[Giải Đáp] Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Y Học Cổ Truyền Có Tốt Không?

4.8/5 - (5 bình chọn)

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền đang là phương pháp được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bởi cách chữa này mang đến hiệu quả tương đối tốt, lại an toàn và ít gây tác dụng phụ. Hơn nữa đây cũng là phương pháp có chi phí tương đối phải chăng, gần như bệnh nhân nào cũng có thể chi trả được. Để tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị này, mời các bạn theo dõi những thông tin ngay sau đây.

Thoát vị đĩa đệm dưới góc nhìn của y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền (YHCT), thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu cốt thống. Do can thận suy yếu, khí huyết không lưu thông chèn ép gây sưng và tê nhức. Chức năng nuôi dưỡng xương khớp bị suy giảm dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng can thận suy yếu là do:

  • Sự tác động của phong hàn, thấp tà xâm nhập khiến can thận suy yếu. Tình trạng kéo dài khiến đĩa đệm tổn thương, sưng và xuất hiện cơn đau dữ dội.
  • Do thể trạng và cơ địa bên trong: Người bệnh cao tuổi, thường xuyên mắc bệnh dẫn đến bệnh về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Hoặc do một số người bệnh gia cột sống, gù vẹo bẩm sinh tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cao.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn

Bệnh thoát vị đĩa đệm không phải bệnh nan y, nhưng triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng bệnh kéo dài, khó điều trị và tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm như: rối loạn cảm giác, hội chứng đuôi ngựa, teo chân, bại liệt. Do đó người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học có cổ truyền có hiệu quả?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền là điều trị căn nguyên của bệnh, giúp khí huyết lưu thông, bồi bổ tạng can thận bị tổn thương. Từ đó ức chế sự phát triển của bệnh nghiêm trọng, giảm tổn thương cột sống bị thoát vị. Ngoài ra giúp cân bằng khí huyết, tăng cường sức đề kháng hệ xương chắc khỏe.

Tuy nhiên chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền có hiệu quả. Theo chuyên gia khuyến cáo nên điều trị bằng YHCT được sử dụng với tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình. Phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mang đến hiệu quả khác nhau.

Ưu điểm

  • An toàn, không chứa tác dụng phụ: Với bài thuốc uống sử dụng thảo dược tự nhiên, người bệnh sử dụng trong thời gian dài không tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như phương pháp điều trị khác
  • Điều trị bệnh hiệu quả hiệu quả: YHCT điều trị căn nguyên của bệnh giúp đả thông khí huyết, bồi bổ tạng can bị hư, giảm đau và triệu chứng của bệnh. Bên cạnh bài thuốc uống, người bệnh sử dụng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu tác động từ bên ngoài hỗ trợ điều trị.
  • Bồi bổ sức khỏe: Phương pháp bằng y học cổ truyền không chỉ điều trị bệnh còn giúp nâng cao sức khỏe, hệ xương chắc khỏe, phục hồi tổn thương ở khu vực bị thoát vị

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, điều trị bằng y học cổ truyền còn tồn tại một số nhược điểu như:

  • Thời gian điều trị lâu dài: Điều trị căn nguyên của bệnh, bài thuốc điều trị y học cổ truyền điều trị lâu dài, người bệnh cần kiên trì thực hiện. Thông thường điều trị từ 2-3 tháng mới mang đến hiệu quả
  • Điều trị tình trạng bệnh nhẹ chưa tiến triển nghiêm trọng: Phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền tác dụng điều trị bệnh nhẹ và hỗ trợ điều trị. Với trường hợp diễn biến nặng người bệnh cần sự can thiệp y khoa, phẫu thuật điều trị
  • Thời gian chuẩn bị thuốc lâu: So với điều trị bằng thuốc Đông y, với biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền thực hiện lâu với bài thuốc uống người bệnh cần sắc thuốc, với biện pháp tác động từ bên ngoài người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên môn tay nghề cao thực hiện

Biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của người bệnh. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng bài thuốc uống hoặc biện pháp điều trị tác động từ bên ngoài như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, nắn chỉnh đĩa đệm,…

Bài thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đường uống
Bài thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đường uống

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng YHCT từ bên trong bằng bài thuốc

Bài thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên, điều trị căn nguyên của bệnh, đảm bảo an toàn không tác dụng. Bên cạnh đó còn giúp bồi bổ tăng sức đề kháng cơ thể, hệ xương chắc khỏe. Tùy thuộc vào từng thể bệnh, bác sĩ kê đơn bài thuốc khác nhau.

Điều trị thoát vị đĩa đệm thể Hàn thấp

Biểu hiện lâm sàng của thể Hàn Thấp là người bệnh đau nhức khi thời tiết lạnh kèm theo triệu chứng tiểu nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, tay chân thiếu sức.

Sử dụng thảo được như Độc hoạt, Xuyên ô, Phụ tử, Cam thảo, Ma hoàng cùng thảo được khác sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh đem vị thuốc sắc đến khi cạn còn 1/2 sử dụng 3 lần/ ngày. Thuốc tác dụng tán hàn, giúp khí huyết lưu thông và giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc điều trị thoát vị đãi đệm thể Thấp nhiệt

Người bệnh thoát vị đĩa đệm thể Thấp nhiệt đau quặn ở vùng thoát vị đĩa đệm, khó khăn trong vận động. Khi đi tiểu bị buốt rát, và nước tiểu màu vàng. Kết hợp vị thuốc như Ý dĩ, Hoàn bá, Ngưu tất, mộc thông và một số nguyên liệu khác sắc và sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm Thể Dương hư

Triệu chứng của bệnh là lưng bị đau nhức, sợ lạnh, nước tiểu trong. Sử dụng vài thuốc chứa dược liệu như Lục địa, Cao ban long, Đỗ trọng, Đương quy,… Người bệnh đem sắc và uống 3 lần/ ngày giúp hoạt huyết, tráng dương.

Thể thận hư

Sử dụng thảo dược Sơn thù, Thục địa, Ngưu tất, Kỷ tử cùng thảo dược khác sắc lên và sử dụng 3 lần/ ngày. Giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vùng thoát vị bị đau ê ẩm, cơ thể mệt mỏi không có sức lực, thường sốt về đêm và họng bị khô rát.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh nên kết hợp bài thuốc đắp và bài thuốc uống điều trị bên ngoài và bên trong cơ thể, giúp điều trị bệnh hiệu quả.

  • Ngải cứu: Cho ngải cứu rửa sạch và sao vàng với một chút muối. Sau đó chườm lền khu vực bị thoát vị đãi đệm giúp giảm đau nhanh chóng. Khi chườm lên người bệnh cảm nhận rõ rệt, tinh thần được thư giãn. Ngoài ra bạn có thể kết hợp ngải cứu và rượu trắng mang đến hiệu quả tốt nhất.
  • Lá lốt: Tương tự như ngải cứu, người bệnh rửa sạch và sao nóng lá lốt với một chút muối và chườm lên vùng bị thoát vị đĩa đệm khoảng 20 phút
  • Đinh lăng: Sử dụng đinh lăng rửa sạch và giã nát cho chảo sao nóng, chườm khoảng 20-30 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng YHCT từ tác động bên ngoài

Bên cạnh sử dụng điều trị từ bên trong, người bệnh thực hiện phương pháp điều trị từ bên ngoài như:

Xoa bóp – bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt đẩy thông kinh mạch, tuần hoàn máu lưu thông từ đó làm chậm quá trình lão hóa và chức năng vận động linh hoạt. Sử dụng phương pháp này với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, thoát vị loại I, II, III theo phân loại của Wood.

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Trước khi thực hiện, người bệnh thực hiện phương pháp xoa bóp vùng thoát vị đĩa đệm theo cách Day-Lăn-Bóp, sau đó day ấn huyệt và nắn chỉnh đĩa đệm. Người bệnh day ấn huyệt ở các vị trí:

  • A thị huyệt: A thị huyệt không cố định vị trí, để xác định chính xác, người bệnh xác nhận bằng cách ngón tay cái ấn vào các vị trí đau nhức. Huyệt A thị nguyệt ở vị trí đau và ê tức nhất.
  • Huyệt cách du: Bấm huyệt Cách du tác dụng hòa vị khí, thanh huyết, bổ hư lao. Huyệt vị này nằm ngang với huyệt Chí Dương và cách gai đốt sống thứ 5 khoảng 1,5 thốn.
  • Huyệt Giáp tích: Vị trí huyệt Giáp tích cách mỏm gai đốt sống khoảng 0,5 thốn do ngang.
  • Huyệt Thận Du: Bấm huyệt Thận Du tác dụng tráng hỏa, điều thận khí giảm đau cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Huyệt nằm cách đốt sống lưng thứ 2 khoảng 1,5 thốn đo ngang.
  • Huyệt Đại trường du: Huyệt Đại trường du nằm ngang với với huyệt Yêu dương quan và cách đốt sống thắt lưng thứ 4 khoảng 1,2 thốn đo ngang.

Sau khi xác định được vị trí của huyệt đạo, người bệnh thực hiện Ấn-Day-Xoay theo chiều kim đồng hồ ở huyệt Thận Du, Đại Trường Du và Giáp tích. Tiếp theo dùng ngón cái một góc 90 độ tại vị trí bấm huyệt Thận Du, Giáp tích L1-S1, Cách du, Đại trường du và A thị huyệt

Châm cứu

Biện pháp châm cứu được sử dụng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm kèm theo triệu chứng như chuột rút và khu vực thoát vị bị sưng tấy. Phương pháp sử dụng kim châm với độ sâu khác nhanh giúp đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết. Từ đó giảm cơn đau, tế bào mô sụn phục hồi nhanh chóng.

Phương pháp châm cứu
Phương pháp châm cứu

Người bệnh thực hiện các phương pháp châm cứu như:

  • Châm cứu truyền thống: Người bệnh được bác sĩ dùng kim châm vào vị trí huyệt đạo khoảng 30 phút giúp máu lưu thông giảm đau và triệu chứng của bệnh. Người bệnh thực hiện lộ trình khoảng 10 lần châm cứu mang đến hiệu quả.
  • Điện châm: Đây là kết hợp điều trị y học cổ truyền và y học hiện đại. Sử dụng công nghệ hiện đại châm cứu từ đó giảm cơn đau nhanh chóng. Phù hợp điều trị với bệnh thoát vị đĩa đệm tình trạng nhẹ cơn đau chưa kéo dài và diễn biến phức tạp.
  • Thủy châm: Đây là phương pháp tiêm trực tiếp thuốc Coramin, Adrenalin vào huyệt đạo. Được bác sĩ khuyên dùng với trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ hoặc trung bình.
  • Tinh dầu ngải cứu: Tương tự như phương pháp khác, biện pháp sử dụng châm cứu bằng tinh dầu ngải cứu sử dụng cho người bệnh trường hợp nhẹ và trung bình. Bác sĩ dùng kim châm đâm vào huyệt đạo và cho tinh dầu trực tiếp vào cơ thể thông qua đường dẫn kim châm.

Để mang đến hiệu quả, người bệnh cần đến cơ sở đông y uy tín, kết hợp chế độ ăn uống điều độ, bài tập trị liệu giúp cơ thể khỏe mạnh.

Điều trị bằng phương pháp diện chẩn

Đây là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu tác động vào huyệt đạo tương ứng trên gương mặt mà không sử dụng thuốc hoặc châm cứu. Từ đó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện một số bệnh lý về xương khớp còn giảm tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi hay yếu sinh lý.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền phương pháp diện chẩn
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền phương pháp diện chẩn

Phương pháp được thực hiện:

  • Thực hiện day ấn bộ thoát vị đĩa đệm (bộ lưng) gồm các huyệt: Huyệt 15-, huyệt 28, huyệt 13-, huyệt 65, huyệt 106, huyệt 103, huyệt 97, huyệt 107, huyệt 184, huyệt 73, huyệt 7-
  • Thực hiện giãn cơ và thông tắc cần dây ấn các huyệt vị 0, 1, 19, 41, 16-, 61-, 275, 290.
  • Thực hiện day ấn bộ thoát vị đĩa đệm bộ lưng day ấn các huyệt vị: 7-, 15-, 13-, 28, 106, 103, 207, 284, 97, 73, 65.

Phương pháp được nhiều người bệnh thực hiện với chi phí thấp, hiệu quả và không bị biến chứng sau điều trị.

Nắn chỉnh đĩa đệm

Người bệnh sử dụng ngón cái ấn vào vị trí bị thoát vị đĩa đệm khoảng 3-5 phút theo nguyên tắc nghịch hướng và đối lực. Phụ thuộc vào thể trạng người bệnh có thể sử dụng lực khác nhau. Trước khi nắn chỉnh, người bệnh nên tiến hàng chụp MRI hoặc CT để xác định vị trí thoát vị đĩa đệm.

Nắn chỉnh đĩa đệm
Nắn chỉnh đĩa đệm

Những lưu ý chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm được người bệnh sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây giúp điều trị bệnh hiệu quả:

  • Điều trị bằng y học cổ truyền người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để mang đến hiệu quả
  • Chọn cơ sở Đông y uy tín để được bắt mạch và kê đơn thuốc điều trị bệnh hiệu quả
  • Người bệnh cần thực hiện theo phác đồ điều trị, kiên trì thực hiện
  • Bên cạnh thực hiện biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền, người bệnh kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, bài tập vật lý trị điều trị bệnh hiệu quả
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý không bị căng thẳng stress
  • Kiểm soát cân nặng không bị thừa cân béo phì gây áp lực lên đĩa đệm
  • Tập luyện thể dục bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
  • Không ngồi quá lâu một tư thế, nếu do tính chất công việc, người bệnh đứng lên vận động nhẹ nhàng
  • Điều trị bằng y học cổ truyền với tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình, với trường hợp bệnh nặng cần can thiệp y khoa, phẫu thuật
  • Trong quá trình điều trị xảy ra biến chứng bất thường cần đi thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền được đánh giá an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Để mang đến hiệu quả người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà, bài tập vật lý trị liệu.

Đừng bỏ lỡ: 

BÀI XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc giảm đau Indometacin
Bật Mí Những Loại Thuốc Giảm Đau Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất Hiện Nay

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm dưới góc nhìn của y học cổ truyềnChữa thoát vị đĩa đệm bằng y học có cổ truyền có...

Danh Sách 12 Bác Sĩ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giỏi Ở TPHCM 2022
Danh Sách 12 Bác Sĩ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Giỏi Ở TPHCM 2023

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm dưới góc nhìn của y học cổ truyềnChữa thoát vị đĩa đệm bằng y học có cổ truyền có...

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu Tốt? Danh Sách 5 Bệnh Viện Uy Tín 2022
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu Tốt? Danh Sách 5 Bệnh Viện Uy Tín 2023

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm dưới góc nhìn của y học cổ truyềnChữa thoát vị đĩa đệm bằng y học có cổ truyền có...

Các hoạt chất trong lá lốt có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh cơ xương khớp
Gợi Ý 6+ Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm dưới góc nhìn của y học cổ truyềnChữa thoát vị đĩa đệm bằng y học có cổ truyền có...