Dị Ứng Nước Có Nguy Hiểm Không, Nên Điều Trị Như Thế Nào?

5/5 - (2 bình chọn)

Dị ứng là một trong những dạng dị ứng hiếm gặp, tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Các vết dị ứng trên da gây ngứa ngáy, đau rát, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới trầy xước, bội nhiễm và viêm loét. Vậy thực chất bệnh dị ứng nước là gì, có nguy hiểm không, nên điều trị như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Dị ứng nước là gì, nguyên nhân do đâu?

Dị ứng nước là một dạng bệnh lý xảy ra khi cơ địa bệnh nhân không thích hợp với nguồn nước đang sử dụng. Theo đó, một số vùng da sẽ nổi mề đay, phát ban, gây ngứa và khó chịu.

Khi nguồn nước có chứa một chất nào đó mà không tương thích với làn da của bạn, cơ thể sẽ xảy ra những phản ứng để kháng lại các tác nhân tiếp xúc với da.

Trong quá trình này, một lượng chất histamin sẽ tăng lên đột ngột vì cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể cần thiết để chống lại tác nhân gây bệnh và bảo vệ cơ thể.

Theo đó, một số nguồn nước chứa các chất độc hại dễ gây dị ứng cho cơ thể như:

  • Nước giếng: Nước giếng được lấy từ sâu trong lòng đất và chưa qua quá trình khử trùng, diệt khuẩn. Chính vì thế, nước giếng có thể chứa nhiều chất độc hại và gây nguy hiểm cho làn da của bạn.
  • Nước hồ bơi: Nước hồ bơi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh cùng với các loại thuốc tẩy để khử trùng hồ bơi. Vì thế, tắm hồ bơi chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị dị ứng.
  • Nước sông: Nước sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng với rất nhiều các chất độc hại và vi khuẩn trú ngụ. Thế nên, nước sông có thể là một nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng.
  • Nước máy: Dị ứng nước máy là bệnh lý dễ xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Trước khi đến tay người sử dụng, nước máy đã được xử lý loại bỏ các chất độc và vi khuẩn gây bệnh bằng các loại hóa chất. Do lượng hóa chất cho vào nước quá nhiều sẽ rất dễ kích thích làn da của bạn và gây nên dị ứng.

Biểu hiện dị ứng nước thường gặp

Mọi người có thể dễ dàng nhận biết được bệnh dị ứng nước qua các biểu hiện trực tiếp ngoài da. Một số biểu hiện thường gặp như da bị phát ban, nổi đỏ, mề đay và gây cảm giác ngứa ngáy.

Lúc đầu mề đay chỉ xuất hiện ở các vùng da có tiếp xúc với nước và sau đó sẽ lan sang các vùng da khác, nổi nhiều ở cổ, cánh tay…

Hơn nữa, dị ứng nước nổi mụn cũng là một trong những triệu chứng thường gặp

Nổi đỏ trên da là biểu hiện thường gặp ở tất cả người bị bệnh
Nổi đỏ trên da là biểu hiện thường gặp ở tất cả người bị bệnh

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như choáng, đau đầu, khó thở, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi.

Tùy vào tình trạng bệnh cũng như lượng nước tiếp xúc mà bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng và nhẹ khác nhau.

Dị ứng nước có nguy hiểm không?

Dị ứng nước thực chất là một bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, dù bệnh nặng hay nhẹ thì nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.

Bởi bệnh thường gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ, các vùng da bị tổn thương có thể xuất hiện viêm nhiễm trầm trọng và gây bội nhiễm.

Hơn nữa, đối với những biểu hiện bên trong cơ thể như khó thở, mệt mỏi, choáng váng, cho thấy bệnh nhân đang bị dị ứng nước ở mức độ nặng.

Chính vì thế, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Cách điều trị dị ứng nguồn nước hiệu quả

Hiện nay, bệnh dị ứng nước có rất nhiều phương pháp để điều trị. Đối với những trường hợp nhẹ và chỉ bị dị ứng tạm thời, bạn có thể chữa trị ngay tại nhà với các dược liệu thiên nhiên.

Nếu bệnh nhân bị dị ứng mãn tính thì bạn nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ để chữa trị sớm nhất có thể.

Cách trị dị ứng nguồn nước tại nhà

Chữa trị dị ứng nước ngay tại nhà với những phương pháp dân gian có thể giúp bệnh nhân giảm được những triệu chứng bệnh.

Theo đó, bạn có thể sử dụng một số những nguyên liệu như sau:

  • Nha đam: Nha đam có công dụng tái tạo làn da, loại bỏ độc tố và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bạn cạo một lớp gel nha đam và đắp lên vùng da bị bệnh sau khi đã rửa sạch. Sau 15 phút, bạn rửa sạch vùng da với nước ấm và lau khô.
  • Lá ổi: Ít ai biết rằng lá ổi có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể như thanh lọc cơ thể, làm dịu da, loại bỏ vi khuẩn. Theo đó, bạn hãy nấu một ít lá ổi cùng với nước sôi. Để nước nguội và dùng nước để tắm, phần lá thì chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
Lá ổi được dùng chữa bệnh dị ứng nước
Lá ổi được dùng chữa bệnh dị ứng nước
  • Lá trà xanh: Lá trà xanh có tính mát, giúp giải nhiệt, giải độc và thanh lọc cơ thể. Cách thực hiện: đun sôi nước cùng với một ít lá trà xanh đã rửa sạch. Pha nước trà xanh cùng với một ít nước lạnh để nguội. Sử dụng nước tắm toàn thân, phần lá thì chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây cũng là cách điều trị dị ứng nước hiệu quả. Khi người bệnh thấy có dấu hiệu dị ứng nước nặng, dùng nhiều cách xử lý tại nhà không hiệu quả nên chủ động tới bệnh viện thăm khám.

Tại đây, sau khi kiểm tra và xác định mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc như:

  • Uống thuốc: Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc uống kháng histamin được sử dụng phổ biến để chữa trị bệnh dị ứng nước như thuốc kháng histamin H1, H2. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cho phù hợp.
  • Tiêm thuốc: Ngoài sử dụng thuốc uống, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc kháng histamin trực tiếp vào cơ thể. Chẳng hạn, bạn sẽ được tiêm thuốc omalizumab dưới da để giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Thoa kem: Sử dụng kem bôi ngoài da cũng là một cách giúp bệnh điều trị bệnh dị ứng nước. Kem bôi này sẽ có tác dụng giúp giảm ngứa, đau rát và sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Bệnh nhân có thể kết hợp giữa thuốc uống và kem bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị bệnh.

Đối với những phương pháp điều trị bệnh ngay tại nhà hoặc sử dụng thuốc tây, bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tránh việc làm dụng dẫn đến ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Chăm sóc, phòng ngừa dị ứng nước

Bên cạnh việc chữa bệnh, bệnh nhân cần có thực hiện những biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách hàng ngày để phòng ngừa bệnh:

  • Người bệnh không nên tiếp xúc với những nguồn nước có chứa nhiều vi khuẩn và gây lây nhiễm bệnh như hồ bơi, nước sông, ao hồ…
  • Nên tắm gội bằng nước sạch và sử dụng loại xà phòng phù hợp với da. Giúp da luôn sạch sẽ và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Bệnh nhân không nên cọ xát, gãy mạnh và gây chảy máu vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ khiến da bị viêm nhiễm nặng và khó phục hồi
  • Cùng với đó, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế chế biến và ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà… Không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu, bia
Ăn nhiều rau xanh hỗ trợ điều trị bệnh
Ăn nhiều rau xanh hỗ trợ điều trị bệnh

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh dị ứng nước, nguyên nhân cũng như cách phòng và chữa bệnh. Nếu trong trường hợp bệnh nặng, bạn hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để chữa bệnh kịp thời.

Bài viết cần đọc:

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dị ứng lactose
Dị Ứng Lactose Nguyên Nhân Do Đâu Và Làm Sao Để Chữa Trị?

Nội dung chínhDị ứng nước là gì, nguyên nhân do đâu?Biểu hiện dị ứng nước thường gặpDị ứng nước có nguy hiểm không?Cách điều trị...

Dị ứng sữa
Dị ứng sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Nội dung chínhDị ứng nước là gì, nguyên nhân do đâu?Biểu hiện dị ứng nước thường gặpDị ứng nước có nguy hiểm không?Cách điều trị...

Dị ứng lông mèo
Dị Ứng Lông Mèo Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị HIỆU QUẢ NHẤT

Nội dung chínhDị ứng nước là gì, nguyên nhân do đâu?Biểu hiện dị ứng nước thường gặpDị ứng nước có nguy hiểm không?Cách điều trị...

Dị ứng xi măng
Dị Ứng Xi Măng Do Đâu? Làm Sao Để Chữa Trị Và Phòng Ngừa?

Nội dung chínhDị ứng nước là gì, nguyên nhân do đâu?Biểu hiện dị ứng nước thường gặpDị ứng nước có nguy hiểm không?Cách điều trị...