Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Các Mẹ Cần Biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpNguyên Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng báo hiệu chiều cao của bé trong tương lai. Mẹ có thể dựa theo chỉ số này để điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để giúp con cải thiện chiều cao từ ngay trong bụng mẹ. Dưới đây là một số thông tin quan trọng mẹ cần quan tâm.

Các chỉ số siêu âm thai quan trọng mẹ cần biết

Bên cạnh chỉ số cân nặng và chiều cao của bé, các mẹ cần chú ý đến một số chỉ số quan trọng báo hiệu sự phát triển của thai nhi như sau:

  • GA (Gestational age): Là tuổi thai nhi, được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Là đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu của thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • BPD (Biparietal diameter): Là đường kính lưỡng đỉnh – đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của bé.
  • FL (Femur length): Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi.
  • EFW (estimated fetal weight): Là khối lượng thai ước đoán.
  • CRL (Crown rump length): Là chiều dài đầu mông của bé.
Kết quả siêu âm các chỉ số quan trọng về sự phát triển của thai nhi
Kết quả siêu âm các chỉ số quan trọng về sự phát triển của thai nhi

So sánh các chỉ số trên với bảng chỉ số trung bình, các mẹ có thể biết được quá trình phát triển của em bé, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như các thói quen cho phù hợp.

Chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi (ký hiệu là FL) là một trong 6 chỉ số quan trọng của thai nhi mà mẹ cần nắm vững. Chỉ số này bắt đầu được xác định từ tuần thứ 14 của thai kỳ, và luôn được xác định ở các tuần thăm khám sau đó.

Ý nghĩa chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi sẽ có ý nghĩa từ tuần 14 của thai kỳ trở đi, ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần tuổi cho biết bé có đang phát triển tốt hay không, có bình thường hay không.
  • Giúp dự đoán được chiều cao của bé sau này, nhưng dự đoán này cũng chỉ là tương đối, chiều cao của trẻ sẽ phù thuộc nhiều vào dinh dưỡng, môi trường sống và các yếu tố khác.
  • Xương đùi thai nhi bị ngắn được xem là dấu hiệu làm tăng 2 – 3 lần hội chứng Down ở trẻ. Tuy nhiên đây là dấu hiệu tăng nguy cơ chứ không phải chắc chắn trẻ có xương đùi ngắn đều mắc hội chứng Down.

Bên cạnh việc xác định chỉ số chiều dài xương đùi của bé, bác sĩ có thể thực hiện thêm những xét nghiệm đo mật độ khoáng xương cũng như các thông số khác.

Chiều dài xương đùi thai nhi sẽ tăng dần theo tuần tuổi
Chiều dài xương đùi thai nhi sẽ tăng dần theo tuần tuổi

Xem thêm : xương chũm là gì? cấu tạo và chức năng chính

Chiều dài xương đùi thai nhi từ tuần 1 đến 40

Chiều dài trung bình và ngưỡng giới hạn của xương đùi thai nhi theo tuần tuổi như sau:

  • Tuần 14: Chiều dài trung bình 14mm, ngưỡng giới hạn 13-15mm.
  • Tuần 15: Chiều dài trung bình 17mm, ngưỡng giới hạn 16-19mm.
  • Tuần 16: Chiều dài trung bình 20mm, ngưỡng giới hạn 18-22mm.
  • Tuần 17: Chiều dài trung bình 23mm, ngưỡng giới hạn 22-26mm.
  • Tuần 18: Chiều dài trung bình 25mm, ngưỡng giới hạn 25-29mm.
  • Tuần 19: Chiều dài trung bình 28mm, ngưỡng giới hạn 27-33mm.
  • Tuần 20: Chiều dài trung bình 31mm, ngưỡng giới hạn 30-36mm.
  • Tuần 21: Chiều dài trung bình 34mm, ngưỡng giới hạn 32-38mm.
  • Tuần 22: Chiều dài trung bình 36mm, ngưỡng giới hạn 35-41mm.
  • Tuần 23: Chiều dài trung bình 39mm, ngưỡng giới hạn 37-45mm.
  • Tuần 24: Chiều dài trung bình 42mm, ngưỡng giới hạn 40-48mm.
  • Tuần 25: Chiều dài trung bình 44mm, ngưỡng giới hạn 42-50mm.
  • Tuần 26: Chiều dài trung bình 47mm, ngưỡng giới hạn 45-53mm.
  • Tuần 27: Chiều dài trung bình 49mm, ngưỡng giới hạn 46-56mm.
  • Tuần 28: Chiều dài trung bình 52mm, ngưỡng giới hạn 49-59mm.
  • Tuần 29: Chiều dài trung bình 54mm, ngưỡng giới hạn 51-61mm.
  • Tuần 30: Chiều dài trung bình 56mm, ngưỡng giới hạn 53-63mm.
  • Tuần 31: Chiều dài trung bình 59mm, ngưỡng giới hạn 55-65mm.
  • Tuần 32: Chiều dài trung bình 61mm, ngưỡng giới hạn 56-68mm.
  • Tuần 33: Chiều dài trung bình 63mm, ngưỡng giới hạn 58-70mm.
  • Tuần 34: Chiều dài trung bình 65mm, ngưỡng giới hạn 60-72mm.
  • Tuần 35: Chiều dài trung bình 67mm, ngưỡng giới hạn 62-74mm.
  • Tuần 36: Chiều dài trung bình 68mm, ngưỡng giới hạn 64-76mm.
  • Tuần 37: Chiều dài trung bình 70mm, ngưỡng giới hạn 66-79mm.
  • Tuần 38: Chiều dài trung bình 71mm, ngưỡng giới hạn 67-81mm.
  • Tuần 39: Chiều dài trung bình 73mm, ngưỡng giới hạn 68-72mm.
  • Tuần 40: Chiều dài trung bình 74mm, ngưỡng giới hạn 70-84mm.

Theo kết quả siêu âm, chỉ cần chiều dài xương đùi của bé nằm trong ngưỡng giới hạn của tuần tuổi là thai đang phát triển bình thường. Tuy việc siêu âm giúp xác định được các chỉ số quan trọng về sự phát triển của trẻ, nhưng mẹ chỉ nên thực hiện siêu âm thai định kỳ tại các mốc khám thai quan trọng. Cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên siêu âm quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng thai nhi.

Nguyên nhân khiến chiều dài xương đùi bé bị ngắn

Một số trường hợp chiều dài xương đùi của thai bị ngắn hơn tiêu chuẩn là do sai lệch về vị trí mà người đo lựa chọn. Chiều dài sai lệch này thường không đáng kể, mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp xương đùi quá ngắn so với mức cho phép thì bạn có thể nghĩ đến những nguyên nhân khác. Tiêu biểu như sau:

Thiếu Canxi có thể là nguyên nhân khiến xương đùi thai nhi bị ngắn
Thiếu Canxi có thể là nguyên nhân khiến xương đùi thai nhi bị ngắn
  • Suy sản tiểu não ở thai nhi: Đây là trường hợp xảy ra khi thai phụ xuất hiện những dấu hiệu đau bụng bất thường, ngay khi phát hiện mẹ hãy nhanh chóng đến kiểm tra ở các bệnh viện lớn hoặc cơ sở có uy tín để xử lý kịp thời.
  • Do yếu tố di truyền: Các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền không chỉ ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi mà còn có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ sau này.
  • Yếu tố dinh dưỡng: Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của bé, vì vậy mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ và hợp lý lượng canxi trong thai kỳ để bé được phát triển tốt nhất. Đặc biệt, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên theo dõi các chỉ số phát triển của thai để có thay đổi cho phù hợp. Đặc biệt là trong những mốc quan trọng như thai nhi tuần 32, tuần 37,…
  • Các thói quen xấu của mẹ: Lối sống không lành mạnh của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ nên loại bỏ các thói quen xấu như thức khuya, uống cà phê, bia rượu, uống nhiều nước ngọt, hút thuốc lá,…

Thông tin tham khảo : cấu tạo và chức năng của bộ xương người

Làm thế nào để cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi?

Lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, nếu nguyên nhân dẫn đến chiều dài xương đùi của trẻ ngắn không phải do bệnh lý (như hội chứng Down,…) thì mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau đây trong khẩu phần ăn của mình:

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng chiều dài xương đùi thai nhi
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng chiều dài xương đùi thai nhi
  • Các loại rau màu xanh đậm: Bổ sung rau cải chíp, cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh,… giúp cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A, các chất chống oxy hóa cho cơ thể mẹ và chu kỳ phát triển của bé.
  • Các loại hạt giàu canxi: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt vừng, đậu, các loại chế phẩm từ đậu,…
  • Các loại thủy hải sản giàu canxi: Cá chạch, cá mòi, cua biển, hàu, tảo biển, tôm đồng, tép, cua đồng, các loại cá nhỏ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Sữa, cá hồi, nấm,…
  • Thực phẩm giàu chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản,…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Nghêu, đậu, lòng đỏ trứng,…
  • Thực phẩm giàu acid Folic: Đậu, mùi tây, bông cải xanh,…
  • Ăn nhiều cá: Mẹ bầu nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, và ăn ít nhất 3 lần cá mỗi tuần.
  • Thực phẩm bổ sung: Có thể bổ sung thêm 1- 2 ly sữa bầu, sữa chua, phô mai mỗi ngày.
  • Kiêng ăn: Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, đồ ăn vặt không có dinh dưỡng, các loại bánh kẹo quá ngọt,… Đặc biệt, tuyệt đối không dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các loại chất kích thích,…

Trên đây là chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi chuẩn và những thông tin liên quan. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về chỉ số này và biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm : thuốc chữa đau xương khớp được chuyên gia khuyên dùng

Thoát Vị Đĩa Đệm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y tế mô tả tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, mất độ...

10+ Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Hiệu Quả Tốt Nhất

Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm là điều cần thiết...

Top 15 Thuốc Chữa Đau Xương Khớp Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc đau xương khớp nào hiện nay đang được chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao là mối quan tâm...

11 Cách chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Nhất, Không Dùng Thuốc

Chứng đau lưng có thể được trị khỏi dứt điểm nếu lựa chọn được phương pháp khắc phục phù hợp....

12+ Cách Chữa Bệnh Gout Tại Nhà – Giảm Đau Hiệu Quả Nhanh

Bên cạnh thăm khám và điều trị y tế thì bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh gout...