Đứt Dây Chằng Chéo Trước – Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

5/5 - (9 bình chọn)

Giống như đứt dây chằng chéo sau, đứt dây chằng chéo trước ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và cần được điều trị sớm. Để biết chính xác về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị phù hợp, mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết sau đây của VNMedipharm.

Những nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trước

Khớp gối là phần khớp có cấu tạo yếu nhất trên cơ thể. Trên khớp gối có tổng cộng 4 loại dây chằng, lần lượt là dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Bộ phận khớp gối tương đối mỏng manh nên thường xuyên sẽ gặp phải những chấn thương như trật khớp hay đứt gãy dây chằng,… Trong số đó, đứt dây chằng chéo trước là dễ gặp nhất.

Cấu tạo của phần khớp đầu gối
Cấu tạo của phần khớp đầu gối

Dây chằng chéo trước đầu gối có thể bị đứt một phần hoặc đứt toàn bộ, tình trạng này xảy ra do quá trình chấn thương trực tiếp hoặc chấn thương gián tiếp. Trong đó, chấn thương trực tiếp chiếm đến khoảng 30%, có thể do va chạm khi chơi các môn thể thao hay tai nạn giao thông có ảnh hưởng đến phần đầu gối. Chấn thương gián tiếp chiếm đến 70% khiến dây chằng chéo bị đứt do quá trình phản xạ đột ngột (ví dụ, khi bạn đang chạy mà chuyển hướng đột ngột, trong khi bàn chân vẫn đang giữ nguyên hoặc tiếp đất từ một cú nhảy mạnh,…).

Mọi người đều có nguy cơ gặp bị đứt dây chằng gối như nhau. Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát đã được thực hiện trước đó, nữ giới thường gặp tình trạng này nhiều hơn so với nam giới. Chấn thương ở dây chằng tuỳ theo mức độ mà chia ra thành các cấp khác nhau, cụ thể:

  • Cấp độ 1: Dây chằng chéo bị giãn quá mức cho phép, nhưng vẫn đang có khả năng giữ cho khớp gối được ổn định.
  • Cấp độ 2: Dây chằng chéo trước đã bị đứt một phần, kéo theo khớp gối trở nên lỏng lẻo.
  • Cấp độ 3: Dây chằng chéo trước đã bị đứt hoàn toàn, không còn có khả năng kiểm soát được phần xương bánh chè.

Những biểu hiện khi bị đứt dây chằng chéo trước

Khi bị đứt dây chằng chéo trước, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức không nguôi. Những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn phát hiện ra mình đã gặp vấn đề về dây chằng khớp gối đó là:

  • Sau khi va chạm chấn thương, bạn nghe thấy những tiếng “rắc rắc” ở phần khớp gối, đầu gối sau đó bị sưng phù nề, mọi vận động đều đau nhức và trở nên khó khăn.
  • Cảm giác chân yếu hơn, đi lại khó khăn, lỏng gối, khi đi cầu thang cảm giác không được thật chân, dễ bị vấp ngã khi chạy nhanh.
  • Kích thước giữa 2 bên đùi không bằng nhau. Ở phần chân bị chấn thương, cơ bị teo lại khiến bắp đùi trở nên nhỏ hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ xuất hiện muộn.
Người bị đứt dây chằng chéo trước thường xuyên đau nhức
Người bị đứt dây chằng chéo trước thường xuyên đau nhức

Hậu quả khi bị đứt dây chằng chéo trước lâu ngày

Nếu không phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời, tình trạng đứt dây chằng chéo trước sẽ để lại những hậu quả tương đối lớn, cụ thể:

  • Khớp gối ngày càng trở nên lỏng lẻo, lâu dần có thể dẫn đến rách sụn chêm (trong các trường hợp đứt dây chằng, có đến 1/3 số đó bị rách sụn chêm, đồng thời trên bề mặt của sụn còn bị bong tróc, thoái hoá).
  • Người bị đứt dây chằng lâu ngày dẫn đến sinh hoạt khó khăn, ít vận động hơn khiến cơ dễ bị teo (nghiên cứu chỉ ra trường hợp teo cơ xảy ra nhiều ở học sinh, sinh viên hay dân văn phòng).
  • Bệnh nhân có thể bị thay đổi dáng đi sau này, do dây chằng chéo trước bị đứt không thể cố định lại xương bị trầy trượt về phía trước.
  • Nặng nhất đó là bệnh nhân sẽ bị thoái hoá khớp gối sớm, do khớp gối bị thay đổi động học, phân phối lực từ lồi cầu xương đùi xuống mâm chày thay đổi bất thường, khiến sụn khớp tổn thương.

Chẩn đoán đứt dây chằng trước như nào?

Khi xuất hiện những dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước mà chúng tôi liệt kê ở trên, bạn hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Thông thường, trước khi đưa ra phác đồ điều trị chi tiết, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bạn. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá được dây chằng nào bị tổn thương, mức độ tổn thương thông qua các vết sưng, bầm tím, biến dạng khớp hay tràn dịch khớp gối,…

Dùng phương pháp chụp X-quang xác định tình trạng chấn thương
Dùng phương pháp chụp X-quang xác định tình trạng chấn thương

Tuy nhiên, để đưa ra được đánh giá chính xác nhất, phương pháp chẩn đoán chính cần phải thực hiện đó là chụp X-quang đầu gối. Chụp X-quang còn giúp phát hiện tình trạng gãy xương, gai xương chày, gãy mâm chày nếu có. Trong một vài trường hợp, chụp cộng hưởng MRI cũng sẽ được thực hiện để đưa ra phác đồ chính xác nhất.

Đứt dây chằng chéo trước có thể tự lành hay phải thực hiện phẫu thuật?

Trong đa số các trường hợp, đứt dây chằng chéo trước không thể tự lành lại nếu không có sự can thiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, không có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra cần phải phẫu thuật thì bệnh nhân đứt dây chằng mới có thể hồi phục được. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị khác nhau. Thông thường, điều trị đứt dây chằng sẽ thực hiện phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.

Trường hợp không phẫu thuật

Trường hợp không phải phẫu thuật là những trường hợp thuộc cấp độ 1, dây chằng chéo bị giãn nhưng vẫn còn khả năng giữ cho khớp gối được ổn định. Nếu không thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện:

  • Đeo nẹp: Đeo nẹp giúp cho khớp gối của bạn được chắc hơn, tránh trường hợp khớp gối phải chịu lực do phải trụ khi đứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn một chút thì có thể bạn sẽ phải đeo nạng.
  • Dùng vật lý trị liệu: Sau khi chân và khớp gối đỡ bị sưng hơn đôi chút, đó là thời điểm bạn có thể tập vật lý trị liệu. Sẽ có những bài tập riêng, được thiết kế với mục đích làm mạnh và vững cơ, lấy lại sự hoạt động bình thường của khớp gối.

Xem thêm

Chấn thương dây chằng chéo trước cấp độ 1 có thể dùng vật lý trị liệu phục hồi
Chấn thương dây chằng chéo trước cấp độ 1 có thể dùng vật lý trị liệu phục hồi

Đối với trường hợp không cần phẫu thuật, thông thường sẽ mất khoảng 3 tháng để dây chằng bị rách liền lại như bình thường. Mặc dù vậy, dây chằng vẫn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và không thể giữ được chức năng hoàn toàn ổn định như ban đầu.

Trường hợp phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân thuộc cấp độ 2 và cấp độ 3, khi dây chằng chéo trước không thể giữ được cho khớp gối hoạt động bình thường, bạn sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật, hay nói cách khác là tái tạo dây chằng chéo trước.

Trong hầu hết các trường hợp, dây chằng chéo trước khi đã đứt không thể khâu hay nối lại được. Vì vậy, các bác sĩ sẽ cần phải tiến hành tái tạo lại, thay thế dây chằng đã đứt bằng một mảnh ghép khác, giúp cho dây chằng mới phát triển (mảnh ghép này là một phần trong cơ thể như dây gân gót, gân cơ,… lấy từ những bộ phận khác).

Nền y học ngày một phát triển, hiện nay khi thực hiện phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, bạn sẽ được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Với phương pháp này, vết thương sẽ được nhanh chóng hồi phục và cũng ít bị ảnh hưởng, xâm lấn. Sau quá trình phẫu thuật thì bạn cũng sẽ kết hợp điều trị vật lý để hồi phục hoàn toàn.

Phương pháp mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước
Phương pháp mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước

Đối với những trường hợp phẫu thuật, sẽ cần ít nhất khoảng 7 đến 9 tháng để bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Sau khi hồi phục, bệnh nhân sẽ có thể quay lại với các hoạt động như trước đây mà không cần phải lo lắng điều gì.

Các giai đoạn tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên kết hợp đeo nẹp và tập vật lý trị liệu để vết thương có thể lành lại một cách nhanh chóng. Có 6 giai đoạn tập trị liệu mà các bạn nên để ý đó là:

  • Giai đoạn 1 (từ 0 đến 2 tuần): Sau khi phẫu thuật, trong 2 tuần đầu bệnh nhân cần phải đeo nẹp khi nằm ngủ. Đồng thời, tháo nẹp hàng ngày để tập các động tác co duỗi, gồng cơ đùi và cơ cẳng và chườm đá cho vùng khớp gối. Trong giai đoạn này, hãy cố gắng để duỗi được hết gối và gấp lên đến 90 độ.
  • Giai đoạn 2 (từ 3 đến 4 tuần): Tập gấp gối tăng dần lên 120 độ, có thể thực hiện động tác đi bộ tại chỗ và đi lại bằng nạng, tỳ được trọng lượng lên chân chấn thương.
  • Giai đoạn 3 (từ 5 đến 6 tuần): Cố gắng gập được hết gối trong giai đoạn này, đi lại được trên bậc cầu thang (một ít bậc).
  • Giai đoạn 4 (từ 7 đến 10 tuần): Tập các bài tập với cường độ tăng dần đến khi bệnh nhân có thể chạy được bước nhỏ trên đường thẳng.
  • Giai đoạn 5 (từ 11 đến 20 tuần): Có thể tăng được tốc độ chạy, chạy ngang và lên xuống được cầu thang (nhiều bậc).
  • Giai đoạn 6 (từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6): Bệnh nhân có thể bắt đầu chơi lại được một số môn thể thao nhẹ.
Các giai đoạn thực hiện vật lý trị liệu sau phẫu thuật
Các giai đoạn thực hiện vật lý trị liệu sau phẫu thuật

Những lưu ý sau quá trình phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước

Sau quá trình thực hiện phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, có một vài lưu ý sau đây mà bạn nên nhớ:

  • Trong một vài trường hợp, sau phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp một vài biến chứng như nhiễm trùng, máu đông, cứng khớp, chảy máu nhiều,… Khi gặp phải tình trạng này, nên tái khám càng sớm càng tốt.
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân trở về nhà nên nghỉ ngơi nhiều, cố gắng hạn chế việc đi lại vì dễ ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Bệnh nhân chỉ nên tắm sau 4 ngày khi vừa thực hiện phẫu thuật, nhưng không được để nước nhỏ vào vùng mổ.
  • Tập vật lý trị liệu là phương pháp kết hợp có hiệu quả cao nhất đối với những người sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước. Hãy cố tập luyện đầy đủ để vết thương mau lành.
  • Nên để ý đến chế độ dinh dưỡng cho cơ thể, bởi thời điểm này bạn rất cần được bổ sung nhiều canxi, đạm, vitamin C,…
Tái khám sau khi thực hiện phẫu thuật
Tái khám sau khi thực hiện phẫu thuật

Thời gian hồi phục cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Hy vọng qua những chia sẻ bên trên của chúng tôi, bạn đã có thể hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị của tình trạng này.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cấu tạo của xương cổ tay
Xương Cổ Tay: Cấu Tạo Và Những Bệnh Lý Thường Gặp

Nội dung chínhNhững nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trướcNhững biểu hiện khi bị đứt dây chằng chéo trướcHậu quả khi bị đứt...

Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể
Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Nội dung chínhNhững nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trướcNhững biểu hiện khi bị đứt dây chằng chéo trướcHậu quả khi bị đứt...

Đau Xương Chậu Khi Mang Thai: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Hiệu Quả
Đau Xương Chậu Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Nội dung chínhNhững nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trướcNhững biểu hiện khi bị đứt dây chằng chéo trướcHậu quả khi bị đứt...

Xương Hàm Dưới: Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Xương Hàm Dưới: Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp

Nội dung chínhNhững nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trướcNhững biểu hiện khi bị đứt dây chằng chéo trướcHậu quả khi bị đứt...