Dị Ứng Da Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

5/5 - (2 bình chọn)

Bị dị ứng ở mặt là vấn đề thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết bước vào mùa hanh khô. Bệnh khiến da mặt của bạn bị khô ráp, ngứa ngáy, mẩn đỏ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân với những biểu hiện khác nhau. Việc xác định dấu hiệu dị ứng sẽ giúp người bệnh dễ dàng tìm được những phương pháp để khắc phục và hạn chế tái phát.

Da mặt bị dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng da mặt là bệnh lý về da xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến ở nữ giới. Bệnh xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, sưng tấy, mụn viêm, ngứa da, nóng rát, cơ thể khó chịu,…

Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Dị ứng da mặt là bệnh lý về da phổ biến
Dị ứng da mặt là bệnh lý về da phổ biến

Cụ thể, triệu chứng dị ứng da mặt như gây ngứa, nổi mẩn đỏ khiến người bệnh thường xuyên gãi, chà xát, da có thể bị xây xước, lở loét gây viêm nhiễm, dễ hình thành sẹo.

Một số trường hợp dị ứng xuất hiện sốc phản vệ gây buồn nôn, tụt huyết áp, khó thở, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao.

Bị dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? – Theo các chuyên gia y tế, phụ thuộc vào cơ địa, điều trị và chế độ chăm sóc giúp bệnh khỏi nhanh hay chậm.

Ở một số trường hợp người bệnh dị ứng nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên người bệnh cơ địa nhạy cảm, bệnh kéo dài, khó điều trị.

Nguyên nhân gây dị ứng da mặt?

Dị ứng da mặt có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài cơ thể như:

  • Dị ứng mỹ phẩm: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Người bệnh sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa chất độc hại gây dị ứng tổn thương trên da mặt. Hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với cơ địa của người bệnh khiến lỗ chân lông bít tắc, sưng viêm và dị ứng,…
  • Vệ sinh kém: Khi bạn vệ sinh da mặt kém, không loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, gây bịt kín lỗ chân lông gây viêm và sưng trên da.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Người bệnh tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại không chỉ là nguyên nhân gây bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản. Đồng thời, da bị tổn thương, lão hóa nhanh, xuất hiện nổi mẩn đỏ, mụn viêm, ngứa da,…
Bệnh do nhiều nguyên nhân
Bệnh do nhiều nguyên nhân
  • Dị ứng thực phẩm: Đối với người bệnh cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại hạt gây nổi mẩn đỏ, sưng ở nhiều bộ phận như mặt, chân tay, ngực, lưng,…
  • Di truyền: Cha mẹ mắc bệnh dị ứng, tỷ lệ con sinh ra bị mắc bệnh dị ứng cao hơn so với trẻ khác.
  • Tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng: Trường hợp người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, nấm,… tỷ lệ dị ứng cao. Đặc biệt người bệnh có cơ địa nhạy cảm.
  • Tác dụng phụ thuốc: Ở một số trường hợp người bệnh bị dị ứng khi lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm gây nên nổi phát ban, sưng, viêm nhiễm trên da,…
  • Lạm dụng kem dưỡng chứa corticoid: Thành phần Corticoid ức chế hệ miễn dịch, giảm viêm sưng viêm, cải thiện mụn nhanh chóng. Tuy nhiên, khi lạm dụng kem dưỡng chứa thành phần này làm giãn mao mạch, mỏng da, khiến da dễ bị viêm và dị ứng

Ngoài ra, dị ứng da mặt còn do bị côn trùng cắn mặt, rối loạn nội tiết tố, không tẩy trang khi trang điểm, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây dị ứng da mặt.

Dấu hiệu nhận biết khi da mặt bị dị ứng

So với vùng da khác trên cơ thể, da mặt mỏng và nhạy cảm cao hơn. Khi bị dị ứng ngoài xuất hiện nổi mẩn đỏ, sưng tấy, người bệnh xuất hiện triệu chứng như:

  • Da mặt nóng rát, ngứa, khó chịu, cảm giác châm chích
  • Xuất hiện mụn viêm, mụn nhỏ li ti,…
  • Da có thể bị bong tróc nhẹ, khô ráp, sần sùi,…
  • Da mặt mỏng dễ nhìn thấy gân trên da
  • Da bị ngứa, nóng rát xuất hiện ở trán, má, cằm, mũi, có thể lan rộng ra cổ, vùng da đầu.
  • Trường hợp người bệnh bị dị ứng kèm theo sốc phản vệ khiến người bệnh khó thở, buồn nôn,…

Người bệnh cần nhận biết triệu chứng của bệnh để thăm khám và điều trị đúng cách. Không chủ quan để bệnh lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Dị ứng da mặt nên ăn gì kiêng gì?

Theo bác sĩ về da liễu, khi bị dị ứng da mặt, người bệnh có chế độ dinh dưỡng tốt khoa học giúp vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh chóng, không để lại sẹo, giảm ngứa.

Ngược lại, chế độ ăn uống sử dụng nhiều thực phẩm gây hại, dễ gây dị ứng khiến vùng tổn thương lan rộng, thời gian điều trị kéo dài.

Thực phẩm tốt cho người bị dị ứng da mặt?

Thực phẩm chứa nhiều đạm: Khi bị dị ứng da mặt không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đạm như hải sản, thịt bò, thịt cừu,…

Nhóm thực phẩm này khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin gây dị ứng và tổn thương trên da

  • Thực phẩm gây dị ứng: Những thực phẩm có tiền sử gây dị ứng người bệnh nên tránh không chỉ khiến vùng da bị tổn thương lan rộng còn ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và đường hô hấp.
  • Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn cay nóng kích thích cơ thể tiết bã nhờn, đổ mồ hôi, khiến dị ứng nghiêm trọng.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế đồ ăn chứa nhiều muối, đường, thức ăn chế biến sẵn.
Khi bị dị ứng mặt người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý
Khi bị dị ứng mặt người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý

Bị dị ứng da mặt nên kiêng ăn gì?

  • Uống nhiều nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp tăng cường độ ẩm trên da, giảm bong tróc và nóng rát trên da. Người bệnh nên bổ sung nước ép trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cơ thể
  • Bổ sung nhiều rau xanh: Rau xanh cung cấp nhiều vitamin khoáng chất, giúp tái tạo vùng da bị tổn thương. Trong thành phần rau xanh còn chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ giảm viêm, chống oxy hóa, giảm ngứa và sưng trên da mặt.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và da như sữa chua, hoa quả.

Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ

Dị ứng da mặt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Người bệnh không nên chủ quan, cần nhận biết các triệu chứng để đi thăm khám và điều trị đúng cách.

Cần đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như:

  • Nổi mẩn đỏ, mụn viêm lây lan rộng, gây viêm và tổn thương sâu trên da
  • Da mặt bị mỏng và nhìn rõ các mao mạch, gân dưới da
  • Da mặt bị xây xước, lở loét, nhiễm trùng da
  • Vùng da bị tổn thương lan rộng sang vùng da đầu, cổ,…
  • Bệnh kèm theo triệu chứng như: buồn nôn, khó thở, suy đường hô hấp
  • Thăm khám bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh đúng cách không biến nặng, bệnh khó điều trị và điều trị lâu dài.
Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu để đi thăm khám bác sĩ
Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu để đi thăm khám bác sĩ

Cách trị dị ứng da mặt nhanh hiệu quả

Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh và vùng da bị tổn thương người bệnh sử dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp bị dị ứng nhẹ, loại trừ nguyên nhân gây bệnh kết hợp biện pháp chăm sóc tại nhà. Ngược lại bệnh kéo dài cần sử dụng thuốc giúp điều trị dứt điểm và hồi phục nhanh chóng.

Cách trị dị ứng da mặt tại nhà

Dưới đây là một số mẹo chữa dị ứng da mặt tại nhà vừa đơn giản, lại hiệu quả:

  • Loại bỏ yếu tố gây dị ứng

Xác định được nguyên nhân gây bệnh giúp điều trị đúng cách và tránh dị ứng lan rộng vùng da và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Trường hợp người bệnh bị dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm, dị ứng thuốc,.. tránh dung nạp những thực phẩm gây dị ứng, không sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần độc hại kích ứng trên da, không trang điểm khi đang bị dị ứng da mặt.

  • Chườm lạnh

Sử dụng túi đá chườm lên vùng da bị tổn thương giúp giảm sưng tấy. Trước khi chườm lạnh, bạn nên rửa sạch mặt giúp loại bỏ dị nguyên, không chườm đá trực tiếp lên da mặt dễ gây viêm nhiễm và tổn thương da.

  • Sử dụng nha đam

Hàm lượng polyphenol dồi dào trong nha đam giúp làm dịu cơn ngứa trên da mặt, kháng khuẩn ức chế vi khuẩn trên da.

Axit amin có trong nha đam cung cấp độ ẩm, tái tạo vùng da bị tổn thương, giảm tình trạng khô và bong tróc da.

Sử dụng lá nha đam tươi, gọt vỏ và rửa sạch mủ. Sau đó thái lát nhỏ và đắp lên vùng da bị tổn thương hoặc 15-20 phút. Phương pháp thực hiện đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh hiệu quả

Điều trị dị ứng da mặt bằng nha đam
Điều trị dị ứng da mặt bằng nha đam
  • Mướp đắng

Mướp đắng (khổ qua) là một trong những những nguyên liệu điều trị dị ứng tại nhà được sử dụng phổ biến.

Người bệnh sử dụng khổ qua bỏ ruột, ngâm với nước muối, xay nhuyễn và sử dụng đắp lên mặt khoảng 15 phút.

Trong mướp đắng chứa thành phần chống viêm kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây hại trên da. Bên cạnh đó giảm nhanh tình trạng bong tróc, khô da và ngứa da mặt hiệu quả

  • Sử dụng sữa chua phục hồi da bị dị ứng

Trong thành phần sữa chua có nhiều dưỡng chất tốt cho da, giúp cải thiện vùng da bị tổn thương và giảm triệu chứng ngứa, nóng rát.

Sử dụng sữa chua không đường thoa lên mặt khoảng 20 – 30 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Bạn có thể kết hợp sữa chua với nguyên liệu khác như mật ong dầu ô liu giúp giúp điều trị dị ứng.

Phương pháp điều trị dị ứng bằng sữa chua được nhiều người bệnh sử dụng
Phương pháp điều trị dị ứng bằng sữa chua được nhiều người bệnh sử dụng

Các biện pháp chăm sóc tại nhà hỗ trợ điều trị dị ứng da mặt mức độ nhẹ, phạm vi nhỏ. Trường hợp nặng, tổn thương da lan rộng cần thăm khám và sử dụng thuốc điều trị.

Dị ứng da mặt nên dùng thuốc gì?

Ở một số trường hợp người bệnh dị ứng da mặt nhẹ, ngoài biện pháp chăm sóc tại nhà, nên sử dụng thuốc bôi ngoài da Prednisolone, Crotamiton,… giúp giảm ngứa, ức chế vi khuẩn gây hại trên da.

Hoặc sử dụng sử dụng thuốc bôi chứa corticoid khi bị dị ứng viêm da nặng. Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn bởi thuốc làm mỏng da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn virus xâm nhập tổn thương da mặt.

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc ức chế giải phóng histamin, giảm nhanh các triệu chứng ngứa và sưng tấy trên da. Bạn đọc tham khảo thuốc được sử dụng phổ biến như Terfenadin, Mizolastine, Acrivastin,…
  • Thuốc ức chế calcineurin: Người bệnh sử dụng thuốc Pimecrolimus hoặc Tacrolimus giúp ức chế hoạt động của tế bào lympho T trong hệ miễn dịch, giảm sưng và viêm trên da nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ gây ung thư da nên cần tham khảo và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Pimecrolimus
Thuốc Pimecrolimus

Da mặt là vùng da khá nhạy cảm, khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh gây tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị.

Trong trường hợp sử dụng thuốc Tây có tác dụng phụ, triệu chứng dị ứng da mặt không thuyên giảm cần đi thăm khám lại để có sự điều chỉnh phù hợp

Đông y trị dị ứng da mặt hiệu quả

Trong y học cổ truyền dị ứng da mặt thuộc chứng phong sang, do cơ thể nhiễm ngoại tà, can phế bị tổn thương hoặc do nhiễm phong nhiệt phong hàn lâu ngày, tích tụ độc tố dưới da gây dị ứng.

Ngoài ra do sự xâm nhập của dị nguyên như phấn hoa, lông thú, thực phẩm gây dị ứng,…

Bài thuốc Đông Y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, không tái phát biến chứng lây lan sang vùng da khác. Dựa vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh tham khảo bài thuốc Đông y phổ biến như:

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng thảo dược kinh giới, đậu xị, bạc hà, cát cánh, trúc diệp, kim ngân hoa, ngưu bàng tử. Sử dụng thảo dược dạng thuốc bột hoặc sắc uống, bệnh và triệu chứng giảm nhanh sau 2-3 tuần.
  • Bài thuốc số 2: Lấy thảo dược kinh giới, chỉ xác, cỏ nhọ nhồi, lá đơn tướng quân, sài đất, kim ngân hoa, núc nác, thổ phục linh. Đem thảo dược sắc giúp triệu chứng ngứa, sưng trên da mặt.
  • Bài thuốc số 3: Kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa, sinh đại, cam thảo đất, sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ đem sắc uống 1 thang/ ngày. Bài thuốc giải độc thanh lọc cơ thể giảm ngứa mà mụn trên da.
  • Bài thuốc số 4: Trường hợp người bệnh bị dị ứng da mặt, phát ban do phong nhiệt nên kết hợp nguyên liệu như hương nhĩ tử, địa phu tử, bồ công anh, cúc hoa, kim ngân hoa, cam thảo. Đem sắc và sử dụng liều lượng theo chỉ định.
Điều trị dị ứng da mặt bằng thuốc Đông y
Điều trị dị ứng da mặt bằng thuốc Đông y

Bài thuốc đông y điều trị căn nguyên của bệnh, hiệu quả chậm, nên người bệnh cần kiên trì thực hiện theo chỉ định. Bên cạnh đó cần thăm khám ở cơ sở Đông y uy tín để bắt mạch kê đơn điều trị bệnh hiệu quả.

Các biện pháp phòng tránh dị ứng da mặt

Một số biện pháp phòng tránh và chăm sóc khi bị dị ứng da mặt như:

  • Người bệnh cần hạn chế gãi, chà xát da mặt tránh xây xước lở loét, viêm nhiễm trên da dễ hình thành sẹo
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng hải sản, các loại hạt,…
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích khác
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc chất độc hại và ánh nắng mặt trời
  • Sử dụng kem dưỡng da dịu nhẹ không bị kích ứng độ pH trung bình Không sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần cồn, chì, hương liệu dễ gây dị ứng da mặt
  • Không trang điểm khi da mặt bị dị ứng
  • Rửa mặt sạch loại bỏ bụi bẩn và dị nguyên dị ứng
  • Chế độ ăn khoa học hợp lý, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng, stress
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ, không thức khuya

Dị ứng da mặt tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám xác định nguyên nhân, và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó bạn cần có biện pháp phòng tránh và chăm sóc giúp bệnh nhanh khỏi, không biến chứng nặng.

Đừng bỏ lỡ:

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dị ứng bia rượu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Dị Ứng Bia Rượu: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất

Nội dung chínhDa mặt bị dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây dị ứng da mặt?Dấu hiệu nhận biết khi da mặt...

Tác dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh
Mề Đay Đỗ Minh – Chìa Khóa Vàng Giúp Người Việt Khỏi Hằn Mề Đay Mẩn Ngứa Cấp Và Mãn Tính

Nội dung chínhDa mặt bị dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây dị ứng da mặt?Dấu hiệu nhận biết khi da mặt...

Dị ứng sữa
Dị ứng sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Nội dung chínhDa mặt bị dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây dị ứng da mặt?Dấu hiệu nhận biết khi da mặt...

Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay Biểu Hiện Thế Nào? Cách Xử Lý Tốt Nhất
Dị Ứng Thời Tiết Gây Mề Đay, Mẩn Ngứa NẶNG MẤY CŨNG KHỎI Nhờ Bài Thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH [CHI TIẾT]

Nội dung chínhDa mặt bị dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây dị ứng da mặt?Dấu hiệu nhận biết khi da mặt...