Đau Xương Chậu Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

5/5 - (4 bình chọn)

Đau xương chậu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đem lại cảm giác khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khá đa dạng, tuy nhiên phần lớn đều không phải vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về chứng bệnh này đừng bỏ qua bài viết của Vnmedipharm dưới đây.

Đau xương chậu là gì? Triệu chứng thường gặp

Đau xương chậu có thể hiểu đơn giản là cảm giác nhức mỏi khó chịu xuất hiện ở vùng chậu nằm giữa thắt lưng và mông. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở cả nam giới và nữ giới với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau cũng có khả năng xảy ra chớp nhoáng hoặc kéo dài trong vài giờ, thậm chí vài ngày liên tục. Trong những trường hợp đó, người bệnh tốt nhất nên nhờ đến sự can thiệp của y bác sĩ.

Thông thường, các cơn đau xương chậu phải và trái được chia thành hai dạng chính, gồm có:

  • Cấp tính: Cơn đau thường đến đột ngột và không kéo dài quá lâu. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy nhức mỏi thoáng qua nhưng cũng có thể là tình trạng nhói buốt đau đớn.
  • Mạn tính: Cơn đau mạn tính thường kéo dài từ 6 tháng trở lên. Tình trạng này khiến người bệnh sa sút cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Đau vùng xương chậu xảy ra ở cả nam và nữ
Đau vùng xương chậu xảy ra ở cả nam và nữ

Người bệnh bị đau xương chậu thường có những triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác khó chịu ở vùng hông và khung xương chậu. Cơn đau có nhiều mức độ khác nhau, từ âm ỉ kéo dài đến nhói buốt tựa như dao cắt.
  • Các hoạt động thường ngày bị cảm trở đáng kể, nhất là khi bệnh nhân sử dụng phần chậu, ví dụ như khi cúi người xuống, nâng cao chân,…
  • Cơn đau gia tăng khi ngồi một chỗ quá lâu, đi đại tiện, quan hệ tình dục, thức dậy vào buổi sáng,…
  • Cảm giác tê ở vùng chậu, thậm chí còn lan rộng xuống mông và đùi.

Nguyên nhân đau nhức xương chậu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau xương chậu trái và phải, nổi bật trong đó có thể kể đến như:

  • Chấn thương lưng và hông: Nhiều trường hợp bị đau ở vùng chậu do chấn thương phần mềm, ví dụ như sai tư thế, ngã khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… Người bệnh nếu xử lý đúng cách và kịp thời thì hoàn toàn có thể phục hồi và không để lại di chứng.
  • Các bệnh về đường tiêu hóa: Có một số người bị đau ở xương chậu do các bệnh về đường tiêu hóa, ví dụ như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa, táo bón lâu ngày,… Phần lớn đây đều là những tình trạng gây tổn thương cho ruột non, đại tràng nằm ở phần bụng dưới gần với xương chậu, vì vậy mà còn đau có thể lây lan ra xung quanh nhiều hơn.
  • Các bệnh đường tiết niệu: Có không ít trường hợp đau xương chậu ở nam giới liên quan đến bệnh đường tiết niệu như sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, sa bàng quang, viêm bàng quang kẽ,… Ngoài cảm giác khó chịu ở vùng chậu, người bệnh còn thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu buốt, đau thắt lưng,…
  • Thoát vị hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng: Thoát vị và thoái hóa xương khớp khiến các đốt xương, đĩa đệm,.. bị bào mòn rồi trở nên yếu dần đi. Nếu tình trạng này xảy ra ở vùng thắt lưng, người bệnh thường gặp phải hiện tượng đau nhức dữ dội ở lương dưới, hông và xương chậu.
  • Các vấn đề sinh dục ở nữ giới: Đau xương chậu bên trái hoặc phải ở nữ giới có nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt, u xơ tử cung, sa tử cung, mang thai ngoài tử cung,… Vì khó để xác định nên người bệnh trong trường hợp này nên sớm đi khám tại bệnh viện.
  • Nguyên nhân khác: Co cơ sàn chậu, bệnh Crohn, ung thư, áp xe, viêm vùng chậu mãn tính,…
Đau xương chậu có thể do bệnh lý về xương khớp gây ra
Đau xương chậu có thể do bệnh lý về xương khớp gây ra

Bị đau xương chậu có nguy hiểm hay không?

Bên cạnh những vấn đề như đau xương chậu là bệnh gì, đau vùng xương chậu là ở đâu,… nhiều người còn băn khoăn không biết liệu tình trạng này có gây nguy hiểm hay không. Theo các chuyên gia, điều này phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây ra và tình trạng, mức độ nghiêm trọng ở mỗi người bệnh. Trong trường hợp người bệnh không bị chấn thương phần mềm cũng như cơn đau xuất hiện không rõ lý do, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám sớm tại các trung tâm y tế.

Cũng theo một số nghiên cứu y khoa, việc điều trị chậm trễ đối với các vấn đề liên quan đến đau nhức xương chậu có khả năng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến như: Nhiễm trùng xương lan rộng, vô sinh, ung thư, mất cảm giác chi dưới, bại liệt,… Ngoài ra, người bệnh được khuyến nghị đến bệnh viện khi có các dấu hiệu như: Đau nhức kéo dài hơn 6 tiếng, đau kèm theo tình trạng nôn mửa, mệt mỏi, khó di chuyển, tiểu ra máu,… 

Biện pháp chẩn đoán

Khi đến thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ thường hỏi bệnh nhân về cảm giác đau, thời điểm cơn đau xương chậu xuất hiện cũng như các triệu chứng đi kèm thường thấy. Ngoài ra, người bệnh còn cần cung cấp các thông tin liên quan khác như tiền sử bệnh lý, di truyền, có đang điều trị bằng thuốc hay không,…

Bài viết hấp dẫn khác: Xương Bả Vai Nằm Ở Đâu? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp

Người bệnh đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác căn bệnh
Người bệnh đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác căn bệnh

Sau khi khám tổng quát, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh hực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu, ví dụ như:

  • X-quang, CT, MRI: Đây là những phương pháp kỹ thuật hình ảnh giúp bác sĩ có cái nhìn rõ nét nhất về tình trạng xương chậu và các dây thần kinh liên can. Những thông tin này giúp xác định liệu nguyên nhân gây đau có phải do bệnh xương khớp gây ra hay không.
  • Siêu âm, nội soi: Trong một số trường hợp, người bệnh cũng cần thực hiện siêu âm, nội soi ổ bụng. Các biện pháp này giúp bác sĩ kiểm tra nội tạng và xem xét nguyên nhân liên quan như nhiễm trùng, sỏi thận, mô bất thường hoặc những bệnh về buồng trứng, tử cung ở nữ giới.
  • Các phương pháp khác: Xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc tế bào cổ tử cung có thể được chỉ định trong một số trường hợp. Kết quả của những xét nghiệm này giúp các bác sĩ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng lan rộng hoặc các bệnh về đường tiết niệu.

Xương chậu bị đau điều trị thế nào?

Việc điều trị đau xương chậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, nguyên nhân, độ tuổi bệnh nhân,… Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc trong khi chưa có sự đồng ý và đơn kê của bác sĩ. Dưới đây là một số gợi ý trong cách điều trị bạn có thể tham khảo:

Các bài thuốc dân gian

Những phương thuốc dân gian phần lớn chỉ có khả năng hỗ trợ giảm đau, cải thiện sức khỏe người bệnh chứ không thể loại bỏ triệt để vấn đề bên trong. Các biện pháp này có ưu điểm nổi bật là lành tính và ít gây ra tác dụng phụ với cơ thể:

Nội dung hấp dẫn: Gãy Xương Đòn: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đắp ngải cứu là một phương pháp giúp giảm đau xương hiệu quả
Đắp ngải cứu là một phương pháp giúp giảm đau xương hiệu quả
  • Bài thuốc đắp từ ngải cứu: Ngải cứu theo dân gian có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, công dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, tuần hoàn khí huyết. Người bệnh sử dụng đơn giản bằng cách rang nóng lá ngải cứu rồi đắp lên vùng chậu bị đau, thời gian chườm đắp khoảng 15 đến 30 phút/lần.
  • Lá lốt trị đau nhức xương chậu: Ngoài ngải cứu, lá lốt cũng có tác dụng giảm sưng tấy, đau nhức khá hiệu quả. Người bệnh có thể đem giã nát lá lốt tươi rồi đắp vào vùng chậu đang bị đau, thời gian đắp từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ gừng và muối trắng: Cả hai loại dược liệu là gừng và muối trắng đều có thể giúp chống viêm, giảm đau và thúc đẩy lưu thông khí huyết ở người bệnh đau nhức xương chậu. Cách thực hiện như sau: Pha một chậu nước ấm từ gừng tươi và muối trắng rồi dùng để ngâm chân trong khoảng 20 phút. Người bệnh nên sử dụng biện pháp này từ 1 đến 2 lần/ngày.

Chữa bệnh đau xương chậu bằng Tây y

Người bị nhức xương chậu cũng có thể áp dụng những biện pháp điều trị bằng Tây y dưới đây:

  • Dùng thuốc giảm đau: Với những trường hợp đau nhẹ, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 
  • Dùng thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây đau vùng chậu là do nhiễm trùng, bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, ví dụ như amoxicilin. Thuốc kháng sinh nên được sử dụng đúng liều và tránh lạm dụng trong thời gian dài.
  • Vật lý trị liệu: Những bệnh nhân đau ở vùng chậu dạng mãn tính được khuyến khích sử dụng vật lý trị liệu trong điều trị. Vật lý trị liệu với các bài tập đơn giản kết hợp với massage, châm cứu, xoa bóp,… có thể giúp hạn chế tình trạng đau kéo dài, giúp người bệnh vận động tốt hơn.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp nguyên nhân gây đau nhức xương chậu nghiêm trọng và liên quan đến nội tạng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật. Phẫu thuật giúp giải quyết tận gốc vấn đề và hạn chế tối đa nguy cơ di chứng sau này ở người bệnh.

Không nên bỏ lỡ: Bệnh Lý Đau Xương Cụt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Dùng thuốc uống là cách điều trị phổ biến hơn cả
Dùng thuốc uống là cách điều trị phổ biến hơn cả

Các bài thuốc Đông y

Bên cạnh thuốc nam hay Tây y, người bệnh đau xương chậu cũng có thể áp dụng những bài thuốc Đông y sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Trường hợp bị đau do viêm xương khớp thể hàn thấp có thể sử dụng bài thuốc số 1. Công dụng chính của bài thuốc là thông kinh lạc, trừ phong thấp, từ đó làm giảm đau hiệu quả. Nguyên liệu gồm có: Cam thảo, tế tân, đương quy, phục linh, đăng sâm, xuyên khung, độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, đỗ trọng, ngưu tất, thúc địa. Người bệnh sắc thuốc cùng 5 chén nước, đến khi lượng nước còn 1 bát thì dừng lại và dùng uống hàng ngày.
  • Bài thuốc số 2: Người bị đau xương chậu nam giới do bệnh tiết niệu có thể thử bài thuốc số 2. Bài thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức, loại bỏ tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Nguyên liệu gồm có: Cam thảo, mộc thông, xa tiền, bán hạ, trư linh, hoạt thạch, tỳ giải, mao căn, sài hồ, hoàng bá. Người bệnh sắc thuốc và chia thành 2 lần dùng trong ngày.
  • Bài thuốc số 3: Tình trạng đau nhức khó chịu ở xương chậu do thận âm hư ở nữ giới được điều trị thông qua bài thuốc Tả quy hoàn. Công dụng chính của bài thuốc là bồi bổ thận, giảm đau nhức và chống viêm. Nguyên liệu gồm có: Mật ong, ngưu tất, thỏ ty tử, hoài sơn, sơn thù, lộc giác giao, kỳ tử, quy bản, thục địa. Các vị thuốc này ngoại trừ mật ong đều đem sao khô, nghiên thành bột rồi mới trộn với mật để vo viên. Người bệnh dùng uống với nước ấm, mỗi lần từ 2 – 3 viên hoàn. 

Phòng tránh đau xương chậu

Tình trạng đau xương chậu nam giới và nữ giới hoàn toàn có thể được phòng tránh hiệu quả thông qua các biện pháp sau đây:

  • Không vận động mạnh hoặc quá sức trong thời gian dài. Điều này rất dễ dẫn đến tổn thương xương chậu hoặc xương cột sống, gây ảnh hưởng không tốt đến vùng chậu.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Có một lối sống sinh hoạt hợp lý, khoa học giúp mọi người nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế tối đa các tình trạng đau nhức xương khớp hay đau vùng chậu.
  • Thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, tốt nhất là với tần suất 2 lần/năm. Điều này giúp phòng tránh các loại bệnh lý về xương khớp, hệ tiêu hóa hay sinh sản có thể gây ra những triệu chứng tiêu cực như đau nhức xương chậu, mệt mỏi, ăn không ngon, suy giảm giấc ngủ,…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thêm hoa quả và rau tươi trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Mọi người không nên kiêng khem quá mức, khiến cơ thể không được bồi bổ đầy đủ và làm suy giảm khả năng miễn dịch, kháng thể bên trong.
  • Tích cực tham giao vào các hoạt động thể dục thể thao. Với những người mới bắt đầu, các chuyên gia khuyến khích nên luyện tập từ 15 đến 20 phút mỗi ngày thông qua các bộ môn đơn giản như yoga hay chạy bộ. Mọi người tốt nhất nên cố gắng duy trì quá trình luyện tập, tối thiểu là 5 ngày/tuần.

Xem thêm: Đứt Dây Chằng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp Điều Trị

Thể dục thể thao là cách phòng tránh đau xương chậu hiệu quả
Thể dục thể thao là cách phòng tránh đau xương chậu hiệu quả

Dinh dưỡng hàng ngày với người bệnh

Người bệnh đau xương chậu bên cạnh việc uống thuốc và áp dụng vật lý trị liệu thì cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi vì đây là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp cơ thể phục hồi tốt và không để lại di chứng về sau. Bệnh nhân được khuyến nghị nên tăng cường bổ sung thêm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ vốn rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là những trường hợp đau nhức vùng chậu do hệ tiêu hóa rối loạn. Người bệnh có thể lựa chọn rau củ quả tùy theo sở thích hoặc ưu tiên những loại rau củ xanh đậm như bí ngô, súp lơ, cải bina,…
  • Thực phẩm giàu men vi sinh: Cung cấp men vi sinh giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, thúc đẩy hệ thống miễn dịch và cả hệ tiêu hóa. Thực phẩm men vi sinh được các chuyên gia khuyến khích nhất là sữa chua, ngoài ra thì người bệnh có thể sử dụng thêm đậu natto, rau củ muối,…
  • Các loại thịt cá: Thịt cá được đánh giá cao về những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người, nhất là những trường hợp bị đau ở xương chậu do viêm. Thịt cá chứa nhiều axit béo omega-3 – một chất chống viêm mạnh mẽ đồng thời còn giúp cơ thể cải thiện đáng kể hệ tiêu hóa và miễn dịch. Người bệnh có thể lựa chọn nhiều loại thịt cá khác nhau, ví dụ như cá ngừ, cá hồi,…

Bên cạnh những loại thực phẩm cần tăng cường, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ:

  • Thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo động vật. Những loại thực phẩm này rất dễ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và khiến tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Đồ uống có chứa cồn như sâm panh, rượu nếp, bia,… Cồn có thể khiến tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng đồng thời khiến cảm giác đau nhức ở vùng chậu khó chịu hơn nhiều.

Các vấn đề liên quan khác

Ngoài những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán hay điều trị, không ít người còn tìm kiếm một số vấn đề liên quan đến chứng bệnh đau nhức xương chậu như sau:

Đau xương chậu có phải sắp sinh không?

Đối với các chị em đang ở giai đoạn cuối thai kỳ, hiện tượng đau ở xương chậu được coi là dấu hiệu chuyển dạ. Lý do là vì tử cung và khớp chậu đang cơ giãn, mở rộng thêm để chuẩn bị cho em bé chào đời. Ngoài cảm giác đau nhức xương chậu, các mẹ bầu cũng có thể gặp phải một số tình trạng khác như đi tiểu nhiều lần, ra nhiều dịch âm đạo,… 

Đau nhức vùng chậu ở phụ nữ mang thai là vấn đề được quan tâm
Đau nhức vùng chậu ở phụ nữ mang thai là vấn đề được quan tâm

Đau xương chậu có phải mang thai không?

Đau ở xương chậu không phải là dấu hiệu để xác định phụ nữ có mang thai hay không. Tuy nhiên, chị em trong thai kỳ có thể bị đau vùng xương chậu. Nguyên nhân là vì cơ thể sản sinh ra nhiều relaxin, loại hormone khiến dây chằng ở khớp xương chậu giãn ra, giúp nâng đỡ tử cung và bào thai, thích ứng với sự phát triển của thai nhi theo thời gian.

Tình trạng này được đánh giá là khá phổ biến và không gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé. Sau khi sinh xong, cảm giác đau nhức ở xương chậu sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Có bầu đau xương chậu phải làm sao?

Như đã nói ở trên, hiện tượng bị đau ở xương chậu khi mang thai là bình thường. Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu và không được thoải mái thì có thể áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản tại nhà như chườm ấm cũng như tăng cường luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ tại chỗ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, tốt nhất là các mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến những kiến thức hữu ích về tình trạng đau xương chậu cho bạn đọc. Để phòng tránh bệnh lý này, mỗi người cần xây dựng cho bản thân một lối sống tích cực và khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao, ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ hợp lý,…

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cơ Là Gì? Phân Loại Cơ, Chức Năng Và Giải Phẫu Cấu Tạo Cơ Chi Tiết
Cơ Là Gì? Giải Phẫu Chi Tiết Cấu Tạo Của Cơ Trong Cơ Thể Người

Nội dung chínhĐau xương chậu là gì? Triệu chứng thường gặpNguyên nhân đau nhức xương chậuBị đau xương chậu có nguy hiểm hay không?Biện pháp...

Nhận Biết Đứt Dây Chằng Cổ Chân Và Phương Pháp Xử Lý Kịp Thời
Đứt Dây Chằng Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Nội dung chínhĐau xương chậu là gì? Triệu chứng thường gặpNguyên nhân đau nhức xương chậuBị đau xương chậu có nguy hiểm hay không?Biện pháp...

Xương Móng Là Gì? Cấu Tạo, Vị Trí Giải Phẫu Và Chức Năng
Xương Móng Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan

Nội dung chínhĐau xương chậu là gì? Triệu chứng thường gặpNguyên nhân đau nhức xương chậuBị đau xương chậu có nguy hiểm hay không?Biện pháp...

Xương Chày Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Một Số Vấn Đề Liên Quan
Xương Chày Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Một Số Vấn Đề Liên Quan

Nội dung chínhĐau xương chậu là gì? Triệu chứng thường gặpNguyên nhân đau nhức xương chậuBị đau xương chậu có nguy hiểm hay không?Biện pháp...