Hắc Lào Bị Chàm Hóa Có Nguy Hiểm Không, Phải Chữa Trị Thế Nào?

5/5 - (10 bình chọn)

Hắc lào chàm hóa là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh hắc lào với các biểu hiện nám sạm, thâm nhiễm kéo theo những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Việc chủ quan không điều trị hoặc chữa trị sai cách đều sẽ để lại những tổn thương vĩnh viễn tới vùng da bị chàm hóa. Do đó, để hạn chế tình trạng này xảy ra cũng như giúp bạn sớm lấy lại làn da mềm mịn thì hãy tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Hắc lào bị chàm hóa là gì?

Đối với bất kỳ bệnh da liễu nào, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng lên giai đoạn chàm hóa khiến người bệnh phải sống chung với vết chàm suốt đời.

Bệnh hắc lào là một bệnh lý xảy ra bên ngoài da. Theo các chuyên gia đây là căn bệnh nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Bệnh thường do các vi nấm Microsporum, Epidermophyton và Trichophyton xâm nhập và gây tổn thương da nghiêm trọng.

Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh hắc lào sẽ chuyển sang giai đoạn da bị nhiễm khuẩn hay bị chàm hóa còn gọi là hắc lào bị chàm hóa.

Theo các chuyên gia, hắc lào bị chàm hóa là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh hắc lào. Khi đó, bệnh hắc lào đã tiến triển nặng, gây tổn thương da trầm trọng hơn và rất khó để điều trị.

Các vùng tổn thương da sẽ ngày càng lan rộng hơn và da sẽ không được tái tạo lại như ban đầu sau quá trình điều trị. Vùng da bị hắc lào không chỉ nổi mẩn đỏ mà đã chuyển sang tình trạng liken hóa.

Hắc lào bị chàm hóa là giai đoạn bệnh trầm trọng và cần được điều trị kịp thời
Hắc lào bị chàm hóa là giai đoạn bệnh trầm trọng và cần được điều trị kịp thời

Người sống trong môi trường ẩm thấp, ẩm ướt, vệ sinh kém thường có nguy cơ mắc bệnh hắc lào. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở tay, chân, các vùng da các nếp gấp như cổ, nách hoặc các vùng da dễ đổ mồ hôi.

Bệnh hắc lào thường ủ bệnh và chuyển thành hắc lào bị chàm hóa ở vùng dễ điều trị từ 12 – 18 tháng. Đối với khu vực nhạy cảm, thời gian này kéo dài từ 6 – 9 tháng. Ngoài ra, thời gian biến chứng của bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc da trong quá trình điều trị. 

Bệnh hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không?

Vậy hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không? Như đã nói, hắc lào bị chàm hóa là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở vùng da có vết thương hở hoặc vi khuẩn xâm nhập. Khi không điều trị sớm nhất và bệnh kéo dài, các mầm bệnh sẽ có nguy cơ ăn sâu vào máu và bệnh nhân sẽ mắc bệnh hắc lào mãn tính rất khó điều trị.

Hơn nữa, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu. Lúc này, vi khuẩn sẽ có điều kiện thâm nhập và gây bệnh ở các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để điều trị bệnh hắc lào và ngăn ngừa bệnh diễn biến trầm trọng hơn. 

Tình trạng hắc lào bị chàm hóa có thể tái phát lại nhiều lần và mỗi lần tái phát sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn do mầm bệnh đã ăn sâu vào da. 

Nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng hắc lào bị chàm hóa

Như đã biết, mắc bệnh hắc lào thông thường nhưng không chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến sang hắc lào bị chàm hóa. Nhìn chung, một số những điều kiện thuận lợi bệnh hắc lào khởi phát như sau:

  • Thường xuyên không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi nấm xâm nhập
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm có nhiệt độ và độ ẩm cao
  • Thường mặc quần áo chật khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi
  • Do sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch dài hạn
  • Các nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn
Ở giai đoạn chàm hóa, bề mặt của da sẽ trở nên xù xì và cộm cứng
Ở giai đoạn chàm hóa, bề mặt của da sẽ trở nên xù xì và cộm cứng

Mắc bệnh hắc lào trong một thời gian dài mà không điều trị, các tế bào da sẽ bị dày sừng. Ở giai đoạn chàm hóa, da sẽ có những biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết, cụ thể:

  • Tổn thương da sẽ chuyển từ màu hồng đỏ sang màu thâm tím
  • Các vết hắc lào hình thành các viền rõ ràng xung quanh 
  • Các mụn mủ nhỏ chuyển thành các mụn mủ to và có nhân bên trong
  • Bề mặt làn da bị xù xì, cộm cứng, sờ vào có thể cảm nhận vết sạm rõ ràng
  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài dai dẳng, đặc biệt khi thời tiết khô nóng.

Do đó, khi mắc bệnh hắc lào, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời, tránh để bệnh phát triển nặng hơn. 

Cách điều trị hắc lào bị chàm hóa hiệu quả hiện nay

Hắc lào thông thường là một căn bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, hắc lào bị chàm hóa là một biến chứng nặng nề mất rất nhiều thời gian để chữa trị.

Phương pháp điều trị bệnh hắc lào lúc này là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống để ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn. 

Sử dụng thuốc Tây y

Hắc lào bị chàm hóa có nghĩa là tình trạng tổn thương da đã lan rộng ở phạm vi lớn. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi để điều trị.

Một số những loại thuốc phổ biến thường dùng điều trị hắc lào chàm hóa như:

  • Hồ nước: Thuốc này được bào chế dưới dạng bôi, có công dụng làm dịu da, hạn chế viêm nhiễm và ngăn ngừa cảm giác ngứa khó chịu. Ngoài ra, hồ nước có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn nấm gây hại. Tuy nhiên, thuốc sẽ có công dụng hiệu quả hơn đối với trường hợp hắc lào thông thường.
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc có công dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên cơ thể. Tuy nhiên, thuốc có một số những tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung. Vì thế, người bệnh không nên lái xe, vận động sau khi uống thuốc. 
  • Thuốc uống chống nấm: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh thông qua đường uống. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và những người suy giảm chức năng gan thận.
  • Thuốc tím, dung dịch Jarish: Tác dụng của thuốc là giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống hoặc thay thế các thuốc chữa bệnh của bác sĩ. Tốt nhất, bệnh nhân hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và sử dụng thuốc chữa hắc lào theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Chữa bệnh bằng thuốc Đông y

Trong Đông y, bệnh hắc lào khởi phát do khí huyết hư tổn, phong tà xâm kích, khí đới ứ trệ và gan thận suy giảm chức năng gây ra. Bài thuốc Đông y sẽ tập trung chữa bệnh từ căn nguyên nhằm thanh nhiệt, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, thải độc và giảm các biểu hiện ngứa ngáy ngoài da. 

Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa bệnh hắc lào bị chàm hóa như sau:

  • Bài thuốc 1: 10 lá trầu, 2 quả khế, 100g hạt muồng. Rửa sạch và giã nhuyễn nguyên liệu, cho vào vải mỏng và sát lên vùng da bị bệnh.
  • Bài thuốc 2: 100g rễ cây bạch xà, 20ml cồn 90 độ. Ngâm rễ cây bạch xà vào dung dịch cồn trong vòng 1 tuần. Sau đó, bệnh nhân lấy hỗn hợp và bôi lên vết thương
  • Bài thuốc 3: 50g củ chút chít, 50g vỏ cây đại tươi, cồn 70 độ 100ml. Giã nát nguyên liệu rồi ngâm vào cồn trong vòng 7 ngày. Dùng hỗn hợp bôi lên da mỗi ngày 2 lần để chữa bệnh. 
Chữa hắc lào bị chàm hóa theo Đông y
Chữa hắc lào bị chàm hóa theo Đông y

Các bài thuốc Đông y thường có công dụng chậm hơn so với thuốc Tây y, vì thế bệnh nhân phải kiên trì thực hiện liên tục trong thời gian dài. Hơn nữa, để an toàn khi điều trị, bệnh nhân nên đến bác sĩ y học cổ truyền thăm khám và lựa chọn bài thuốc chữa bệnh cho phù hợp. 

Các mẹo dân gian chữa hắc lào bị chàm hóa

Hiện nay, trong dân gian lưu truyền nhiều cây thuốc có công dụng điều trị bệnh hắc lào bị chàm hóa hiệu quả. Các mẹo dân gian này thường được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số những loại thảo dược thiên nhiên có công dụng điều trị hắc lào theo mẹo dân gian như sau:

  • Rau răm: Rau răm có chứa nhiều tinh dầu, vitamin C có công dụng sát khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn ngâm rau răm với nước muối pha loãng, vớt ra rồi giã nhuyễn. Sau đó, bạn lấy rau răm đắp lên vùng da bị bệnh.
  • Tỏi: Theo nhiều nghiên cứu, các hoạt chất trong tỏi có công dụng ức chế các loại vi khuẩn nấm gây hại cho da và làm giảm các triệu chứng bệnh. Bạn giã tỏi cùng với một ít dầu oliu, đắp hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh.
  • Nha đam (lô hội): Nha đam có chứa nhiều tinh chất tốt cho da như vitamin A, B, C giúp tái tạo làn da và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bệnh nhân chỉ cần lấy một ít nha đam xay nhuyễn rồi đắp lên da khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày. 
Nha đam có nhiều tinh chất giúp tái tạo làn da và điều trị tình trạng hắc lào bị chàm hóa
Nha đam có nhiều tinh chất giúp tái tạo làn da và điều trị tình trạng hắc lào bị chàm hóa

Tuy các bài thuốc dân gian được lưu truyền rộng rãi và được nhiều người áp dụng, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thông thường, các loại thảo dược này chỉ có công dụng làm giảm các triệu chứng mà không thể điều trị tận gốc và thay thế thuốc chữa bệnh khác. 

Cách chăm sóc tại nhà và lưu ý khi điều trị bệnh

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải lưu ý những biện pháp chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không xảy ra nhiều biến chứng. Cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước và các loại nước ép trái cây để cải thiện sắc tố da.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da bị nhiễm khuẩn.
  • Nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc cá nhân dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da.
  • Luôn giữ da sạch sẽ và khô thoáng, tránh để da ma sát, trầy xước.
  • Bệnh nhân không nên gãi ngứa, cọ xát mạnh gây tổn thương da.
  • Tắm mỗi ngày với nước ấm và ngâm rửa da bị tổn thương với nước muối sinh lý.
Bệnh nhân nên tắm mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ và khô thoáng
Bệnh nhân nên tắm mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ và khô thoáng
  • Bệnh nhân nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái và hạn chế tiết mồ hôi.
  • Người bị hắc lào không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn quá cay nóng hoặc uống các chất kích thích trong quá trình điều trị.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc khác.
  • Tái khám đúng hẹn theo lịch bác sĩ sắp xếp. 

Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được bệnh hắc lào bị chàm hóa như thế nào, biểu hiện ra sao cũng như cách điều trị bệnh. Hắc lào bị chàm hóa là một tình trạng nguy hiểm, do đó bạn nên gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. 

Click đọc ngay:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh hắc lào có gây ngứa không? - Biết cách khắc phục để cơ thể dễ chịu hơn
Bị Bệnh Hắc Lào Nên Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?

Nội dung chínhHắc lào bị chàm hóa là gì?Bệnh hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không?Nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng hắc...

Hướng Dẫn Sử Dụng Cồn Trị Hắc Lào Và Các Lưu Ý Khi Thực Hiện
Dùng Cồn Trị Hắc Lào Có Hiệu Quả Không? Cần Lưu Ý Những Gì?

Nội dung chínhHắc lào bị chàm hóa là gì?Bệnh hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không?Nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng hắc...

Hắc Lào Vùng Kín Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị
Hắc Lào Vùng Kín: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nội dung chínhHắc lào bị chàm hóa là gì?Bệnh hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không?Nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng hắc...

13 Cách Trị Lác Đồng Tiền Ở Tay Chân Đơn Giản Nhanh Khỏi 2022
13 Cách Trị Lác Đồng Tiền Ở Tay Chân Đơn Giản Nhanh Khỏi 2023

Nội dung chínhHắc lào bị chàm hóa là gì?Bệnh hắc lào bị chàm hóa có nguy hiểm không?Nguyên nhân, triệu chứng của hiện tượng hắc...