Thoái Hóa Khớp Háng: Thông Tin Về Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

4.7/5 - (6 bình chọn)

Thoái hóa khớp háng thông thường là do ảnh hưởng của yếu tố tuổi già, bởi sụn khớp theo thời gian sẽ dần bị bào mòn. Đây là bệnh lý nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn nếu người bệnh chủ quan và chậm trễ trong việc điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây.

Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng là bộ phận quan trọng có vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng phía trên của cơ thể. Cho nên, bộ phận này rất dễ bào mòn và tổn thương, đặc biệt khi gặp những tác động trực tiếp từ bên ngoài.

Theo thời gian, sụn ở khớp háng sẽ bị bào mòn. Các xương ở dưới sụn cũng bị tổn thương dẫn đến tình trạng bệnh thoái hóa khớp.

Bệnh thoái hóa khớp háng thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi
Bệnh thoái hóa khớp háng thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi

Bệnh thoái hóa khớp háng được chia thành hai loại gồm: Thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát.

Trong đó:

  • Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Thường xảy ra ở người cao tuổi (trên 60%).
  • Thoái hóa khớp háng thứ phát: Thường xảy ở ở người gặp chấn thương, bị dị tật, biến chứng của coxa plana hoặc hoại tử chỏm xương đùi.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp háng

Không chỉ tuổi tác hay chấn thương, thoái hóa khớp háng còn do nhiều nguyên nhân khác. Ở mỗi dạng bệnh lại có lý do khác nhau, cụ thể:

Nguyên nhân thoái hóa nguyên phát

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh này chính là tuổi tác. Theo nghiên cứu, có đến 50% số người bệnh được chẩn đoán do tuổi cao.

Ở đối tượng những người hơn 60 tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể diễn ra nhanh hơn, sụn khớp dễ bị bào mòn hơn. Trong khi đó, màng hoạt dịch sản xuất không cung cấp đủ cho quá trình hao mòn để có thể bôi trơn sụn khớp.

Điều này khiến sụn khớp bị khô, người bệnh đi lại không linh hoạt. Nếu không có phương pháp hỗ trợ kịp thời thì quá trình thoái hóa khớp háng sẽ diễn ra càng nhanh.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp háng thứ phát

Nguyên nhân thứ phát đó là những yếu tố không phải tuổi tác. Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp háng do những nguyên nhân như:

  • Chấn thương là nguyên nhân đầu tiên gây ra thoái hóa khớp thứ phát. Sau những chấn thương trong lao động, chơi thể thao, cho dù việc điều trị diễn ra tốt đẹp nhưng sau đó việc để lại di chứng lá hoàn toàn có thể xảy ra. Lý do này khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
  • Thoái hóa khớp háng cũng có thể do bẩm sinh, do cấu tạo của các khớp háng, khớp vùng lân cận có hiện tượng sai khớp, lồi ổ cối hoặc chân thấp chân cao khiến chèn ép, gây áp lực lên khớp háng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng khiến khớp háng yếu, không linh hoạt. Đặc biệt, với những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và chất kích thích sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Một số bệnh lý như viêm khớp, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, biến chứng tiểu đường, về huyết sắc tố cũng là nguyên nhân khiến khớp háng nhanh bị thoái hóa hơn.
  • Do tính chất công việc thường xuyên phải mang vác nặng khiến khớp háng bị chèn ép, gây áp lực và dễ bị tổn thương.
  • Chỏm xương đùi bị hoại tử nếu không được điều trị dứt điểm thì nó sẽ gây thoái hóa khớp háng khi bước vào tuổi trung niên.
  • Ngoài ra, béo phì, sự thay đổi thời tiết, giới tính cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng tuổi trẻ.

Nhận biết triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng

Dấu hiệu đầu tiên người bệnh có thể nhận biết khi bị thoái hóa khớp háng đó là sự đau đớn, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những biểu hiện rất nhỏ của bệnh này. Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh có những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng lâm sàng

Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể như sau:

Thoái hóa khớp háng gây đau nhức, hạn chế vận động
Thoái hóa khớp háng gây đau nhức, hạn chế vận động

Ở giai đoạn khởi phát:

  • Người bệnh có cảm giác đau nhói vùng bẹn và sau đó nó sẽ lan xuống đùi, cẳng chân.
  • Cơn đau mang tính cơ học, khi người bệnh vận động sẽ có cảm giác đau hơn và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Tình trạng đau đớn khiến người bệnh di chuyển khó khăn, chân khó đứng vững, dáng đi khấp khiễng.
  • Nhiều trường hợp gặp biểu hiện cân tê bì, khó duỗi thẳng.

Ở giai đoạn thứ phát:

  • Các cơn đau xuất hiện dồn dập hơn, đặc biệt là khi mới ngủ dậy và vào lúc chiều tối.
  • Khớp háng trở nên khô cứng, phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển.
  • Khả năng vận động bị hạn chế do các gai xương bám vào quanh khớp.
  • Các cơ ở quanh khớp háng có hiện tượng teo lại khiến chức năng vận động suy giảm nghiêm trọng.

Triệu chứng cận lâm sàng

Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thoái hóa khớp háng Xquang hoặc CT và chụp cộng hưởng từ. Từ hình ảnh cho chụp được, các bác sĩ sẽ thấy:

  • Hiện tượng mọc gai xương ở phần khớp háng (bao gồm cả xương chậu và chòm xương đùi).
  • Khoảng cách giữa các khớp (khe khớp) bị hẹp. Điều này cho thấy, sụn khớp đang dần bị ăn mòn.
  • Xương ở dưới sụn chỗ khớp háng có hiện tượng bị đặc, hoặc có người bị khuyết xương.

Thoái hóa khớp háng nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa khớp háng không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu để lâu không điều trị nó có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe.

Theo đó, bệnh này có thể gây nên tình trạng:

  • Đau đớn khiến khả năng vận động bị hạn chế. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng khi không thể lao động, làm việc như bình thường.
  • Tình trạng càng để lâu, cấu trúc xương càng bị thay đổi, không chỉ là những cơn đau mà có khi nó khiến người bệnh bị tàn phế mang đến gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Một điều đáng buồn, thoái hóa khớp háng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nhưng đây là bệnh không thể chữa khỏi 100%.

Theo các bác sĩ, thoái hóa khớp được coi bệnh mãn tính, khi đã mắc thì người bệnh cần xác định sống chung với nó. Tuy nhiên, nếu sớm nhận biết được những triệu chứng và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp thì cơ hội phục hồi các sụn khớp có thể làm được. Thậm chí, có những biện pháp cho hiệu quả cao, lên đến 80 – 90%.

Do vậy, người bệnh không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy thoải mái tinh thần, kiên trì điều trị, tập luyện để có thể giảm đau đớn, giúp việc vận động, di chuyển dễ dàng hơn.

Cách điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp háng có nhiều cách khác nhau: Tây y, đông y, vật lý trị liệu. Mỗi biện pháp sẽ phù hợp cho từng đối tượng mà mang đến hiệu quả khác nhau.

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng Tây y

Y học hiện đại mang đến phương pháp chữa bệnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tùy vào từng mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định dùng cách điều trị khác nhau.

Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng

Dùng thuốc là cách đầu tiên được chỉ định với mục đích giảm đau, loại bỏ các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, các thuốc này cũng có thể làm giảm quá trình phát triển của bệnh. Thuốc chữa thoái hóa khớp háng gồm:

Thuốc giảm đau chữa thoái khóa khớp hiệu quả
Thuốc giảm đau chữa thoái khóa khớp hiệu quả
  • Thuốc giảm đau: Tác dụng giảm nhanh cảm giác đau để giúp người bệnh vận động được thoải mái. Nhóm này gồm những loại như Paracetamol, Co-codamol với liều uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích hạn chế tình trạng cơ bắp bị co rút hoặc co cứng. Chúng bao gồm những loại như Myonal, Mydocalm theo đường uống.
  • Thuốc kháng viêm: Điển hình của nhóm thuốc này là Aspirin, Ibuprofen. Chúng có tác dụng giảm tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm ở vùng khớp bị tổn thương và hạn chế sự lây lan sang các vùng lân cận.

Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp bệnh nặng, áp dụng thuốc không mang lại hiệu quả các bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật. Ngoài mục đích giảm đau, phẫu thuật còn giúp loại bỏ những gai xương, phục hồi sụn khớp và khiến xương khớp linh hoạt hơn.

Phẫu thuật thoái hóa khớp háng được thực hiện bằng những kỹ thuật như:

  • Cắt bỏ xương: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần gai xương bị thoái hóa để hạn chế tình trạng thoái hóa ngày càng nặng và biến dạng khớp. Biện pháp này giúp sụn khớp phục hồi, người bệnh có thể di chuyển, hoạt động bình thường trở lại.
  • Thay một phần khớp háng: Với những trường hợp bị nặng, một phần khớp háng đã bị hư, các bác sĩ sẽ chỉ định thay. Theo đó, chỗ nào bị hỏng sẽ thay chỗ đó để giảm đau, giảm sự lây lan.
  • Thay toàn bộ khớp háng: Nếu trường hợp toàn bộ khớp háng của người bệnh đã bị hỏng, các bác sĩ sẽ tiến hành thay toàn bộ. Theo đó, một khớp nhân tạo sẽ được thay thế vào để thực hiện chức năng vận động như khớp háng tự nhiên. Biện pháp này thường áp dụng cho những người trên 60 tuổi.

Điều trị bệnh thoái hóa khớp háng bằng Y học cổ truyền

Đông y cũng là một trong những phương pháp chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, thoái hóa khớp do phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể lúc phủ tạng suy yếu mà thành.

Xoa bóp, bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, giảm đau hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, giảm đau hiệu quả

Do đó, Đông y chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ, loại bỏ triệu chứng đau nhức, bồi bổ khí huyết, nâng cao thể trạng. Đó là lý do vì sao Đông y đã áp dụng biện pháp kết hợp giữa các bài thuốc điều trị bên trong với các bài thuốc tác động bên ngoài để chữa bệnh.

Các bài thuốc điều trị bên trong là việc kết hợp các thảo dược tự nhiên như dây đau xương, gối hạc, tơ hồng xanh, đỗ trọng,… để bào chế thành những loại thuốc uống. Những tinh chất trong thảo dược vừa có tác dụng giảm đau, vừa có thể bồi bổ cơ thể.

Biện pháp tác động bên ngoài chính là dùng thủ thuật xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để tác động vào những huyệt, những kinh lạc nhằm giãn cơ, lưu thông tuần hoàn máu từ đó giảm đau. Không chỉ thế, cách này còn giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng bài tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu – một trong những biện pháp hầu như người bệnh nào cũng cần phải thực hiện, đặc biệt là những người sau khi đã phẫu thuật. Cách này giúp tăng cường lưu thông máu, tăng sức bền, sức dẻo dai cho xương khớp.

Tập vật lý trị liệu cũng giúp tăng sức mạnh của cơ từ đó giúp việc di chuyển được dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn giúp phục hồi hư tổn sụn khớp, giảm áp lực lên cho khớp háng từ đó giúp nhanh khỏi bệnh hơn.

Mỗi người bệnh sẽ có những bài tập khác nhau sao cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo phục hồi tốt và an toàn.

Các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp háng

Ngoài những biện pháp trên thì điều trị thoái hóa khớp háng còn có thể áp dụng những bài tập thực hiện tại nhà. Các bài tập sẽ giúp tác động trực tiếp vào phần khớp háng, kéo giãn cơ, lưu thông tuần hoàn máu từ đó giảm đau và giúp xương linh hoạt, di chuyển tốt hơn.

Bài tập chữa thoái hóa khớp tại nhà
Bài tập chữa thoái hóa khớp tại nhà

Người bệnh có thể thực hiện các bài tập sau để hỗ trợ điều trị bệnh:

Bài tập nâng cao chân với mục đích tăng sức mạnh của đôi chân từ đó có thể dần dần vận động tốt hơn. Hãy thực hiện ở tư thế nằm sấp, hai tay chống thẳng, mũi chân chạm sàn. Người bệnh đặt hai đầu gối xuống sàn, nâng hai chân lên tạo thành góc 90 độ vuông góc với mặt sàn. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây. Thực hiện động tác này 10 phút/ ngày.

Bài tập kéo gối giúp tăng sức mạnh của chân từ đó có thể giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Bài tập này thực hiện ở tư thế nằm ngửa, hai đầu gối co lại. Đưa hai tay ra ôm sát hai đầu gối, kéo sát về phía ngực. Giữ tư thế này trong 10 giây rồi đưa về vị trí ban đầu. Mỗi ngày tập động tác này khoảng 10 – 15 phút.

Trị thoái hóa khớp háng bằng mẹo dân gian

Có rất nhiều bài thuốc, mẹo dân gian giúp loại bỏ nhanh triệu chứng đau khớp háng, chẳng hạn như:

Hạt mè ngâm rượu sẽ giúp giảm đau khớp háng hiệu quả
Hạt mè ngâm rượu sẽ giúp giảm đau khớp háng hiệu quả
  • Hạt mè ngâm rượu: Lấy 100gr hạt mè (hạt vừng) rang vàng rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho hạt mè đã giã nhuyễn vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng. Mỗi ngày 2 lần lấy rượu ra uống trong bữa ăn, mỗi lần 10ml.
  • Bài thuốc từ cây cà gai leo: Nếu bị đau khớp háng do thoái hóa, người bệnh chỉ cần lấy 60gr dây cà gai leo, rửa sạch rồi chao vào ấm sắc nước uống. Thực hiện bài thuốc này trong một thời gian các triệu chứng của bệnh sẽ hết.

Chữa thoái hóa khớp bằng mẹo dân gian giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn khởi phát.

Cách ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp háng?

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở người cao tuổi nhưng điều đó không có nghĩa là người trẻ sẽ không bị bệnh. Do đó, cần có những biện pháp phòng tránh để loại bỏ nguy cơ. Theo các bác sĩ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa thoái hóa.

  • Tích cực điều trị dứt điểm khi bị chấn thương, dị tật bẩm sinh, đặc biệt là ở khớp háng.
  • Những người bị gout, tiểu đường cần thăm khám thường xuyên để không bị biến chứng.
  • Những người đã từng bị thoái hóa khớp cần chăm chỉ tập luyện để hạn chế các cơn đau.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, omega-3, vitamin để cơ thể khỏe mạnh, sụn khớp được linh hoạt. Ngoài ra, hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Kiểm soát cân nặng, không để tình trạng béo phì diễn ra.
  • Có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học.
  • Hạn chế mang vác nặng, điều chỉnh tư thế đi, đứng, làm việc để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.
  • Cần thăm khám sức khỏe định kỳ (6 tháng 1 lần) để sớm phát hiện bệnh.

Có thể nói, bệnh thoái hóa khớp háng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cho nên, người bệnh cần sớm có biện pháp ngăn ngừa và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để không gặp biến chứng.

Tìm hiểu ngay:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khởi động trước khi thực hiện các bài tập chữa thoái hóa khớp tránh chấn thương
Gợi Ý 9 Bài Tập Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp háng là gì?Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp hángNguyên nhân thoái hóa nguyên phátNguyên nhân bệnh thoái hóa khớp...

TOP 5 loại thuốc tăng chất nhờn cho khớp của Nhật
Top 5 Loại Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp Của Nhật Tốt Nhất

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp háng là gì?Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp hángNguyên nhân thoái hóa nguyên phátNguyên nhân bệnh thoái hóa khớp...

Nên ăn gì để bôi trơn khớp và tái tạo sụn khớp? [Chi tiết]
Khô Khớp Ăn Gì? Danh Sách Các Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Người Bệnh

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp háng là gì?Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp hángNguyên nhân thoái hóa nguyên phátNguyên nhân bệnh thoái hóa khớp...

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Tìm Hiểu Chi Tiết Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Chất Nhờn

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp háng là gì?Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp hángNguyên nhân thoái hóa nguyên phátNguyên nhân bệnh thoái hóa khớp...