Đứt Dây Chằng Nguyên Nhân Do Đâu? Làm Sao Để Xử Lý, Phòng Ngừa?

5/5 - (10 bình chọn)

Dây chằng là cơ quan với nhiều chức năng quan trọng, giúp chúng ta di chuyển dễ dàng hơn. Với các vận động viên thể thao, đứt dây chằng là một trong những chấn thương thường gặp gây ra nhiều ảnh hưởng về khả năng vận động. Nếu không xử lý đúng cách, kịp thời, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đứt dây chằng là gì?

Dây chằng gồm các mô liên kết dẻo dai, dày đặc, mang nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau để giúp các khớp vững chắc hơn. Không giống như gân, dây chằng có tính đàn hồi tốt. Nếu dây chằng bị kéo căng đến mức bị giãn quá nhiều thì chúng sẽ bị tổn thương và khiến khớp trở nên lỏng lẻo, đau và khó cử động.

Hình ảnh đứt dây chằng đầu gối
Hình ảnh đứt dây chằng đầu gối

Đứt – rách dây chằng (Torn Ligaments) là chấn thương thường gặp, xảy ra do tác động quá lớn đến từ khớp. Chẳng hạn như té ngã, chơi thể thao, va chạm giao thông hoặc ngã từ trên cao xuống,… Vị trí rách thường là ở cổ tay, cổ chân, lưng, cổ, đầu gối, ngón tay cái. Trong các loại đứt dây chằng thì đứt dây chằng đầu gối là phổ biến nhất.

Các đối tượng hoạt động thể thao, võ sĩ, vũ công, người tập thể dục cường độ trung bình đến cao đều là những trường hợp dễ bị rách dây chằng.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng đầu gối

Nguyên nhân tạo nên việc tổn thương dây chằng khớp gối thường là do chấn thương trong thể thao, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông và những người hay phải làm công việc chân tay nặng nhọc. 

Khi bị đứt dây chằng, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng cơ bản như sau:

  • Âm thanh mà bạn nghe được trong lúc bị đứt dây chằng tương tự như tiếng nứt hoặc tiếng nổ nhỏ.
  • Khu vực bị rách dây chằng sẽ bị bầm tím, sưng và đau, đặc biệt là khi có áp lực lên các khớp.
  • Co thắt cơ.
  • Xuất hiện vết lõm ở khớp nơi dây chằng bị rách.
  • Khả năng vận động suy giảm dẫn tới tình trạng khớp lỏng lẻo hoặc không thể cử động như bình thường.
Rách dây chằng đầu gối có thể xảy ra khi chơi thể thao
Rách dây chằng đầu gối có thể xảy ra khi chơi thể thao

Phương pháp chẩn đoán

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bị chấn thương cũng như hỏi về bệnh sử của bệnh nhân. Lúc này, bạn cần cung cấp thông tin về tình huống dẫn tới chấn thương, những chấn thương trước đó đã gặp và các bệnh lý mãn tính nếu có. Để chẩn đoán tình trạng đứt dây chằng, trong nhiều trường hợp, việc sờ nắn, di chuyển khớp để xác định mức độ chấn thương cụ thể sẽ được các bác sĩ thực hiện.

Tiếp đó, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang để xem xương có bị gãy không. Chụp cộng hưởng từ – MRI để giúp xác định dây chằng bị rách một phần hay toàn bộ. Dựa theo tình trạng chấn thương dây chằng, y khoa chia thành 3 mức độ như sau:

  • Mức độ 1: Đây là tình trạng chấn thương nhẹ làm tổn thương dây chằng nhưng chúng không gây rách hoặc chỉ rách một phần không đáng kể.
  • Mức độ 2: Tình trạng chấn thương này ở mức vừa phải, có thể đứt một phần dây chằng khiến khớp có biểu hiện lỏng lẻo bất thường.
  • Mức độ 3: Chấn thương khá nặng, bạn có thể bị đứt toàn bộ dây chằng, mất chức năng và khiến các khớp gần như mất khả năng vận động.

Vậy đứt dây chằng đầu gối có nguy hiểm không? Khi dây chằng bị đứt, biến chứng mà chúng ta dễ nhận thấy nhất chính là sự mất ổn định của khớp. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, khớp không được điều trị phục hồi thì nguy cơ dẫn tới thoái hóa sụn, thoái hóa khớp là rất cao. Bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau đớn kéo dài, chất lượng sống suy giảm, tồi tệ hơn là có nguy cơ tàn phế hoặc phải tiến hành thay khớp. 

Phương pháp điều trị và phục hồi chấn thương phổ biến nhất

Đứt dây chằng đầu gối có đi được không? Có lành lại được không? Phần lớn các trường hợp bị đứt dây chằng đều sẽ lành lại nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Khi bị đứt dây chằng ở cấp độ I và II, người bệnh thường được chỉ định áp dụng phương pháp điều trị RICE, nghĩa là:

  • R – Rest (Nghỉ ngơi): Khi gặp phải chấn thương, những tác động gây áp lực, căng thẳng tới vùng bị thương phải được hạn chế ở mức tối đa. Bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn. 
  • I – Ice (Chườm đá): Phương pháp này khá đơn giản nhưng hiệu quả giảm đau mang lại rất tốt. Việc chườm đá lên vết thương sẽ giúp giảm tình trạng sưng tấy, tê bì cảm giác đau. Trong khoảng 2 ngày đầu tiên sau khi gặp chấn thương, bệnh nhân nên chườm đá từ 15 – 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 2 giờ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • C – Compression (Băng ép): Khu vực bị chấn thương cần được băng bó, ép chặt để giảm sưng, đau. Người bệnh dùng một dải băng quấn quanh vết thương, tuy nhiên đừng quấn quá chặt vì sẽ làm phản tác dụng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. 

Xem thêm

Các vết thương cần được băng bó để làm giảm đau
Các vết thương cần được băng bó để làm giảm đau
  • E – Elevation (Nâng cao): Việc nâng cao chỗ bị thương sẽ giúp kiểm soát lưu lượng máu tới khu vực này. Từ đó làm giảm sưng viêm hiệu quả. Chẳng hạn, nếu dây chằng cổ chân bị đứt, bạn hãy kê cao chân khi ngồi hoặc nằm. Sau vài ngày các chấn thương ở mức độ nhẹ sẽ dần được hồi phục.  

Song song với việc điều trị RICE, những người ở mức độ Cấp II có thể kết hợp sử dụng nẹp để nhanh hồi phục. Vị trí, mức độ tổn thương sẽ quyết định thời gian cần nẹp là bao lâu. Vấn đề này bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ phụ trách để nắm được thông tin chi tiết hơn. 

Riêng ở những bạn nằm ở cấp độ III, bác sĩ sẽ xem xét tới phương án tiến hành phẫu thuật để nối lại toàn bộ dây chằng bị đứt. Cụ thể:

  • Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật một bó, hai bó hoặc ghép gân Hamstring tự thân, gân đồng loại,…
  • Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau với kỹ thuật một bó, hai bó ba đường hầm, hai bó bốn đường hầm,…
  • Khâu sụn chêm, sửa sụn chêm trong những trường hợp bị rách sụn chêm khớp gối do chấn thương.
  • Phẫu thuật nội soi điều chỉnh chấn thương vùng cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, vai,…
Trong trường hợp nặng, cần tiến hành phẫu thuật
Trong trường hợp nặng, cần tiến hành phẫu thuật

Các biện pháp phòng ngừa đứt dây chằng hiệu quả

Để phòng ngừa và hạn chế các chấn thương dẫn tới đứt dây chằng, các bạn cần lưu ý tới những biện pháp đơn giản như sau:

  • Luôn khởi động trước khi tập luyện thể thao để làm nóng cơ bắp, các khớp cũng như tăng cường lưu thông máu, hạn chế chấn thương.
  • Ngừng tập luyện nếu bạn thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải. Bởi lúc này cơ bắp đang “phản ứng” lại vì phải hoạt động quá sức nên hãy tập luyện khi cơ thể khỏe khoắn, tinh thần sẵn sàng. 
  • Cần tập luyện đúng kỹ thuật, hạn chế mang vác đồ nặng, cẩn thận khi tham gia giao thông hoặc khi leo cầu thang, đi đường trơn trượt,… để hạn chế bị ngã làm ảnh hưởng tới dây chằng và sức khỏe tổng thể nói chung. 
  • Chú trọng vào các bài tập làm tăng độ dẻo dai cho dây chằng. Do không có bài tập cụ thể nào giúp tăng sự dẻo dai cho dây chằng nên thay vào đó, các bạn có thể lựa chọn các bài tập với cường độ phù hợp. Các bài tập được nhiều chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện gồm có đạp xe, bơi lội, đi bộ,… Những môn thể thao này đều sử dụng cơ gối nhiều lại tác động một lực đều đặn tới các cơ. Dần dần, dây chằng sẽ tự phát triển thêm các sợi bổ sung để thích ứng với lực tác động và trở nên khỏe mạnh hơn.
Đạp xe đạp là bộ môn thể thao được nhiều người luyện tập
Đạp xe đạp là bộ môn thể thao được nhiều người luyện tập
  • Cần có chế độ dinh dưỡng giàu canxi để tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng cũng như phòng ngừa tốt các chấn thương. Nguồn canxi tốt từ sữa và những sản phẩm từ trứng, sữa, các loại đậu, hải sản, rau lá xanh,… đều nên được bổ sung nhiều hơn ở các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, vitamin D và magie cũng là hai chất giúp cơ thể hấp thu canxi trọn vẹn hơn nên bạn cũng nên lưu ý.
  • Khi gặp chấn thương dây chằng, nếu không có kỹ năng hay hiểu biết để xử lý, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý đúng cách cũng như hạn chế xảy ra biến chứng không mong muốn. 
  • Việc tuân thủ theo hướng dẫn và các bài tập là điều cần thiết mà bạn cần thực hiện nếu muốn cải thiện nhanh chóng tình trạng chấn thương. 

Đứt dây chằng là một chấn thương nghiêm trọng nên cần được xử lý kịp thời để hạn chế tối đa các biến chứng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Vậy nên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường hay chấn thương khớp thì hãy tới phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, tư vấn chính xác và có phương án điều trị phù hợp. 

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gãy Xương Đòn: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Gãy Xương Đòn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhĐứt dây chằng là gì?Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng đầu gốiPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trị và...

Cơ Là Gì? Phân Loại Cơ, Chức Năng Và Giải Phẫu Cấu Tạo Cơ Chi Tiết
Cơ Là Gì? Giải Phẫu Chi Tiết Cấu Tạo Của Cơ Trong Cơ Thể Người

Nội dung chínhĐứt dây chằng là gì?Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng đầu gốiPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trị và...

Tìm Hiểu Về Xương Quai Xanh, Bí Quyết Để Xương Quai Xanh Khỏe Đẹp
Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Các Vấn Đề Thường Gặp

Nội dung chínhĐứt dây chằng là gì?Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng đầu gốiPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trị và...

Nhận Biết Đứt Dây Chằng Cổ Chân Và Phương Pháp Xử Lý Kịp Thời
Đứt Dây Chằng Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Nội dung chínhĐứt dây chằng là gì?Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng đầu gốiPhương pháp chẩn đoánPhương pháp điều trị và...