Hướng Dẫn Cách Trồng Khổ Qua Rừng Đạt Năng Suất Chất Lượng Cao

5/5 - (3 bình chọn)

Khổ qua rừng là một loại dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường. Chính vì thế, nó ngày càng được người tiêu dùng yêu thích. Khổ qua rừng mọc tự nhiên phổ biến ở vùng đồi núi nước ta nên khả năng sinh tồn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, cách trồng khổ qua rừng tại nhà sao cho đạt năng suất cao thì bạn cần nắm được những kỹ thuật sau đây.

Vụ mùa khổ qua rừng là vào thời điểm nào?

Thực tế, cây khổ qua rừng có thể trồng vào các mùa trong năm với mỗi mùa vụ kéo dài khoảng 5 tháng. Vụ trồng chính cây khổ qua rừng sẽ phụ thuộc tùy vào thời tiết của từng khu vực, thường loài cây này sẽ được xuống giống trước khoảng 15 – 20 ngày trước khi mùa mưa nhiều tới, để khi mưa tới thì cây đã kịp gieo làn. Chỉ sau 45 ngày cây khổ qua rừng sẽ đậu trái và được thu hoạch.

Khổ qua rừng là loại cây khác với mướp đắng ăn hàng ngày
Khổ qua rừng là loại cây khác với mướp đắng ăn hàng ngày

Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khổ qua rừng thu hoạch. Vì theo chuyên gia nông nghiệp, nếu mùa mưa kéo dài và lượng mưa quá lớn thì cây khổ qua rừng dễ bị úng rễ, mắc các bệnh nấm và đậu ít trái hơn. Ngoài ra, ở các vùng có thời tiết lạnh sương cần chú ý xử lý đúng cách vì sương muối cũng dễ làm giảm năng suất cây trồng này.

Xem ngay: Hướng Dẫn Cách Dùng Hoa Đu Đủ Đực Chữa Ho Cho Trẻ Em Hiệu Quả

Cách trồng khổ qua rừng tại nhà đạt năng suất cao

Cách trồng khổ qua rừng quyết định tới 80% chất lượng của quả và năng suất thu hoạch được vào cuối vụ. Chính vì vậy, bạn cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật ngay từ những bước đầu tiên để đem lại hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống khổ qua rừng

Bạn có thể dễ dàng mua hạt giống khổ qua rừng tại các nhà vườn uy tín, lựa chọn hạt giống là hạt F1. Việc này cũng đảm bảo cho cây có khả năng sinh trưởng tốt, chống lại bệnh tật và cho năng suất cuối vụ hiệu quả.

Chú ý lựa chọn hạt giống chắc khỏe
Chú ý lựa chọn hạt giống chắc khỏe

Cách ươm hạt giống đúng cách như sau:

  • Bạn chuẩn bị nước ấm bằng cách pha nước theo tỷ lệ 3 sôi – 2 lạnh.
  • Đổ toàn bộ hạt giống khổ qua rừng vào nước ấm ngâm khoảng từ 4 – 5 tiếng.
  • Vớt hạt khổ qua ra để tiếp tục ủ bằng khăn ấm, chú ý nên rải hạt giống thành từng lớp mỏng vừa phải.
  • Sau khoảng 1 ngày ủ hạt giống bạn đem chúng đi rửa sạch lớp vỏ nhờn bên ngoài rồi đem đi ủ lại một lần nữa.
  • Chờ khoảng 36 tiếng sau khi thấy hạt giống có dấu hiệu nứt đầu mầm thì tiến hành mang đi gieo xuống đất.

Bước 2: Xử lý đất

Ngoài cây giống thì đất cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến năng suất khi trồng khổ qua rừng. Đầu tiên bạn cần lựa chọn loại đất tơi xốp, nhiều mùn pha cát, không ngập úng, không gần các khu vực bị ô nhiễm. Đồng thời cần kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong đất vẫn đảm bảo trong giới hạn cho phép.

Quá trình xử lý đất khá đơn giản:

  • Tiến hành dọn sạch cỏ dại, các loại cây leo, cây bò xung quanh đem đi đốt lấy tro để rải khắp vườn. Đồng thời xử lý đất với khoảng 20kg vôi bột/ 1000m2 trước khi trồng.
  • Lên luống cây trồng với kích thước: Chiều ngang giữa các hàng khoảng 0,8m. Chiều cao 0.2m vào mùa nắng và 0,4m vào mùa mưa để hỗ trợ khả năng thoát nước nhanh.
  • Luống cần được phủ một lớp bạt mỏng để hạn chế cỏ dại, tránh rửa trôi các chất dinh dưỡng vào mùa mưa và giữ được độ ẩm cần thiết cho cây trồng. Khoảng cách giữa các hốc cây khoảng 0.3 – 0,4m.

Lưu ý: 

  • Khi gieo trồng bất kỳ loại cây giống thảo dược, rau quả nào bạn cũng cần tránh xa những khu vực có chất thải công nghiệp, khu vực bệnh viện khoảng 2 – 3km.
  • Đối với cách trồng khổ qua rừng trong nhà kính, nhà lưới cần phải lắp đặt hệ thống khử trùng đất và giá đỡ thật kỹ. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng các loại màn có khả năng chống côn trùng phù hợp để bảo vệ trái khổ qua khi thu hoạch.

Bước 3: Gieo hạt trồng khổ qua rừng

Đối với hạt khổ qua rừng bạn nên gieo trong chén ươm hoặc khay ươm trước khi trồng chúng ra bên ngoài đất. Bạn cho 1 – 2 hạt vào từng hốc đất đã tạo sẵn, chiều sâu khoảng 1cm. Chú ý gieo tới đâu thì bạn phủ đất kín đến đó, tránh để hạt ra ngoài trời nắng cũng không để các loại hoá chất, thuốc kích thích ngấm vào vì chúng có thể làm hư mầm hạt.

Bạn có thể ươm hạt giống ở một cái chậu to
Bạn có thể ươm hạt giống ở một cái chậu to

Sau khi gieo hạt giống xong, bạn tưới nước và giữ ẩm cho cây mỗi ngày để tăng tỷ lệ nảy mầm thành cây con cao hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng bình phun sương tưới nhẹ nhàng thay vì sử dụng các loại vòi lớn dễ khiến mầm cây bị gãy.

Bước 4: Tiến hành trồng cây khổ qua rừng

Sau khoảng 4 – 5 ngày hạt đã chuyển thành cây non thì bạn chăm sóc thêm khoảng 20 ngày để lựa chọn cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt đem đi trồng ở vùng đất rộng hơn.

  • Nếu bạn trồng khổ qua rừng để thu hoạch lấy ngọn thì để khoảng cách giữa các hàng 80cm, các cây khoảng 35cm.
  • Nếu bạn trồng khổ qua rừng để lấy quả thì khoảng cách giữa các hàng khoảng 1,2m và khoảng cách giữa các cây khoảng 50cm.

Sau một thời gian chăm sóc, các cây khổ qua rừng ra nhiều lá lớn, xuất hiện tua và cao khoảng tới 30cm thì bạn cần phải làm giàn leo. Bạn có thể tận dụng những thanh sắt, cây tre nhỏ, cây gỗ tròn hoặc tấm lưới tạo dáng cho thân khổ qua lên. Nếu bạn muốn cây leo đúng giàn đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất thì nên sử dụng các loại dây vải cố định ngọn khổ qua vào giàn leo để chúng không chạm xuống đất.

Bài đọc thêm: Hoa Đu Đủ Đực Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Như Thế Nào?

Cách trồng khổ qua rừng – Kỹ thuật chăm sóc đúng cách

Để thu được sản lượng tốt nhất bạn cần chăm sóc đúng cách để cây có thể phát triển khoẻ mạnh, không bị sâu thối. Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống bạn có thể tham khảo:

Cách trồng khổ qua rừng – Kỹ thuật tưới nước

Nghe có vẻ đây là việc chăm sóc cây nào cũng phải thực hiện không có gì khó khăn. Tuy nhiên, để cây khổ qua rừng phát triển khỏe mạnh theo đúng lộ trình mà bạn mong muốn thì tưới nước cũng cần thực hiện đúng cách:

Vào mùa hoa bạn chỉ nên tưới nước vào phần gốc cây
Vào mùa hoa bạn chỉ nên tưới nước vào phần gốc cây
  • Vào mùa hanh khô bạn nên tưới nước 1 – 2 lần/ngày vào những thời điểm không nắng gắt.
  • Vào mùa mưa nếu nước gây ngập dụng bạn cần có biện pháp xử lý nhằm tránh gây úng thối phần rễ cây.
  • Khi cây khổ qua rừng ra hoa cần cung cấp đủ nước. Bạn nên dùng bình tưới trực tiếp vào gốc 2 lần/ngày để tránh tình trạng làm gãy rụng hoa.

Tiến hành ngắt ngọn

Cây khổ qua nếu phát triển với kích thước quá lớn sẽ cho ít trái nên trong quá trình chăm sóc bạn cần thực hiện bước ngắt ngon.

  • Lần 1: Sau khoảng 7 – 10 ngày khi cây xuất hiện khoảng dưới 10 lá bạn hãy tiến hành ngắt ngọn để cây đẻ ra nhiều nhánh nhỏ.
  • Lần 2: Sau 1 tuần ngắt ngọt đợt 1 cây đã ra nhiều nhánh hơn bạn tỉa sao cho mỗi cây khổ qua rừng chỉ còn 2 nhánh chính để tập trung dinh dưỡng vào phát triển cây. Khi này cũng là thời điểm chuẩn bị cho phần thân cây leo giàn.
  • Lần 3: Sau khoảng 35 – 40 ngày trồng cây khổ qua rừng bắt đầu đơm hoa bạn sẽ phải tiến hành ngắt đọt để cây đẻ nhiều nhánh hơn. Thực hiện vào buổi sáng những ngày không có mưa để đảm bảo không gây hỏng thối cây. Trong trường hợp cây có nhiều chồi mọc lên bạn dùng kéo được vệ sinh sạch và đeo găng tay để cắt tỉa ngọt để ăn hoặc bán. Vừa tạo kinh tế vừa tạo được không gian thoáng giúp quả đậu thuận lợi.

Tìm hiểu thêm: TOP 5 Tác Dụng Của Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Bạn Nên Biết

Kỹ thuật bón phân trồng khổ qua rừng

Cây khổ qua rừng có khả năng phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn cần phải sử dụng phân bón phù phù hợp để giúp tăng cường khả năng ra hoa, kết trái cho cây.

  • Sau thời gian cây ra 2 – 3 lá bạn nên sử dụng phân Super Growth để tưới cho cây 1 lần/tuần.
  • Khi cây được khoảng 20 – 25 ngày tuổi thì bạn tiếp tục bón 100g Multi vào từng gốc. Sau đó cứ 2 tuần lại tiến hành bón một lần cho tới khi cây ra trái. Tuy nhiên, bạn chú ý không bón quá nhiều vì sẽ khiến cây lớn nhanh nhưng chỉ phát triển phần lá và chồi.
  • Sau đợt thu hoạch đầu tiên (khoảng 45 – 60 ngày sau khi gieo trồng) thì bạn tiến hành bón thêm phân chuồng vào gốc. Cách khoảng 20 ngày thì bạn vun bón đợt phân tiếp theo.
  • Trong một số trường hợp cây khổ qua rừng đã 30 ngày tuổi mà chưa đậu hoa thì bạn cần pha NPK 6-15-6 và Bloom & Fruit cùng với nước theo tỉ lệ 5ml : 5ml : 1 lít. Dùng hỗn hợp phun đều lên phần thân lá, 1 tuần/lần để kích thích hoa khổ qua rừng đậu nhiều hơn.
Chăm sóc đúng cách sẽ thu được sản lượng đạt yêu cầu
Chăm sóc đúng cách sẽ thu được sản lượng đạt yêu cầu

Xem thêm: Kỹ Thuật Trồng Cây Đẳng Sâm Đạt Năng Suất Cao Bạn Nên Tham Khảo

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

Mặc dù có khả năng sinh trưởng tốt nhưng thường khó tránh khỏi việc bị sâu bệnh tàn phá trong quá trình nuôi trồng. Vì vậy, bạn cần chú ý phòng ngừa những loại sâu, bệnh hại thường gặp:

  • Sâu xanh, sâu ăn lá: Chúng thường đẻ trứng thành từng ổ vào mặt dưới của lá với số lượng rất lớn. Những con sâu non sau khi nở sẽ ăn phần ngọn, lá non của cây khổ qua rừng. Để tiêu diệt loại sâu này bạn có thể sử dụng đèn bẫy bướm, ngắt bỏ những chiếc lá có trứng sâu hoặc sử dụng thuốc trừ sâu để phun diệt bỏ chúng.
  • Sâu đục quả: Loại sâu này rất nguy hiểm cần loại trừ chúng càng sớm càng tốt để đảm bảo sản lượng. Bạn cần phải sử dụng thuốc trừ sâu hóa học như Pegasus 250SC, Sherpa 25EC, Sumicidin 20 EC 0,1%.
  • Ruồi vàng đục quả: Đây cũng là một trong những tác nhanh chính ảnh hưởng đến chất lượng quả khổ qua rừng khi thu hoạch. Bạn cần chủ động sử dụng các loại bẫy ruồi vàng để bảo vệ giàn khổ qua rừng.
  • Bệnh héo cây con: Phần cây con bị héo tóp thân do nấm gây ra khi nơi đất trồng có độ ẩm cao. Loại nấm này sẽ tác động khiến cho gốc cây con khô héo rồi chết dần. Để khắc phục bạn có thể sử dụng Aliette 80WP với liều lượng 1kg/ha.
  • Bệnh đốm phấn, sương mai: Loại bệnh này gây hại từ gốc rồi dần lan tới phần lá và ngọn cây khổ qua rừng. Để ngăn ngừa bạn có thể làm hệ thống thoát nước cho rãnh trồng, dọn sạch phần lá già dưới gốc để hạn chế nấm bệnh có điều kiện phát triển. Trường hợp nấm đã ăn sâu nên dùng Ridomil, Mancozeb, Aliette 1kg/ha để điều trị bệnh.
  • Cây bị bệnh do rệp: Với trường hợp mới chớm bệnh bạn có thể dùng biện pháp diệt kiến đen để ngăn ngừa sự phát triển của rệp, rầy. Khi mật độ rệp quá lớn bạn phải dùng thuốc trừ sâu tỏi ớt xà phòng để phun lên khu vực mắc bệnh.

Hy vọng những thông tin về cách trồng khổ qua rừng và các chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây dưới đây sẽ giúp bạn thành công trong quá trình nuôi trồng giống cây này. Bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng cho mô hình nuôi trồng của mình.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Giống Cây Cà Gai Leo Ở Đâu? Chăm Sóc Cây Như Thế Nào?
Mua Giống Cây Cà Gai Leo Ở Đâu? Chăm Sóc Cây Như Thế Nào?

Nội dung chínhVụ mùa khổ qua rừng là vào thời điểm nào?Cách trồng khổ qua rừng tại nhà đạt năng suất caoBước 1: Chuẩn bị...

Hạt Đười Ươi Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua Chất Lượng
Hạt Đười Ươi Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua Chất Lượng

Nội dung chínhVụ mùa khổ qua rừng là vào thời điểm nào?Cách trồng khổ qua rừng tại nhà đạt năng suất caoBước 1: Chuẩn bị...

5 Cách Ngâm Rượu Nhục Thung Dung Cho Hiệu Quả Tốt Nhất
5 Cách Ngâm Rượu Nhục Thung Dung Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Nội dung chínhVụ mùa khổ qua rừng là vào thời điểm nào?Cách trồng khổ qua rừng tại nhà đạt năng suất caoBước 1: Chuẩn bị...

3 Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Cây Lược Vàng Hiệu Quả Tại Nhà
Top 3 Cách Chữa Bệnh Tiểu Đường Bằng Cây Lược Vàng Hiệu Quả

Nội dung chínhVụ mùa khổ qua rừng là vào thời điểm nào?Cách trồng khổ qua rừng tại nhà đạt năng suất caoBước 1: Chuẩn bị...