Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpNguyên Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Bộ xương người là một trong những bộ phận không thể tách rời khỏi cơ thể. Xương đảm đương nhiều chức năng quan trọng và cấu tạo của chúng cũng khá phức tạp. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng của xương người, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây của Vn Medipharm.

Bộ xương người hoàn chỉnh
Bộ xương người hoàn chỉnh

Bộ xương người là gì? Chúng có tất cả bao nhiêu chiếc?

Bộ xương người là hệ thống trung tâm của cơ thể, bao gồm các xương, sụn, mô liên kết, gân và dây chằng. Hệ thống xương người trưởng thành có chứa khoảng 206 xương và hơn 300 xương ở trẻ em.

Khung xương ở cả nam và nữ sẽ có sự khác biệt nhất định. Với nam giới, xương thường có chiều dài và khối lượng cao hơn. Trong khi đó, hệ thống xương của nữ giới lại có xu hướng phát triển lớn hơn tại vùng xương chậu để phù hợp cho việc mang thai và sinh con cái. Vậy bộ xương người gồm mấy phần? 

Tính chất xương người cũng tương tự như xương ở một số loại động vật khác, bao gồm 2 phần chính được gọi là xương trục và xương phần phụ. Tùy thuộc vào hai bộ phận chính, cấu tạo của xương người sẽ được chia thành các phần như sau:

  • Axial skeleton – Bộ xương trục: Bao gồm xương móng, xương mặt và xương cột sống. 
  • The appendicular skeleton – Xương phần phụ: Xương ức, xương chi, xương chậu và xương bàn tay – bàn chân. 

Xem thêm : Xương quai xanh là gì? Cấu tạo và chức năng

Cấu tạo chi tiết của bộ xương người

Xương người là một mạng lưới bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và được phối hợp để di chuyển. Phần chính khung xương ở người trưởng thành gồm có 206 chiếc.

Xương được cấu tạo từ 3 lớp chính, cụ thể như:

  • Periosteum – Màng xương: Đây là một lớp màng cứng bao bọc ở bên ngoài xương, chúng có nhiệm vụ bảo vệ xương.
  • Compact bone – Xương đặc: Phần bên dưới màng xương là xương đặc, có màu trắng, cứng và nhẵn. Xương đặc giúp cung cấp, hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc xương.
  • Spongy bone – Xương xốp: Đây là lõi của xương, mềm hơn xương đặc và nằm ở trung tâm của xương. Xương xốp có nhiều lỗ rỗng nhỏ để chứa tủy. 
Xương người gồm xương trục và xương phần phụ
Xương người gồm xương trục và xương phần phụ

Ngoài ra, xương người cũng có một số thành phần khác, giúp xương được gắn kết và di chuyển thuận tiện hơn như:

  • Sụn: Sụn là chất dẻo bao phù ở đầu các xương với nhiệm vụ hỗ trợ xương di chuyển mà không gây ma sát hay cọ xát các xương vào với nhau. Trường hợp sụn bị bào mòn đồng nghĩa với việc viêm khớp, thoái hóa khớp xuất hiện, gây đau đớn và khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển.
  • Khớp xương: Đây là nơi hai hoặc nhiều xương trong cơ thể kết nối với nhau. Khớp chia làm 3 loại chính là: Các khớp bất động (ví dụ: Khớp xương sọ), khớp cử động một phần (ví dụ: khớp xương sườn) và khớp chuyển động (ví dụ: khuỷu tay, vai và đầu gối). 
  • Dây chằng: Là tập hợp các dải mô dày liên kết với nhau để giúp các xương hoạt động linh hoạt. 
  • Gân: Đây là bộ phận gắn kết các dải mô nối các đầu cơ với xương. 

Xem thêm : cấu tạo của xương chũm , đặc điểm và chức năng chính

Bộ xương người có chức năng gì?

Như đã chia sẻ, bộ xương người là bộ phận cứng nhất của cơ thể nên chúng có thể giữ được hình dáng nhất định, Bộ xương giúp chống đỡ cơ thể cũng như là chỗ bám cho nhiều bộ phận khác trong cơ thể mỗi người.

Cụ thể, xương người mang những chức năng chính như sau:

  • Bảo vệ các cơ quan: Xương giúp bảo vệ các cơ quan mềm bên trong cơ thể như não, tim, nội tạng và phổi.
  • Di chuyển: Xương hỗ trợ cơ thể vận động một cách tốt nhất. Các vùng cơ bắp khi được gắn kết với xương thông qua dây gân sẽ giúp cơ thể vận động theo nhiều hướng khác nhau. Nhờ có hệ thống xương mà chúng ta có thể đi, đứng, di chuyển một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. 
  • Hình thành tế bào máu, tủy: Xương giúp sản xuất các tế bào máu, tủy xương mềm bên trong xương để tạo ra các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 
  • Lưu trữ khoáng chất, dưỡng chất: Xương người còn là nơi lưu trữ khoáng chất, dưỡng chất cho cơ thể và giúp giải phóng các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. 
Xương giúp bảo vệ các cơ quan mềm bên trong cơ thể, giúp cơ thể di chuyển dễ dàng
Xương giúp bảo vệ các cơ quan mềm bên trong cơ thể, giúp cơ thể di chuyển dễ dàng

Từ đó có thể nhận thấy, xương người là bộ phận cực kỳ quan trọng, chúng tham gia vào hầu hết các chức năng chính của cơ thể. Vậy nên bạn cần phải bảo vệ hệ thống xương của mình, tránh các tác nhân bên ngoài tác động vào làm xương bị tổn thương. 

Bộ xương người được chia làm mấy phần?

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề bộ xương người được chia làm mấy phần. Cụ thể, bộ xương người được chia thành 2 phần chính là bộ xương trục và bộ xương phần phụ như đã đề cập trước đó. Chi tiết như sau: 

Chi tiết về bộ xương trục

Bộ xương trục ở người trưởng thành có 80 xương, chúng được tạo thành từ các xương trục dọc của cơ thể. Chẳng hạn như xương sọ, cổ, ngực và cột sống. 

Xương sọ

Hộp sọ bao quanh não còn được gọi là vỏ não. Bộ phận này có quan hệ mật thiết với các cơ quan về thị giác, khứu giác, vị giác và âm thanh. Hộp sọ người lớn sẽ gồm 22 xương, các xương được phân loại theo vị trí như sau:

  • Xương sọ: Có tất cả 8 xương sọ để tạo thành hộp sọ hoàn chỉnh với chức năng bảo vệ não.
  • Các xương mặt: Bao gồm 14 xương mặt, chúng được tìm thấy ở mặt trước của hộp sọ và cấu thành khuôn mặt. 
Hộp sọ người lớn sẽ gồm 22 xương
Hộp sọ người lớn sẽ gồm 22 xương

Xương tai nhỏ

Xương nhỏ ở tai có tất cả 6 chiếc, tạo thành tổ chức thính giác, trong đó mỗi bên sẽ bao gồm 3 xương thính giác nhỏ, cụ thể:

  • Xương búa (malleus).
  • Xương đe (incus).
  • Xương bàn đạp (stapes).

Những xương này hoạt động cùng nhau, sau đó chúng truyền sóng âm thanh từ môi trường xung quanh tới cấu trúc bên trong tai để xử lý. 

Xương móng

The hyoid – Xương móng là xương hình chữ U nằm dưới góc lưỡi, phía trước cổ, ở giữa hàm dưới và là sụn lớn nhất của thanh quản. Chiếc xương này không liên kết với các xương khác nên đây là một xương có chức năng đơn thuần. Thay vào đó, chúng đóng vai trò như một điểm bám của các cơ và dây chằng ở cổ. 

Xương móng gồm 3 phần chính là:

  • Thân – body.
  • Sừng lớn – greater cornu).
  • Sừng bé (lesser cornu).
Xương móng là xương hình chữ U nằm dưới góc lưỡi
Xương móng là xương hình chữ U nằm dưới góc lưỡi

Xương mặt

Xương mặt được cấu tạo từ hệ thống xương hàm và da không thuộc não bộ. Xương mặt được cấu tạo từ 14 chiếc xương khác nhau. Gồm có:

  • 2 xương lệ – Lacrimal bones. 
  • 2 chiếc xương xoăn mũi dưới – Inferior turbinal. 
  • 2 xương mũi – Nasal bones. 
  • 2 xương hàm trên – Maxilla.
  • 1 xương hàm dưới – Mandible.
  • 2 xương vòm miệng hay còn gọi là xương khẩu cái – Palatine bones.
  •  2 chiếc xương gò má – Zygomatic bones.
  • 1 Xương lá mía – Vomer. 

Phần lớn cấu trúc xương mặt được hình thành ở xương hàm trên, tạo thành phần giữa và hốc mắt. Xương hàm trên chứa một số bộ phận như lỗ thông mũi và lỗ mở cho mũi, hốc mắt và các răng ở hàm trên.

Hàm dưới ban đầu là 2 chiếc xương riêng biệt, nửa bên trái và nửa bên phải. Tuy nhiên, khi lên 2 tuổi, hai xương này sẽ hợp nhất thành một. Xương hàm dưới là xương lớn nhất, khỏe nhất và nằm ở vị trí thấp nhất của khuôn mặt. Bên cạnh đó, đây cũng là khối xương duy nhất của hộp sọ cử động được. 

Cột sống

Cột sống được tạo thành từ 26 xương với 24 xương đầu tiên là đốt sống, tiếp theo là xương cụt hay xương cùng. 24 xương đốt sống này có thể được chia thành:

  • Đốt sống cổ gồm 7 xương có trong vùng đầu và cổ.
  • Đốt sống ngực gồm 12 xương được tìm thấy tại phần lưng trên.
  • Còn lại là các đốt sống thắt lưng tại phần lưng dưới. 
Cột sống được tạo thành từ 26 xương
Cột sống được tạo thành từ 26 xương

Trong khi đó, xương cụt – xương cùng được tạo thành từ một số đốt sống hợp nhất. Chúng hỗ trợ cơ thể khi ngồi và đóng vai trò như một điểm kết nối giữa các dây chằng trong cơ thể. 

Xương cột sống bao gồm cả khung xương sườn, gồm có 12 đốt xương ngực, 24 chiếc xương sườn và xương ức. Xương sườn là những thanh xương cong, nén với mỗi xương tiếp theo tính từ trên xuống có độ cong lớn hơn. Xương sườn có 12 đôi, 7 đôi xương sườn đầu tiên được gọi là xương sườn thật và 5 đôi còn lại ở phần dưới được gọi là xương sườn giả. 

Khung xương phần phụ

Bộ xương người có tổng cộng 126 xương phần phụ, các xương tạo nên cánh tay, chân hoặc gắn vào khung xương trục. Cụ thể khung xương phần phụ gồm có:

Xương ức

Xương ức – Pectoral girdle được tạo thành từ xương đòn và xương bả vai, là nơi cánh tay kết nối với xương trục. 

Xương chi trên

Các chi trên là tên gọi khác về hai cánh tay, mỗi cánh tay có tổng cộng 30 chiếc xương, bao gồm:

  • Xương dài cánh tay (Humerus).
  • Xương khuỷu tay hay xương trụ (Ulna) là xương dài ở cẳng tay, chúng có dạng lăng trụ và là xương dài thứ 2 của tay. 
  • Xương quay (Radius) là các xương nằm ở gốc ngón tay cái. 
  • Xương cổ tay (Carpals) gồm có 8 xương tất cả.
  • Xương bàn tay (Metacarpals) gồm 5 xương.
  • Xương ngón tay (Phalanges) gồm 14 xương. 
Hình ảnh xương chi trên - Cánh tay
Hình ảnh xương chi trên – Cánh tay

Xương chậu – Pelvic girdle 

Xương chậu hay xương hông là nơi gắn vào khung xương trục, chúng bao gồm 2 xương chính cho mỗi chân. Trong đó, mỗi xương chậu bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Xương hông (llium) là những chiếc xương ở phần trên cùng của xương chậu.
  • Hố chậu (Ischium) là xương có đường cong để tạo nên phần nền của xương hông.
  • Mào lược xương mu (Pubis) là những xương nằm ở phần trước của xương hông.

Xem thêm : nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai? cách chữa trị

Xương chân

Cũng như xương cánh tay, mỗi xương chân có 30 xương, cụ thể như sau:

  • Xương đùi (Femur).
  • Xương chày (Tibia).
  • Xương bánh chè (Patella).
  • Xương cổ chân (Tarsals).
  • Xương bàn chân (Metatarsal).
  • Xương ngón chân (Phalanges). 

Các yếu tố phổ biến ảnh hưởng tới bộ xương người

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới xương, khớp và các mô tạo nên bộ xương người. Những tình trạng này có thể xảy ra do chấn thương, bệnh lý hoặc do lão hóa. Chi tiết như sau:

  • Gãy xương: Tình trạng này thường xảy ra do va chạm, té ngã,…
  • Loãng xương: Đây là tình trạng mất xương do không được nhận đủ canxi, điều này khiến xương dễ gãy, nứt vỡ và mất cấu trúc theo thời gian. 
  • Viêm khớp: Viêm khớp sẽ gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động của người bị mắc bệnh. Tình trạng này có thể liên quan tới quá trình thoái hóa tự nhiên hoặc do bệnh lý tự miễn hay nhiễm trùng. 
  • Cong vẹo cột sống: Cột sống lúc này sẽ không cong theo hình dạng bình thường, bạn có thể rơi vào tình trạng gù cột sống, vẹo cột sống hoặc tật ưỡn lưng. 
  • Ung thư xương: Bệnh lý này khá nguy hiểm, ung thư có thể phát triển trong các mô của xương hoặc các tế bào do xương tạo ra và khiến xương suy yếu hoặc bị gãy vụn.
Gãy xương sẽ xảy ra khi có va chạm mạnh dẫn tới chấn thương gây khó cử động hay đi lại
Gãy xương sẽ xảy ra khi có va chạm mạnh dẫn tới chấn thương gây khó cử động hay đi lại

Xương sẽ mất dần độ dẻo dai, sức chịu đựng theo thời gian và lão hóa khi cơ thể già đi. Tuy nhiên, để đảm bảo xương khỏe mạnh, các bạn có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thường xuyên cũng có thể giúp xương chắc, khỏe và hạn chế nguy cơ viêm khớp hay thoái hóa khớp.

Xem thêm : Top 15 thuốc đau xương khớp hiệu quả tốt nhất 

Bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương thú ở điểm nào?

Bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương thú ở điểm nào? Theo đó, bộ xương người tiến hóa hơn xương ở thú ở những điểm sau:

  • Hộp sọ của người phát triển hơn hộp sọ của thú, đồng thời xương sọ lớn hơn xương mặt nên tạo điều kiện cho não và hệ thần kinh phát triển để định hướng trong lao động cũng như học hỏi kiến thức. 
  • Hàm dưới của người có cằm phát triển và ngắn hơn so với thú. Điều này có được là do sự rút ngắn hàm dưới và sự phát triển của hệ thống cơ lưỡi. Vậy nên góc hàm dưới nhỏ dần trong quá trình phát sinh chủng loại và phát triển của cơ lưỡi. 
  • Xương cột sống ở người sẽ cong tại 4 vị trí (cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng) để đảm bảo trọng tâm cơ thể rơi vào 2 chân và con người có thể đứng thẳng dễ dàng. 
  • Khung xương đùi của người phát triển to khỏe để nâng đỡ cơ thể.
  • Xương bàn chân hình vòm, xương ở gót phát triển về phía sau giúp con người đứng và đi lại tốt hơn. 
  • Xương tay nhỏ có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại để vận động tay tự do hơn. Đồng nghĩa với các lao động, cầm nắm đồ vật trở nên dễ dàng hơn so với thú.  
  • Thêm vào đó, lồng ngực của người mở rộng sang 2 bên nên tác dụng cử động dễ dàng cho đôi tay khi lao động, đồng thời giúp bảo vệ các tạng trong lồng ngực như tim, phổi, mạch máu. 
Bộ xương người và xương thú khác nhau chủ yếu ở hộp sọ và cột sống
Bộ xương người và xương thú khác nhau chủ yếu ở hộp sọ và cột sống

Bí quyết để có được bộ xương khỏe mạnh

Do đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong quá trình vận động cũng như bảo vệ các cơ quan trong cơ thể nên bộ xương người cần được chăm sóc khỏe mạnh. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn có được bộ xương chắc khỏe nhất.

Muốn giữ cho hệ xương chắc và khỏe, bạn có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Tăng cường bổ sung canxi trong chế độ ăn uống, chẳng hạn uống thêm sữa, hạnh nhân, đậu phụ,  rau lá xanh, bông cải xanh, cá hồi,… 
  • Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin D giúp đảm bảo sức khỏe cho xương. Các bạn cũng có thể dành nhiều thời gian ở ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc bổ sung vitamin D qua viên uống chức năng.
  • Uống nhiều nước để giúp các mô phát triển tốt hơn.
  • Việc luyện tập thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi là điều cần thiết phải thực hiện. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang sẽ rất tốt cho hệ xương phát triển ổn định.
  • Đảm bảo cân nặng hợp lý để tránh gây sức ép lên xương và sụn.
  • Lưu ý nên mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao như bóng đá hay khúc côn cầu. 
  • Thận trọng khi đi cầu thang, hay trong nhà tắm vì dễ bị trơn trượt. 

Qua đây chúng ta có thể thấy, bộ xương người sẽ hỗ trợ vận động suốt đời nếu bạn biết cách chăm sóc cũng như hạn chế các chấn thương gây ảnh hưởng xấu tới xương. Xương có nhiều vai trò quan trọng, do đó bạn cần có hiểu biết về cấu tạo của xương và đừng quên cung cấp cho hệ xương những dưỡng chất thiết yếu để giúp xương có thể phát triển ổn định và lâu dài. 

các thuốc hạ acid uric máu

Các Loại Thuốc Chữa Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Mục tiêu chính của việc sử dụng thuốc trị thoát vị đĩa đệm là cải thiện cơn đau, dị cảm...

11 Cách chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Nhất, Không Dùng Thuốc

Chứng đau lưng có thể được trị khỏi dứt điểm nếu lựa chọn được phương pháp khắc phục phù hợp....

10+ Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Hiệu Quả Tốt Nhất

Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm là điều cần thiết...

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Chuyên gia Tư vấn

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Bệnh có thể...

12+ Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Đa Khớp Hiệu Quả Tốt

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc Nam là phương pháp được đông đảo bệnh nhân lựa chọn nhờ ưu điểm...