Bị Chàm Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

5/5 - (3 bình chọn)

Phụ nữ khi mang thai thường đối mặt với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, trong đó có bệnh chàm. Bị chàm khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ bầu nên phát hiện sớm để được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe làn da.

Bị chàm khi mang thai là do đâu?

Bệnh chàm (eczema) là tình trạng tổn thương trên da phổ biến, biểu hiện của bệnh xuất hiện da đỏ, ngứa, bong vảy và nứt nẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong đó có phụ nữ mang thai.

Bởi vì, trong quá trình mang thai, thai phụ thay đổi nội tiết tố, tâm sinh lý tạo điều kiện thuận lợi kích thích bệnh chàm và bệnh da liễu khác phát triển.

Bị chàm khi mang thai do nhiều tố cộng hưởng như hệ miễn dịch suy giảm thay đổi nội tiết tố
Bị chàm khi mang thai do nhiều tố cộng hưởng như hệ miễn dịch suy giảm thay đổi nội tiết tố

Bị chàm khi mang thai không thể trị dứt điểm, có tính chất kéo dài, dễ tái phát. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố cộng hưởng bên ngoài và bên trong cơ thể:

  • Rối loạn nội tiết tố: Trong giai đoạn mang thai, người bệnh thay đổi nội tiết tố, hormone estrogen và progesterone tăng dẫn đến bùng phát bệnh chàm. Ngoài ra sự thay đổi đột ngột nội tiết tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch đối với tác nhân kích thích, da và một số cơ quan gặp phải vấn đề tiêu cực.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Trong quá trình mang thai hệ hệ miễn dịch suy giảm hơn so với người bình thường. Và giai đoạn này hệ miễn dịch tập trung bảo vệ thai nhi. Do đó, cơ thể mẹ dễ bị tác nhân xâm nhập gây hại, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh chàm và bệnh lý ngoài da khác bùng phát
  • Thai phụ bị căng thẳng, stress: Nhiều trường hợp phụ nữ trong quá trình mang thai, lo lắng, căng thẳng, đặc biệt thai phụ mang thai lần đầu tiên. Tình trạng này khiến nội tiết tố thay đổi và bùng phát bệnh chàm.
  • Di truyền: Theo một số nghiên cứu, trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm hoặc bệnh da khác liễu khác, tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh cao hơn. Và bệnh nguy cơ bùng phát trong giai đoạn mang thai.
  • Dị ứng: Khi mang thai, hệ miễn dịch không chỉ giảm còn nhạy cảm hơn so với bình thường. Thai phụ tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông thú, mạt bụi dễ, hệ miễn dịch tăng kháng nguyên, giải phóng histamin, gây nên bệnh chàm.

Các bệnh chàm thường gặp? Dấu hiệu bị chàm khi mang thai?

Chàm là bệnh có cơ chế và căn nguyên phức tạp. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương, bệnh lý được chia thành nhiều thể khác nhau.

  • Viêm da tiếp xúc: Đây là bệnh chàm tương đối phổ biến, thường xảy do thai phụ tiếp xúc với chất dị ứng (kim loại, kháng sinh Neomycin, Streptomycin) gây phóng thích histamin và tổn thương trên da. Bệnh khiến da khô, bong tróc, sưng tấy, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Viêm da thần kinh (lichen hóa): Viêm da thần kinh là một trong những dạng tổn thương da thường gặp ở bệnh chàm. Biểu hiện bệnh da dày sừng, nứt nẻ khô và gây ngứa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là rối loạn nội tiết tố và căng thẳng kéo dài.
  • Chàm tổ đỉa: Đặc trưng của bệnh xuất hiện mụn nước, ở bàn chân, bàn tay, ngón chân và ngón tay. Nguyên nhân gây bệnh do căng thẳng kéo dài, hệ miễn dịch suy yếu hoặc do di truyền,…
Nhiều nguyên nhân gây bệnh dẫn bị bệnh chàm khi mang thai
Nhiều nguyên nhân gây bệnh dẫn bị bệnh chàm khi mang thai

Khi bị chàm khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Vùng da bị tổn thương xuất hiện mảng da màu hồng, sưng tấy, có ranh giới phân biệt rõ ràng với vùng da xung quanh
  • Bệnh kèm theo triệu chứng đau rát nhẹ, gây ngứa khiến bệnh khó chịu
  • Da bị bong tróc, vảy trắng
  • Ở một số trường hợp xuất hiện mụn mủ, có thể gây chàm bội nhiễm
  • Khi nhận biết dấu hiệu, người bệnh cần đi thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua kiểm tra dấu hiệu lâm sàng.
  • Với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể nhận biết qua mắt thường. Nhiều trường hợp nặng, người bệnh cần tiến hành sinh thiết da để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Bị chàm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiều thai phụ lo lắng, bệnh chàm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chàm là một dạng tổn thương da mãn tính, nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài, khiến người mẹ khó chịu, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng này tác động gián tiếp đến sự phát triển, trẻ sinh ra có sức khỏe kém, nhẹ cân,…

Hơn nữa, một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm do di truyền. Trong gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh chàm tỷ lệ con sinh mắc bệnh cao hơn so với trẻ bình thường.

Bệnh khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Bệnh khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Theo nghiên cứu, tỷ lệ này lên đến 60%. Nên nếu mẹ bị chàm khi mang thai có thể di truyền sang cho con. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào có tiền sử bệnh chàm, con sinh ra sẽ mắc bệnh.

Tùy thuộc và cơ địa, môi trường, thói quen sinh hoạt, chất gây dị ứng bệnh,… bệnh chàm có thể bùng phát hoặc không.

Cha mẹ không nên quá lo lắng, và cần biện pháp phòng tránh. Khi có dấu hiệu bệnh, mẹ cần đi thăm khám và điều trị đúng cách, từ đó đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Các biện pháp điều trị bị chàm khi mang thai

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bệnh dễ tái phát, kéo dài dai dẳng. Tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và tâm lý của người mẹ. Do đó, bạn nên thực hiện biện pháp để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Thai phụ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Mẹo dân gian chữa chàm

Mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bạn sử dụng bài thuốc cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả như:

  • Lá trầu không

Trong Đông y lá trầu không có vị cay, tính ấm được sử dụng chữa bệnh  chữa chàm và bệnh ngoài da khác. Ngoài ra theo y học hiện đại, thành phần allylcatechol, carvacrol, cineol trong lá trầu không tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại trên da.

Người bệnh sử dụng lá trầu không tươi xay nhuyễn, chắt lấy nước và thoa lên vùng da bị tổn thương. Hoặc dùng lá trầu không đun sôi để tắm giảm nhanh triệu chứng của bệnh.

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, được đánh giá lành tính an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không sử dụng lá trầu với vùng da vết thương hở, tránh đau, xót vùng da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sử dụng lá trầu không hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Sử dụng lá trầu không hỗ trợ điều trị bệnh chàm
  • Dưa leo điều trị bệnh chàm

Dưa leo được biết đến là một trong những nguyên liệu làm đẹp, giữ ẩm cho da. Không chỉ vậy, trong nguyên liệu này chứa nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa giảm nóng rát, ngứa, vảy bong tróc trên da. Đây là một trong những nguyên liệu phổ biến được nhiều người bệnh sử dụng.

Bạn thái lát dưa leo được rửa sạch và cho vào ngăn máy của tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó đắp dưa leo lên vùng da bị tổn thương giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

  • Chữa chàm khi mang thai bằng nha đam

Gel nha đam làm dịu vùng da bị tổn thương, cải thiện tình trạng da bị khô, nứt nẻ và bong tróc. Ngoài ra hoạt chất trong nha đam còn tính kháng khuẩn, chống viêm, tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng.

Bạn sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng và để qua đêm sau đó rửa sạch vào sáng hôm sau. Thai phụ cũng có thể kết hợp dầu dừa và gel nha đam tăng hiệu quả điều trị bệnh

Bài thuốc điều trị chàm khi mang thai giúp hỗ trợ, cải thiện triệu chứng của bệnh. Ngoài ra bài thuốc được lưu truyền trong dân gian thông qua truyền miệng và chưa được kiểm chứng khoa học. Trước khi sử dụng bạn nên tham vấn bác sĩ giúp đảm bảo an toàn và điều trị bệnh.

Nha đam giúp giảm triệu chứng và phục hồi vùng da bị tổn thương do chàm
Nha đam giúp giảm triệu chứng và phục hồi vùng da bị tổn thương do chàm

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong quá trình mang thai, thai phụ được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến thai nhi. Theo bác sĩ da liễu, bị chàm khi mang thai, người mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc bôi ngoài da giúp giảm triệu chứng đau rát, sưng trên da.

Bạn có thể sử dụng thuốc bôi chứa kẽm, thuốc chứa sát trùng, kháng viêm, làm dịu triệu chứng nóng, đau rát và trên da. Ngoài ra thuốc được đánh giá lành tính, được sử dụng phụ nữ mang thai và cho con bú.

Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên sử dụng thuốc thoa một chút trên mu bàn tay để kiêm tra dị ứng của sản phẩm, trước khi sử dụng trên diện rộng.

Trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn, bạn có thể được kê đơn thuốc uống bên cạnh sử dụng thuốc bôi. Sử dụng thuốc kháng histamin như Cetirizin, Loratadin, Mizolastine,… thuốc ức chế giải phóng histamin, giảm ngứa và kiểm soát triệu chứng trên da.

Thuốc điều trị chàm Cetirizin
Thuốc điều trị chàm Cetirizin

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm, thuốc chống oxy hóa chứa vitamin A, B, D. Không nên sử dụng thuốc corticosteroid đường uống và thuốc ức chế hệ miễn dịch điều trị chàm khi mang thai.

Thai phụ nên cần thận trọng khi uống thuốc, tuyệt đối không sử tự ý sử dụng thuốc bôi và thuốc uống khi chưa có bất kỳ sự tham vấn y khoa nào.

Quang trị liệu

Một trong những liệu pháp trị liệu an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú là quang trị liệu. Biện pháp này sử dụng tia UV nhân tạo ức chế vi khuẩn gây hại, giảm viêm, cải thiện ngứa, dày sừng trên da.

Tuy nhiên đôi di tia UV có thể tăng nguy cơ gây ung thư và lão hóa trên da. Nên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.

Đông y trị bệnh chàm khi mang thai

Theo Đông y chàm do cơ thể bị phong nhiệt và thấp nhiệt xâm nhập gây uất kế và xuất hiện vùng tổn thương trên da. Ngoài ra, khi người bệnh rối loạn hoặc chức năng phủ tạng bị suy giảm, cơ thể tích tụ độc tố và tổn thương da.

Phụ thuộc vào từng thể bệnh, trong đông y điều trị chàm khi mang thai khác nhau.

Thể thấp nhiệt

Khi bị thể thấp nhiệt, xuất hiện vùng da đỏ, xuất hiện mụn nước và chảy dịch. Bệnh kèm theo triệu chứng nước tiểu vàng, sốt, lưỡi bị đỏ. Người bệnh tham khảo bài thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Bài thuốc số 1: Gồm thảo dược ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, bạc hà, bạch tiễn bì, thương truật, phục linh hoàng bá, khổ sâm, xa tiền, sinh địa. Sử dụng liều lượng theo chỉ định, đem sắc và sử dụng trong ngày
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng thảo dược bạch tiễn bì, hậu phác, trư linh, phục linh, trạch tả, trần bì và nhân trần. Tương tự người bệnh sắc và uống theo chỉ định của bác sĩ kê đơn

Ngoài ra kết hợp sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp bệnh cải thiện nhanh chóng. Người bệnh đem ngũ bội tử và xuyên tâm liên tán bột. Sau đó trộn với dầu vừng thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

Bị chàm khi mang thai, người bệnh nên điều trị Đông y, đảm bảo an toàn không tác dụng phụ
Bị chàm khi mang thai, người bệnh nên điều trị Đông y, đảm bảo an toàn không tác dụng phụ

Thể phong nhiệt

Người bệnh bị thể phong nhiệt đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, mụn nước xuất hiện trên diện rộng, thậm chí toàn thân. Bạn tham khảo bài thuốc như:

  • Bài thuốc số 1: Tán bột mịn thảo dược từ khổ sâm, phòng phong, sinh địa, tri mẫu, thuyền thoái, ngưu bàng tử, kinh giới, mộc thông, thạch cao. Người bệnh sử dụng với nước ấm, 2 lần/ ngày
  • Bài thuốc số 2: Người bệnh đem sắc thang thuốc gồm nguyên liệu: bạc hà, thương truật, phục linh, bạch tiễn bì, mộc thông, ngưu bàng tử, hoàng liên, khổ sâm, hoàng bá, xa tiền, sinh địa, tri mẫu, thạch cao.

Tương tự người bệnh có thể kết hợp bài thuốc bôi ngoài da của thấp nhiệt giúp điều trị bệnh

Thể mạn tính

  • Bài thuốc chữa tỳ hư huyết táo: Kết hợp thảo dược kinh giới, kê huyết đằng, sinh địa, thục địa, phòng phong, kê huyết đằng, bạch thược, đương quy, thương truật, xuyên tâm liên. Cho nguyên liệu vào sắc sử dụng thường xuyên.
  • Bài thuốc thể tỳ hư thấp trệ: Dùng bạch truật, thổ phục linh, thương truật, trần bì, trạch tả, hậu phác, xuyên tâm liên, ý dĩ nhân. Người bệnh đem cấu trúc sắc và sử dụng khi đói.

Bài thuốc Đông y điều trị căn nguyên của bệnh, an toàn với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó giúp bồi bổ, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bà bầu nên ăn gì, kiêng gì khi bị chàm

Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc, bài thuốc dân gian, thai phụ nên chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho mẹ và bé.

Bị chàm kiêng ăn gì:

  • Thực phẩm gây dị ứng: Nếu thai phụ có tiền sử dị ứng với một số thực phẩm, tuyệt đối không nên sử dụng trong thực đơn. Bởi khi dung nạp thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh chàm và bệnh ngoài da bùng phát.
  • Đồ hải sản: Hạn chế ăn hải sản và thức ăn có mùi tanh, trong thực phẩm này chứa  hoạt chất arachidon làm tình trạng viêm và sưng trên da nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và một số chất kích thích khác
  • Mật ong nguyên chất: Mặc dù mật ong nguyên liệu được sử dụng chăm sóc và làm đẹp da được sử dụng phổ biến. Hoạt chất sodium lauryl sulphate trong mật ong có thể gây kích thích dị ứng.
Bên cạnh điều trị, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh điều trị, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học

Thực phẩm nên ăn khi bị chàm:

  • Bổ sung nhiều rau xanh như cải bắp, súp lơ, rau xà lách,… Thực phẩm này cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết giúp thanh lọc và giải độc cơ thể.
  • Thực phẩm chứa chất chống viêm như dầu cá, dầu hạt lanh,… giúp hỗ trợ điều trị viêm da, ức chế vi khuẩn gây hại trên da, nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E như thịt, cá, hạnh nhân,… giúp phục hồi vùng da bị tổn thương.

Chế độ chăm sóc, phòng ngừa bị chàm khi mang thai

Chàm là bệnh mãn tính ngoài da, bệnh kéo dài và có tái phát nhiều lần trong quá trình mang thai. Để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát, thai phụ nên lưu ý những một số điều dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, hạn chế bùng phát triệu chứng của bệnh da liễu mãn tính
  • Thai phụ nên tắm nước ấm, không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi sẽ khiến da tổn thương và tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập gây hại đến sức khỏe.
  • Mặc quần áo thoáng mát, hạn chế cọ xát, gãi vùng da bị tổn thương tránh gây viêm nhiễm
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da an toàn, dịu nhẹ không gây kích ứng. Trước khi sử dụng sản phẩm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, và chuyên da.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc an toàn, dịu nhẹ
Sử dụng sản phẩm chăm sóc an toàn, dịu nhẹ
  • Không tiếp xúc với dị nguyên dị ứng như thức ăn, phấn hoa, lông thú, bụi bẩn,…
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, còn giúp nâng cao sức đề kháng cho mẹ và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm hiệu quả.
  • Người bệnh luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu khiến vùng da bị tổn thương lan rộng
  • Thai phụ có thể sử dụng đá chườm lên vùng da bị tổn thương, giảm viêm và đau rát trên da
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giảm tình trạng bong tróc, khô.

Bị chàm khi mang thai người bệnh không nên quá lo lắng, bệnh được đánh giá lành tính, và thuyên giảm khi điều trị đúng cách và kịp thời. Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám bác sĩ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng Dẫn 7 Cách Trị Chàm Khô Bằng Dầu Dừa Tại Nhà Hiệu Quả
Bật Mí 7 Cách Trị Chàm Khô Bằng Dầu Dừa An Toàn Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhBị chàm khi mang thai là do đâu?Các bệnh chàm thường gặp? Dấu hiệu bị chàm khi mang thai?Bị chàm khi mang thai...

Bị Chàm Ở Chân Là Gì? Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị Phù Hợp
Bị Chàm Ở Chân Nguyên Dân Do Đâu? Làm Sao Điều Trị Dứt Điểm?

Nội dung chínhBị chàm khi mang thai là do đâu?Các bệnh chàm thường gặp? Dấu hiệu bị chàm khi mang thai?Bị chàm khi mang thai...

Gợi Ý 5 Cách Điều Trị Eczema Bằng Lá Neem An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhBị chàm khi mang thai là do đâu?Các bệnh chàm thường gặp? Dấu hiệu bị chàm khi mang thai?Bị chàm khi mang thai...

Hình ảnh kem trị chàm sữa Dexeryl
Kem Trị Chàm Sữa Dexeryl: Thành Phần, Công Dụng, Giá Bán

Nội dung chínhBị chàm khi mang thai là do đâu?Các bệnh chàm thường gặp? Dấu hiệu bị chàm khi mang thai?Bị chàm khi mang thai...