dẫn đến suy thận. Một số biện pháp tránh căng thẳng có thể áp dụng như tham gia các  khóa học yoga, thiền, dành nhiều thời gian cho bạn bè, người thân,…

Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe

Bên cạnh lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố hàng đầu không thể bỏ qua nếu muốn phòng ngừa bệnh suy thận. Đồng thời, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng là điều thiết yếu giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể chất. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc sức khỏe tốt cho bệnh nhân suy thận
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc sức khỏe tốt cho bệnh nhân

Người bệnh suy thận nên ăn gì? 

Dưới đây là một số thực phẩm cần thiết cho người bị suy thận mà lương y Đỗ Minh Tuấn chỉ ra, bạn đọc có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày: 

  • Bổ sung rau củ quả: Với người bệnh giai đoạn nhẹ có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ, đặc biệt là trái cây có màu đỏ, vàng, xanh. Đối với người bệnh suy thận bị tiểu đường, bạn nên chú trọng ăn trái cây có chỉ số đường thấp như cam quýt, bưởi hay táo tây…
  • Chất bột đường: Nhóm thực phẩm giàu bột đường như gạo trắng, miến, phở, bột sắn,… nên có trong thực đơn người bệnh suy thận. Bên cạnh đó, một số thực phẩm nhóm tinh bột chứa ít đường như khoai sọ, bánh canh, bánh cuốn,bún hay khoai lang,… có thể dùng được cho người bệnh suy thận bị tiểu đường. 
  • Chất béo: Đây cũng là nhóm thực phẩm cần thiết cho người bệnh suy thận. Mọi người có thể bổ sung nhóm chất béo thực vật như dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành… vào bữa ăn hàng ngày. 

Nhóm thực phẩm người bệnh nên kiêng

  • Ăn giảm đạm: Tránh thực phẩm chứa muối: dưa muối, dưa cà, thịt muối,… và nhóm thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích, giò, chả,… Người bệnh nên ăn tối đa 3g muối mỗi ngày (tương đương với khoảng 15ml nước mắm. 
  • Thực phẩm giàu phốt pho: Một số thực phẩm giàu phốt pho như ngũ tạng động vật, cacao hay sô cô la,… cũng nên đưa ra khỏi thực đơn hàng ngày của người bệnh suy thận.
  • Thực phẩm chứa nhiều photpho: nấm đông cô, cua, thịt thú rừng, hạt sen khô, đậu đỗ,…
  • Nhóm thực phẩm giàu kali: Hàm lượng kali trong máu cao có thể khiến rối loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến tử vong. Bệnh nhân suy thận nên hạn chế thực phẩm thuộc nhóm này như: cam, chuối, lạc, hạt dẻ, hạt điều,…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bổ sung vitamin C thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận (theo nghiên cứu từ Viện Karolinska, Thụy Điển). Bởi thế, người bệnh suy thận nói riêng hay bệnh thận nói chung nên tránh nhóm thực phẩm này. 

Qua những thông tin chúng tôi tổng hợp được, hi vọng bạn đọc đã trang bị đầy đủ cho mình về suy thận bệnh học và cách xử lý khi không may mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này. Để phòng bệnh tốt nhất, mọi người đừng quên thực hiện nghiêm những biện pháp kể trên và thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các biểu hiện bất thường. Chúc bạn luôn chăm sóc sức khỏe mình và gia đình thật tốt!

Banner suy thận

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hiện có nhiều địa chỉ khám suy thận khiến người bệnh không biết lựa chọn ra sao
Khám Suy Thận Ở Đâu? TOP 7 Địa Chỉ Uy Tín Hàng Đầu, Uy Tín

Nội dung chínhSuy thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Các cấp độ suy thận qua từng giai đoạnNguyên nhân gây bệnh cần biếtCảnh giác...

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Nhận định của Bác sĩ
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Những Lưu Ý Cần Biết

Nội dung chínhSuy thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Các cấp độ suy thận qua từng giai đoạnNguyên nhân gây bệnh cần biếtCảnh giác...

Bài thuốc chữa chứng thận hư gây đau lưng
Chữa Suy Thận Bằng Đông Y – TOP 5 Bài Thuốc HIỆU QUẢ CAO

Nội dung chínhSuy thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Các cấp độ suy thận qua từng giai đoạnNguyên nhân gây bệnh cần biếtCảnh giác...

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh
Suy Thận Nên Ăn Gì? Kiêng Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị Tốt Nhất [CHI TIẾT]

Nội dung chínhSuy thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Các cấp độ suy thận qua từng giai đoạnNguyên nhân gây bệnh cần biếtCảnh giác...