Gợi Ý 5 Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả Cao

5/5 - (2 bình chọn)

Lá trầu không là một nguyên liệu với nhiều thành phần kháng khuẩn, tốt cho da. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng loại lá này để chữa trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm. Bài viết sau đây sẽ gợi ý 5 cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không đơn giản tại nhà bạn đọc có thể tham khảo.

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có công dụng kháng viêm, tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả.

Chính vì thế, lá trầu không là một thảo dược thiên nhiên thường được dùng để chữa các bệnh lý về da liễu như chàm, mề đay, mụn nhọt, viêm da cơ địa…

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho da. Trầu không có chứa chất oxy hóa, chất kháng khuẩn, vì thế có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào vi nấm, vi khuẩn gây hại.

Đồng thời, các chất trong trầu không còn có tính năng sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm và ngứa ngáy trên diện rộng.

Lá trầu không là bài thuốc dân gian chữa bệnh chàm hiệu quả
Lá trầu không là thuốc dân gian chữa bệnh chàm hiệu quả

Chưa hết, chất phenol và các vitamin trong lá trầu không có công dụng giúp phục hồi da bị tổn thương do bệnh chàm, kích thích tế bào da mới phát triển.

Ngoài ra, hai thành phần này còn có tác dụng ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, E.coli, phế cầu, nấm… 

Với những lợi ích như trên, từ lâu lá trầu không đã trở thành một dược liệu thiên nhiên được nhiều người tin tưởng lựa chọn để điều trị bệnh chàm, viêm da cơ địa, mề đay…

5 cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không

Theo dân gian, có nhiều cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không khác nhau như nấu nước tắm, thoa, kết hợp với các thảo dược khác.

Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng với một liều lượng và cách thực hiện khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo những cách chữa chàm từ lá trầu không sau đây:

Ngâm nước lá trầu không

Ngâm da trong nước lá trầu không là cách chữa đơn giản bạn có thể làm tại nhà. Cách này giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, cải thiện vùng da bị sưng đỏ, loại bỏ các tế bào chết, đồng thời giữ ẩm và làm mềm da.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 5 – 7 lá trầu không
  • Rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn
  • Vớt ra và để ráo, vò xát nhẹ
  • Đun khoảng 1,5 lít nước đến khi sôi thì cho lá trầu không vào
  • Tiếp tục đun nước thêm 10 phút rồi đổ ra
  • Hòa cùng một ít nước lạnh
Người bệnh có thể áp dụng cách ngâm vết chàm vào nước lá trầu không để điều trị
Người bệnh có thể áp dụng cách ngâm vết chàm vào nước lá trầu không để điều trị
  • Ngâm tay chân và vùng da bị tổn thương vào nước, phần lá thì chà xát nhẹ lên da
  • Bạn nên áp dụng cách này vào buổi tối hoặc ngay khi cơn ngứa bùng phát

Chữa bệnh chàm bằng tắm lá trầu không

Nếu các vết chàm lan rộng trên khắp cơ thể, bạn nên áp dụng cách tắm lá trầu không để làm sạch da toàn cơ thể. Phương pháp này sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm và se lành vết thương.

Cách thực hiện:

  • Chọn một nắm lá trầu không tươi, không bị sâu, bị héo
  • Rửa sạch với nước và để cho ráo
  • Đun sôi khoảng 2 đến 3 lít nước, vò lá trầu và cho vào nồi
  • Đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt lửa
  • Cho nước lá trầu không ra thau và hòa cùng một ít nước lạnh
  • Lấy nước để tắm
  • Không nên tắm nước quá nóng vì dễ gây kích ứng da và ngứa ngáy bùng phát. Vì thế nên điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp

Thoa hỗn hợp trầu không và muối biển

Thoa hỗn hợp lá trầu không và muối biển lên da bị tổn thương có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy.

Do đó, đây là một trong những cách chữa bệnh chàm hiệu quả mà mọi người có thể lựa chọn.

Cách thực hiện:

  • Chọn 2 lá trầu không tươi, không bị sâu
  • Rửa sạch với nước và cắt nhỏ, để ráo nước
  • Dùng cối giã nát lá trầu không và vắt lấy nước
  • Cho vào 100ml nước lọc và một ít muối biển
  • Khuấy đều để hỗn hợp hòa tan
Hỗn hợp muối biển và lá trầu không có hoạt chất kháng viêm và sát khuẩn hiệu quả
Hỗn hợp muối biển và lá trầu không có hoạt chất kháng viêm và điều trị bệnh chàm hiệu quả
  • Rửa sạch với nước phần da bị bệnh, lau khô và thoa đều hỗn hợp
  • Sau 5 phút, tiếp tục theo lên 2 – 3 lớp nước thuốc
  • Để trong vòng 15 phút và rửa lại với nước ấm

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không và lá khế

Theo Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, giúp sát khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Vì thế, khi kết hợp với lá trầu không đây sẽ là bài thuốc chữa bệnh chàm hiệu quả và an toàn tại nhà cho mọi người.

Cách thực hiện:

  • Chọn 1 nắm lá khế và lá trầu không
  • Rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn
  • Cắt thành từng miếng nhỏ và để cho ráo nước
  • Đun 1 lít nước sôi và cho nguyên liệu vào nồi
  • Tiếp tục đun từ 5 – 10 phút rồi tắt bếp
  • Cho hỗn hợp ra thau và hòa cùng một ít nước lạnh sạch
  • Ngâm và rửa nhẹ lên da bị bệnh, phần lá thì chà xát lên da

Đắp lá trầu không

Đắp trực tiếp lá trầu không lên vùng da bị bệnh để các hoạt chất trong lá giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và thẩm thấu vào da giúp điều trị bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên, một hạn chế của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng ở một số vùng da nhất định trên cơ thể mà khó có thể áp dụng trên diện rộng khắp cơ thể

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng và để ráo
  • Cho trầu không và cối giã nhuyễn cùng với muối
  • Cho hỗn hợp lá vào khăn sạch và buộc chặt lại
  • Vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi đắp thuốc
  • Đặt phần vải chứa lá trầu không lên da bị bệnh chàm eczema
Đắp trực tiếp lá trầu không giã nhuyễn để điều trị bệnh
Đắp trực tiếp lá trầu không giã nhuyễn để điều trị bệnh chàm
  • Giữ trong 10 – 20 phút, có thể chà xát nhẹ nhàng qua lại
  • Sau đó để da khô lại và rửa với một ít nước ấm
  • Thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày và kiên trì trong 3 – 5 ngày sẽ thấy được hiệu quả 

Lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng lá trầu không

Mặc dù phương pháp chữa bệnh bằng lá trầu không đã có từ lâu đời và được nhiều người áp dụng, bạn cũng không nên chủ quan mà phải lưu ý một vấn đề sau để bảo đảm sự an toàn cũng như thuốc phát huy công dụng tối đa:

  • Lá trầu không chỉ là thảo dược giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm, giảm ngứa chứ không thể giúp chữa bệnh tận gốc
  • Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh, mà lá trầu không sẽ phát huy công dụng điều trị bệnh khác nhau
  • Nếu bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng, thì nên đến bác sĩ thăm khám và chữa bệnh kịp thời.
  • Trong quá trình điều trị, nếu có những triệu chứng bất thường, thì nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để thăm khám.
  • Không được nấu lá trầu không quá lâu vì có thể làm bay hơi và mất hết các tinh chất có trong lá
  • Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không phải được kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài thì bệnh mới có dấu hiệu thuyên giảm
  • Lựa chọn lá trầu không tươi, không bị sâu và không có chất bảo quản, thuốc trừ sâu.
  • Không nên chà xát quá mạnh vào da vì có thể gây chảy máu và lở loét.
  • Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, không được tiếp xúc với bụi bẩn hay tác nhân dễ gây dị ứng.
  • Với những bệnh nhân có làn da nhạy cảm, thì không nên sử dụng lá trầu không để chữa bệnh vì dễ gây dị ứng, phát ban, nóng rát cho da.
  • Không áp dụng nhiều cách chữa bệnh bằng dân gian cùng một lúc. Điều này có thể gây cản trở quá trình điều trị cũng như tác động xấu đến làn da và cơ thể.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt như hạnh nhân, ngũ cốc nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh chàm diễn biến nặng hơn.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Hạn chế ra gió và nắng hoặc che chắn kín khi đi ra ngoài ngăn ngừa gió và bụi bẩn bám vào. Đồng thời mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt.

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không là một trong những phương pháp khá phổ biến và an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, để biết được nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chữa trị đúng cách, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám tốt nhất và tránh để bệnh tiến triển nặng.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh
Chàm Vành Tai Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nội dung chínhChữa bệnh chàm bằng lá trầu không có hiệu quả không?5 cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu khôngNgâm nước lá trầu khôngChữa...

Chàm Hóa Da Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Hướng Điều Trị Phù Hợp
Chàm Hóa Da Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Để Chữa Trị?

Nội dung chínhChữa bệnh chàm bằng lá trầu không có hiệu quả không?5 cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu khôngNgâm nước lá trầu khôngChữa...

Bé Bị Chàm Cơ Địa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Khắc Phục
Bé Bị Chàm Cơ Địa – Cha Mẹ Đừng Chủ Quan Vì Rất Nguy Hiểm

Nội dung chínhChữa bệnh chàm bằng lá trầu không có hiệu quả không?5 cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu khôngNgâm nước lá trầu khôngChữa...

Bệnh chàm môi không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình
Bệnh Chàm Môi Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Chữa Trị?

Nội dung chínhChữa bệnh chàm bằng lá trầu không có hiệu quả không?5 cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu khôngNgâm nước lá trầu khôngChữa...