Cơ Là Gì? Giải Phẫu Chi Tiết Cấu Tạo Của Cơ Trong Cơ Thể Người

5/5 - (10 bình chọn)

Cơ được biết đến là chuỗi các mô mềm kết hợp cùng dây thần kinh giúp chúng ta di chuyển dễ dàng hơn. Cơ bị tổn thương sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, cơ thể yếu dần đi. Cùng tìm đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn cơ là gì, cấu tạo, chức năng đối với cơ thể con người.

Cơ là gì?

Cơ sinh học là các mô mềm chứa các sợi protein actin và myosin. Chức năng chính của chúng là tạo ra lực và chuyển động. Bên cạnh đó, cơ bắp cũng chịu trách nhiệm duy trì, thay đổi các tư thế, đồng thời làm tăng khả năng vận động và chuyển động của các cơ quan nội tạng. Chẳng hạn như di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa, tạo ra nhu động ruột hay co bóp tim. Không có cơ sinh học thì con người không thể tồn tại.

Cơ là gì? Cơ sinh học là các mô mềm chứa các sợi protein actin và myosin
Cơ là gì? Cơ sinh học là các mô mềm chứa các sợi protein actin và myosin

Cơ thể chúng ta sẽ được chia thành 3 loại cơ chính là cơ xương hay còn gọi là cơ vân, cơ tim và cơ trơn. Với hơn 700 cơ khác nhau, trong đó mỗi cơ bao gồm hàng nhìn hoặc hàng chục nghìn các sợi cơ nhỏ. Mỗi sợi cơ có thể dài khoảng 40mm và được điều khiển bởi một dây thần kinh. Ngoài ra, sức mạnh của cơ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các sợi cơ hiện có. 

Thức ăn sau khi được chuyển hóa sẽ tạo ra adenosine triphosphate (ATP) và các tế bào cơ biến ATP hình thành năng lượng cơ học giúp cung cấp năng lượng cho cơ. 

Cấu tạo cơ sinh học

Ngoài việc biết cơ là gì, để hiểu thêm về cơ, chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết về cấu tạo của chúng. Theo đó, giải phẫu cấu tạo cơ bao gồm quá trình giải phẫu tổng thể, tất cả các cơ của một sinh vật và giải phẫu vi mô, gồm các cấu trúc của một cơ duy nhất. Cấu tạo cơ sinh học chi tiết như sau:

Các loại cơ sinh học

Con người, động vật có xương sống sẽ có 3 loại cơ chính là cơ xương tức cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cụ thể:

  • Cơ xương (cơ vân)

Đây là loại cơ được kết nối với xương thông qua các vân, chúng có nhiệm vụ tạo ra các chuyển động của cơ thể. Có hơn 600 loại cơ xương, chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể. Trong đó, ở nữ giới là 36% và nam giới là 42%.

  • Cơ trơn

Loại cơ này thuộc cơ không tự chủ, chúng được tìm thấy ở thành của một số cơ quan như phế quản, thực quản, ruột, dạ dày, tử cung, bàng quang, niệu đạo, mạch máu và da. Cơ trơn không tự chủ và có thể đáp ứng với các cơ xung động, kích thích thần kinh.

  • Cơ tim

Tương tự như cơ trơn, cơ tim là cơ không tự chủ. Cơ tim có cấu trúc giống với cơ xương nhưng chỉ tồn tại ở tim. Cơ này tạo ra một màng chắn ở tim và giúp nhịp tim ổn định, đồng thời giúp bơm máu đi khắp cơ thể thông qua các tín hiệu từ não bộ. Cơ tim cũng tạo ra các xung điện nhằm kích thích sự co bóp tim, chẳng hạn như khi sợ hãi, nhịp tim sẽ tăng lên.

Hình ảnh về cơ tim
Hình ảnh về cơ tim

Đây cũng là loại cơ hoạt động liên tục trong cơ thể, trung bình mỗi phút tim đập khoảng 100 nhịp và trong mỗi nhịp bơm khoảng 59ml máu. Mỗi ngày, tim đập khoảng 100.000 lần và bơm tối thiểu khoảng 25.000 lít máu thông qua hệ thống gồm 111.120km mạch máu. 

Cơ tim là cơ hoạt động liên tục và chăm chỉ nhất trong cơ thể. Trung bình ở người khỏe mạnh, tim có thể đập hơn 3 tỷ lần trong suốt cuộc đời.

Cơ là gì và các loại sợi cơ xương

Theo giải phẫu, sợi cơ xương được phân thành nhiều loại khác nhau theo đặc tính, hình thái và sinh lý. Với các đặc tính nhất định, các sợi cơ trong xương này được phân loại thành:

  • Sợi cơ co giật nhanh với lực lớn và sợi cơ mệt mỏi nhanh chóng.
  • Sợi cơ co giật chậm với lực nhỏ và sợi cơ mệt mỏi chậm.
  • Sợi cơ trung gian với lực trung bình, là loại ở giữa 2 sợi cơ trên.

Dựa theo đặc tính hình thái và sinh lý nhất định, các sợi cơ sẽ được phân loại theo những tiêu chí như sau:

  • Số lượng glycolytic, ti thể, lipid và enzyme trong các sợi cơ.
  • Nguồn năng lượng của sợi cơ như glycogen hoặc chất béo. 
  • Tốc độ và thời gian co của cơ.
  • Màu sắc mô học.

Xem thêm

Các sợi cơ được phân chia theo chức năng và tính chất
Các sợi cơ được phân chia theo chức năng và tính chất

Rất khó để đặt ra tiêu chuẩn nhằm phân loại các sợi cơ một cách chính xác. Vậy nên, nhờ vào đặc tính được lựa chọn, chúng ta có thể phân loại sợi cơ phụ thuộc vào các cơ cụ thể. Mật độ mô cơ xương ở động vật có vú là khoảng 1.06kg/lít, mật độ mô mỡ – chất béo là 0.9196 kg/lít. Điều này đồng nghĩa với việc các mô cơ trong cơ thể dày đặc hơn các mô mỡ khoảng 15%.

Cơ là gì? Vi giải phẫu cơ

Cơ xương – cơ vân được bao bọc bởi một lớp mô liên kết cứng, dẻo dai được gọi là epimysium. Mô liên kết này sẽ cố định cơ vào gân và bảo vệ chúng khỏi ma sát với các cơ và xương khác.

Trong epimysium có chứa nhiều bó sợi được gọi là fascicles. Mỗi bó sợi chứa từ 10 – 100 sợi cơ và được bao bọc chung bởi một perimysium. Các sợi cơ tương tự như những tế bào cơ riêng lẻ, mỗi tế bào được bao bọc bên trong một endomysium.

Chính vì thế, cấu tạo cơ bao gồm các sợi cơ – tế bào cơ được bó lại và nhóm lại với nhau để tạo thành một cơ sinh học. Những bó cơ này sẽ được bao bọc bởi một màng collagenous để hỗ trợ cho chức năng của cơ cũng như chống lại sự kéo căng quá mức.

Bên cạnh đó, xung quanh các cơ là các trục cơ với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản hồi cảm giác của hệ thống thần kinh trung ương. Trục cơ sẽ được cấu tạo tương tự như tổ chức của các dây thần kinh sử dụng epineurium, endoneurium và perineurium. 

Cơ sinh học có chức năng gì?

Các bạn đã biết cơ là gì, cấu tạo của cơ, vậy cơ sinh học có chức năng chính là gì? Chúng ta không thể phủ nhận rằng cơ đóng vai trò quan trọng trong mọi chức năng của cơ thể. Các loại cơ khác nhau sẽ đóng một vai trò khác nhau, cụ thể như:

  • Tăng tính ổn định cho cơ thể: Các cơ xương sẽ giúp bảo vệ cột sống, giúp cơ thể ổn định. Nhóm cơ này bao gồm cơ lưng, cơ bụng, cơ xương chậu, cơ càng khỏe thì cơ thể càng ổn định tốt.
  • Tính di động: Cơ xương chịu trách nhiệm chính trong các chuyển động của cơ thể. Nhóm cơ xương co giật nhanh sẽ khiến chuyển động ngắn về tốc độ và sức mạnh. Trong khi đó, nhóm cơ xương co giật chậm thường tạo ra các chuyển động dài.
Cơ giúp chúng ta di chuyển tốt và dễ dàng hơn
Cơ giúp chúng ta di chuyển tốt và dễ dàng hơn
  • Quyết định tư thế: Cơ xương giúp kiểm soát tư thế, sự linh hoạt cũng như sức mạnh của cơ thể. Nếu cơ cổ, lưng hay cơ hông yếu có thể gây đau khớp, viêm khớp hoặc thậm chí là mất sự liên kết trong cơ thể. 
  • Thuận tiện trong việc quan sát: Hốc mắt được tạo thành từ 6 cơ xương hỗ trợ quá trình cử động của mắt. Cơ bên trong mắt được tạo thành từ cơ trơn và hoạt động cùng nhau để tạo ra tầm nhìn. Nếu không may các cơ này bị hỏng hay suy giảm chức năng thì tầm nhìn sẽ bị suy giảm hoặc thậm chí là mù lòa. 
  • Tiêu hóa: Cơ trơn bên trong đường tiêu hóa sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra thuận lợi hơn. Các cơ này gồm có miệng, thực quản, bụng, ruột, trực tràng và hậu môn. Các cơ trơn co lại và thư giãn trong lúc cơ thể tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, những cơ này cũng đẩy thức ăn ra khỏi cơ thể thông qua quá trình đại tiện. 
  • Hô hấp: Cơ hoành là cơ chính chịu trách nhiệm tạo ra hơi thở bình thường. Tuy nhiên, trong các hoạt động như tập thể dục, cơ thể cần các cơ phụ như cơ bụng, cổ, lưng để hỗ trợ tạo ra hơi thở bình thường. 
  • Lưu thông máu: Cơ tim và cơ trơn là những cơ không tự chủ nên chúng giúp tim đập cũng như hỗ trợ lưu thông máu đi khắp cơ thể một cách dễ dàng.
  • Sinh con: Trong tử cung phụ nữ có chứa cơ trơn, loại cơ này sẽ phát triển và căng ra khi họ mang thai. Cho tới khi chuyển dạ, cơ trơn sẽ co lại và giãn ra để đẩy em bé qua đường âm đạo. 
  • Tiểu tiện: Cơ trơn và cơ xương giúp tạo nên hệ thống tiết niệu gồm bàng quang, thận, niệu đạo, niệu quản, dương vật – âm đạo và tuyến tiền liệt. Tất cả các cơ quan này hoạt động để giải phóng nước tiểu sau đó co lại. Khi các cơ quan này thư giãn, cơ thể chúng ta có thể nhịn tiểu. 

Một số vấn đề thường gặp ở cơ và biện pháp sơ cứu

Cơ sinh học là một trong những bộ phận của con người và chúng cũng đảm đương nhiều chức năng quan trọng. Vậy nên không thể tránh khỏi những tác động hay ảnh hưởng xấu làm trì trệ hoạt động của cơ. Chẳng hạn như:

  • Chuột rút cơ bắp khi cơ thể bị mất nước.
  • Cơ bắp căng cứng do hàm lượng magie – kali thấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. 
  • Yếu cơ, tình trạng này xảy ra khi hệ thống thần kinh dẫn đến các thông tin từ não không thể truyền tới cơ một cách hiệu quả. Một vài bệnh lý thần kinh vận động có thể gây yếu cơ như bệnh nhược cơ hoặc bệnh đa xơ cứng.
  • Các bất thường bẩm sinh như tình trạng một người sinh ra với một nhóm cơ không được phát triển đúng cách. 
Chuột rút cơ bắp khi cơ thể bị mất nước
Chuột rút cơ bắp khi cơ thể bị mất nước

Để có thể làm giảm các triệu chứng chấn thương cơ, người bệnh có thể áp dụng một vài phương pháp sơ cứu đơn giản như sau:

  • Khi bạn gặp các chấn thương dù nặng hay nhẹ thì cũng nên tạm dừng các hoạt động thể chất và nghỉ ngơi.
  • Chườm đá trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần và thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Băng áp cơ để làm giảm sưng.
  • Nâng cao cơ để hạn chế lưu lượng máu lưu thông cũng như cải thiện tình trạng sưng đau.

Xây dựng cơ sinh học thông qua chế độ dinh dưỡng

Tuy cách tập luyện thể dục có thể giúp cơ bắp phát triển sức mạnh nhưng chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố cần thiết để tăng cường cơ bắp bền vững. Được biết, dinh dưỡng vi lượng và đa lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sinh học ổn định, săn chắc. Cụ thể:

Xây dựng chế độ ăn hỗ trợ phát triển cơ thông qua vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng gồm vitamin và các khoáng chất. Đây đều là những chất quan trọng góp phần xử lý các chất dinh dưỡng đa lượng. Những chất dinh dưỡng vi chất bao gồm vitamin B tan trong nước, Vitamin C và Vitamin A, K, D, E, tan trong chất béo. 

Với những bạn muốn xây dựng cơ bắp, cần bổ sung các khoáng chất khác như photpho, canxi, sắt, kẽm và các chất điện giải như kali, natri, magie. Tuy nhiên, để bổ sung vi chất một cách an toàn, bạn cần trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, không nên tự ý sử dụng. 

Chế độ dinh dưỡng đa lượng

Chất dinh dưỡng đa lượng gồm chất béo, protein, carbohydrate. Những chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, trong đó bao gồm cả việc phát triển cơ và tăng cường sức mạnh của cơ bắp. 

Xây dựng chế độ ăn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ phát triển
Xây dựng chế độ ăn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ phát triển
  • Chất béo chiếm khoảng 20 – 30% lượng calo cần thiết mỗi ngày mà cơ thể cần dung nạp. Các nguồn chất béo cần thiết trong chế độ ăn uống gồm có dầu dừa, bơ, dầu oliu nguyên chất, quả hạch, omega 3 từ cá, các loại hạt, sữa béo, trứng và chocolate. 
  • Protein được tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, thịt, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc và các sản phẩm từ động vật khác. Không chỉ hỗ trợ cơ, protein còn giúp tăng cường chức năng của xương, nội tạng, da, enzyme, hormone, kháng thể và các dẫn truyền thần kinh.  
  • Carbohydrate là nguồn năng lượng cần thiết của cơ thể, chúng được chia thành carbs đơn giản và carbs phức tạp. Carbs đơn giản sẽ được phân hủy nhanh còn carbs phức tạp mất nhiều thời gian để phân hủy. Những nguồn cung cấp carbohydrate thường gồm có trái cây, rau, ngũ cốc nên chúng chiếm khoảng 40 – 60% lượng calo hàng ngày của cơ thể cần bổ sung. 

Biện pháp chăm sóc cơ hiệu quả

Để có cơ bắp khỏe mạnh cũng như một sức khỏe tốt, việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là cần thiết. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để giúp phát triển cơ bắp, tăng cường sức khỏe. Việc lười tập luyện, vận động sẽ khiến các cơ lỏng lẻo, dẫn tới các phản ứng chậm chạp. Cơ sẽ xuất hiện khi tập thể dục và thay đổi trong suốt quá trình luyện tập, do đó bạn cần chăm chỉ luyện tập thể dục – thể thao hàng ngày. 
Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao
Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều rau xanh, các loại ngũ cốc và sữa.
  • Sinh hoạt khoa học, ăn – ngủ – nghỉ – làm việc hợp lý. Các bạn cần hạn chế thức khuya, stress hoặc sử dụng các đồ uống có chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. 
  • Hạn chế các chấn thương bằng cách đi đứng cẩn thận. Bên cạnh đó, cơ bắp cũng rất dễ gặp chấn thương khi làm nhiệm vụ hoặc như nâng các đồ vật. 
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu đau cơ bất thường, các bạn cần tới ngay trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị. Việc chủ quan hoặc trì trệ quá lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là cơ tim. 
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau hay các thực phẩm bổ sung khác nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp vấn đề cơ là gì cũng như chức năng, cấu tạo của cơ sinh học. Cơ là bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm cho việc di chuyển, hỗ trợ nhịp tim và bảo vệ các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Vì thế, các bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường tập luyện thể dục để giúp cơ phát triển khỏe mạnh hơn. 

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xương Cột Sống Người Bình Thường: Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể
Xương Cột Sống Người Cấu Tạo Như Thế Nào, Chức Năng Là Gì?

Nội dung chínhCơ là gì?Cấu tạo cơ sinh họcCác loại cơ sinh họcCơ là gì và các loại sợi cơ xươngCơ là gì? Vi giải...

Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan
Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan

Nội dung chínhCơ là gì?Cấu tạo cơ sinh họcCác loại cơ sinh họcCơ là gì và các loại sợi cơ xươngCơ là gì? Vi giải...

Xương Chậu Là Gì? Vị Trí, Chức Năng Và Cấu Tạo Chi Tiết
Xương Chậu – Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng Đối Với Cơ Thể Con Người

Nội dung chínhCơ là gì?Cấu tạo cơ sinh họcCác loại cơ sinh họcCơ là gì và các loại sợi cơ xươngCơ là gì? Vi giải...

Xương Trụ: Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp
Xương Trụ: Cấu Tạo, Chức Năng Và Những Bệnh Thường Gặp

Nội dung chínhCơ là gì?Cấu tạo cơ sinh họcCác loại cơ sinh họcCơ là gì và các loại sợi cơ xươngCơ là gì? Vi giải...