Hắc Lào Ở Mông Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Thế Nào?

5/5 - (3 bình chọn)

Hắc lào xuất hiện ở mông không còn là điều xa lạ, tuy nhiên vì đây là cơ quan nhạy cảm nên nhiều người ngại ngùng, chủ quan, không đi khám chữa. Điều này khiến bệnh nặng hơn và có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách chữa hắc lào ở mông, bạn đọc hãy đón đọc ngay bài viết sau.

Bị hắc lào ở mông là gì? Có nguy hiểm không?

Hắc lào (hắc lác) là tình trạng viêm da phổ biến, do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây nên. Loại nấm này sinh trưởng xâm nhập vào da gây ngứa ngáy, đau rát, xuất hiện mụn nước. Vùng da bị tổn thương thường hình tròn, có ranh giới rõ ràng phân biệt với vùng da xung quanh.

Bệnh hắc lào phổ biến ở nhiều đối tượng, trong đó người ở độ tuổi trung niên và thanh thiếu niên dễ mắc nhất. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể như mông, mặt, háng, bàn chân, bàn tay, lưng…

Hình ảnh hắc lào ở mông
Hình ảnh hắc lào ở mông

Tỷ lệ hắc lào ở mông nhiều người bệnh gặp phải. Bởi mông là vùng da nhạy cảm, thường xuyên bị bí khí tạo điều kiện vi nấm phát triển và sử dụng vùng da bị tổn thương. Mầm bệnh có xu hướng lan rộng khắp mông, vùng da lân cận và bộ phận sinh dục.

Vì xuất hiện ở mông là vị trí khó quan sát, người bệnh khó nhận biết và thường chủ quan không điều trị sớm. Bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, vùng da bị hắc lào tổn thương nghiêm trọng, tiến triển thành bệnh mãn tính, xuất hiện bội nhiễm.

Ở một số trường hợp người bệnh lây lan đến bộ phận sinh dục có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản của người bệnh. Một số biến chứng hiếm gặp khi bị hắc lào ở mông như viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy, áp xe phổi, nhiễm trùng máu,..

Do đó, người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh, đi thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó biện pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết hắc lào ở mông

Tương tự như bệnh ngoài da khác, người bệnh nhận biết một số triệu chứng hắc lào ở mông như:

  • Người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, tình trạng này nghiêm trọng khi đổ mồ hôi
  • Vùng da bị hắc hắc lào gây ngứa và có thể kéo dài âm ỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống
  • Vùng da bị tổn thương hình tròn, viền bên ngoài, dễ dàng phân biệt với vùng da xung quanh
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ, li ti
  • Trường hợp nặng xuất hiện viêm nhiễm, trên da mụn có mủ, viêm đỏ da bị chàm hóa
Bệnh khiến bệnh ngứa, khó chịu ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Bệnh khiến bệnh ngứa, khó chịu ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Đến giai đoạn nhất định mụn sẽ bị vỡ, mụn nước bị vỡ do những nguyên nhân sau:

  • Mụn tự vỡ: Mụn đến giai đoạn chín muồi sẽ tự vỡ, trường hợp này mụn vỡ không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Tuy nhiên khi mụn bị vỡ, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng. Vùng da bị tổn thương kéo dài và có thể để lại sẹo, thâm sạm trên da.
  • Do tác động bên ngoài: Người bệnh gãi hoặc do va chạm mạnh khiến mụn bị vỡ. Trường hợp này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, hắc lào ở mông nguy cơ tái phát cao, vùng da bị tổn thương lan rộng và khó chịu. Thông thường, bệnh tái phát thường tiến triển phức tạp và lan rộng hơn.

Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, người bệnh không được chủ quan cần đi thăm khám và điều trị dứt điểm, phòng ngừa bệnh tái phát.

Nguyên nhân gây hắc lào ở mông

Nguyên nhân chính gây bệnh hắc lào là do vi nấm dermatophytes, nấm phát triển và gây tổn thương trên da. Nấm này phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm và có thể lây lan thông qua 4 con đường.

Hắc lào ở mông lây lan từ người sang người: Người bình thường tiếp xúc với người bình thường thông qua tiếp xúc trực tiếp dễ bị lây nhiễm bệnh

  • Từ động vật sang người: Vi nấm dermatophytes có thể tồn tại trên động vật. Người bệnh bị hắc lào ở mông và nhiều bộ phận khác khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm
  • Lây lan từ đồ vật sang người: Bạn dễ bị hắc lào ở mông và nhiều bộ phận khác khi tiếp xúc đồ vật với người bị bệnh như quần áo, chăn đệm, bàn chải, khăn mặt,…
  • Ngoài ra bệnh có thể lây khi tiếp xúc với đất bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi tiếp xúc với nấm trong thời gian dài
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hắc lào ở mông
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hắc lào ở mông

Bên cạnh đó những yếu tố dưới đây tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và bùng phát bệnh

  • Đặc trưng vùng kín: Vi nấm dermatophytes phát triển trong môi trường nóng ấm và ẩm ướt. Mông là vùng da nhạy cảm, bít kín, dễ tích tụ mồ hôi nhưng không được thông thoáng tạo điều kiện bệnh bùng phát. Do đó hắc lào ở mông dễ bị hơn vùng da khác
  • Mặc quần áo chật: Người bệnh sử dụng quần áo quá chật, khiến da thường xuyên bị cọ xát và tổn thương. Đồng thời quần áo không thấm hút mồ hôi, khiến mông và bộ phận khác dễ tích tụ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh và men nấm phát triển.
  • Vệ sinh kém: Người bệnh lười tắm, không tắm sau khi hoạt động tiết mồ hôi nhiều cũng là một trong nguyên nhân hắc lào ở mông bùng phát. Bên cạnh đó vệ sinh kém vùng da bị tổn thương do hắc lào lan rộng sang vùng da lân cận và vùng ta tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Dùng chung đồ cá nhân: Bệnh lây lan quan khi tiếp xúc đồ vật, nên bạn không nên sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, bàn chải, chăn đệm,… với người bệnh.

Cách trị hắc lào ở mông

Hắc lào ở mông khiến người bệnh khó chịu, ngứa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng bệnh kéo dài, chuyển thành mãn tính, gây nhiễm trùng và biến chứng nặng hơn.

Do đó khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, cần sử dụng biện pháp điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị phổ biến dưới đây.

Thuốc trị hắc lào ở mông

Nhận biết dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị. Khi đi thăm khám bạn được bác sĩ kê đơn thuốc bôi ngoài da và thuốc uống cùng dung dịch vệ sinh, cải thiện bệnh hắc lào ở mông nhanh chóng.

Dung dịch vệ sinh ngoài da

Bạn được kê đơn dung dịch chứa thành phần Iod, acid benzoic, acid salicylic hoặc dung dịch ASA. Thuốc giúp vệ sinh vùng da bị tổn thương, tác dụng giảm ngứa, cải thiện triệu chứng khác của bệnh.

Tuy nhiên nếu người bệnh lạm dụng thuốc, gây lột da và da bị thâm sạm. Bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên bao bì.

Thuốc bôi ngoài da

Sử dụng thuốc bôi ngoài da giúp giảm triệu chứng của bệnh và phục hồi vùng da bị tổn thương. Thuốc bôi được sử dụng như:

  • Thuốc Clotrimazole: Hoạt chất azole trong thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm phát, giúp giảm ngứa hiệu quả. Trước khi sử dụng thuốc nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, và sau khi bôi thuốc người bệnh không cần rửa sạch lại bằng nước. Để mang đến hiệu quả sử dụng 1-2 lần/ tuần. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng bôi điều trị bệnh ngoài da như lang ben, viêm da
Thuốc Clotrimazole
Thuốc Clotrimazole
  • Thuốc Lamisil: Trong  thuốc chứa thành phần Terbinafine hydrochloride, giúp giảm khó chịu, ngứa ngáy ngay tức thời. Nên sử dụng 1-2 lần/ ngày đến khi bệnh và triệu chứng thuyên giảm
  • Thuốc Lax: Tương tự như thuốc bôi ngoài da khác, thuốc Lax giúp cải thiện triệu chứng của bệnh hắc lào ở mông. Với thành phần có chiết xuất từ tự nhiên  gồm muồng trâu (80%) và thành phần khác giúp giảm viêm, sưng và ngứa trên da. Để mang đến công dụng tốt nhất, người bệnh nên thoa lên vùng bị hắc lào sau khi tắm, giúp dược tính thẩm thấu vào da.
  • Thuốc Griseofulvin: Trong thuốc chứa thành phần kháng nấm, cải thiện vùng da bị tổn thương. Không chỉ điều trị hắc lào, thuốc được điều trị bệnh ngoài da như nổi mề đay, lang ben, viêm da,… Sử dụng 1-2 lần/ ngày.
  • Thuốc Ketoconazole: Thuốc ức chế tổng hợp ergosterol của nấm, điều trị bệnh ngoài da do nấm. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng ở vùng da nhạy cảm như cổ, mặt, mông,… Sử dụng 1-2 lần/ ngày đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm

Thuốc uống điều trị hắc lào ở mông

Tình trạng bệnh nghiêm trọng cần sử dụng thuốc uống điều trị bên trong bên cạnh sử dụng thuốc bôi. Người bệnh được sử dụng thuốc Itraconazole, Ketoconazol và Griseofulvin theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai: Bị hắc lào ở mông khi mang thai nên sử dụng thuốc bôi như Miconazole,…
  • Trẻ nhỏ: Trường hợp trẻ em bị hắc lào nhẹ, nên sử dụng thuốc Miconazole và Clotrimazole bôi ngoài da. Ngược lại trẻ bị hắc lào nghiêm trọng, cần sử dụng thuốc uống kháng đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị tại nhà

Theo chuyên gia, khi bị hắc lào ở mông, bên cạnh điều trị người bệnh chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng khem tốt. Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh tham khảo cách điều trị tại nhà được sử dụng phổ biến như:

Chuối xanh

Đây là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh sử dụng. Tinh chất trong chuối xanh tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển nấm men.

Bên cạnh đó, bệnh giúp điều trị phục hồi vùng da bị tổn thương. Người bệnh sử dụng chuối xanh, cắt thành từng lát mỏng và đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút.

Rau răm

Trong rau răm chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm ức chế sự phát triển của nấm men. Sử dụng rau răm ngâm rượu khoảng 30 phút sao đó giã nát và bôi lên vùng da bị tổn thương. Sau đó rửa sạch bằng nước.

Sử dụng rau răm điều trị hắc lào ở nhà
Sử dụng rau răm điều trị hắc lào ở nhà

Bồ kết và phèn chua

Kết hợp phèn chua và bồ kề và cho vào nồi đun sôi. Sau đó lọc lấy nước sử dụng để tắm và vệ sinh vùng da bị hắc lào. Sử dụng thường xuyên cải thiện hắc lào ở mông hiệu quả.

Chăm sóc da

  • Người bệnh cần vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và không lây lan sang vùng da bên cạnh.
  • Bạn có thể chườm đá để giảm ngứa và sưng trên da
  • Không mặc quần bó chặt, và tránh hoạt động đổ mồ hôi nhiều.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ giúp giảm ngứa và tái tạo vùng da bị tổn thương
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác. Nếu thú cưng, động vật nghi ngờ nhiễm nấm cần đi khám thú y để điều trị và không lây lan

Chế độ ăn uống

  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu beta-carotene như cà rốt, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E
  • Không nên sử dụng thực phẩm đồ tanh, thực phẩm gây dị ứng, chất kích thích tránh tình trạng ngứa và viêm trên da biến chứng nặng.

Thuốc Đông y trị hắc lào

Trong Đông y điều trị hắc lào (lác) do phong tà xâm nhập cơ thể dẫn đến khí huyết tổn thương, khí đới ứ trệ,… Bài thuốc Đông y điều trị hắc lào trong đó có hắc lào ở mông theo hướng thanh nhiệt giải độc.

Từ đó, cơ thể cân bằng nội tiết tố và giảm triệu chứng ngứa, khó chịu, cải thiện vùng da bị tổn thương.

Điều trị hắc lào ở mông bằng Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn
Điều trị hắc lào ở mông bằng Đông y được nhiều người bệnh lựa chọn

Một số loại thảo dược có tác dụng điều trị hắc lào hiệu quả phải kể đến như:

  • Bồ công canh: Giải độc, thanh nhiệt trong bài thuốc điều trị bệnh ngoài da.
  • Ké đầu ngựa: Thảo dược loại bỏ phong tà trong cơ thể, điều hòa gan thận
  • Đơn đỏ: Tác dụng giảm ngứa, tái tạo vùng da bị tổn thương do hắc lào
  • Phòng phong: Tác dụng sát khuẩn, nấm gây hại trên da
  • Kim ngân cành: Đây được coi là kháng sinh tự nhiên, sát khuẩn giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả.
  • ….

Người bệnh bị hắc lào ở mông điều trị bằng Đông y, cần đến cơ sở Đông y uy tín để điều trị. Sử dụng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.

Các biện pháp phòng tránh bệnh hắc lào ở mông tái phát

Bệnh hắc lào nói chung và hắc lào ở mông nói riêng, nguyên nhân chủ yếu do men nấm gây nên. Bệnh kéo dài, lây lan vùng da lân cận, lây nhiễm sang người khác và dễ tái phát. Do đó bạn cần phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng biện pháp dưới đây:

  • Khi bị hắc lào, nên tránh hoạt động tiết mồ hôi nhiều, cần mặc quần áo thoáng mát thấm hút mồ hôi
  • Không tiếp xúc với vật nuôi, thú cưng có nguy cơ nhiễm bệnh
  • Không nên sử dụng chung đồ vật cá nhân như quần áo, chăn đệm, với người khác
  • Chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
Người bệnh cần chế độ ăn uốn khoa học hỗ trợ điều trị bệnh
Người bệnh cần chế độ ăn uốn khoa học hỗ trợ điều trị bệnh
  • Vệ sinh cơ thể và vùng da bị tổn thương, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho men nấm phát triển, bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nhận biết dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đúng cách.

Hắc lào ở mông là bệnh da liễu lành tính, nhưng bệnh dễ nhiễm và tái phát nhiều lần. Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, người bệnh không nên chủ quan, cần đi thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, chế độ ăn uống khoa học,…phòng ngừa bệnh tái phát và biến chứng thành bệnh mãn tính.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hắc Lào Ăn Vào Máu Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Chi Tiết]
Hắc Lào Ăn Vào Máu Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Nội dung chínhBị hắc lào ở mông là gì? Có nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết hắc lào ở môngNguyên nhân gây hắc lào ở...

Chia Sẻ 10 Loại Thuốc Trị Hắc Lào Của Nhật Tốt Nhất Bạn Nên Biết
Top 10 Loại Thuốc Trị Hắc Lào Của Nhật Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Nội dung chínhBị hắc lào ở mông là gì? Có nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết hắc lào ở môngNguyên nhân gây hắc lào ở...

Lưu ý các thông tin trên vỏ thuốc để đảm bảo chất lượng khi sử dụng
Hắc Lào Bôi Thuốc Gì – TOP 9 Thuốc Điều Trị Bệnh Tốt Nhất Hiện Nay

Nội dung chínhBị hắc lào ở mông là gì? Có nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết hắc lào ở môngNguyên nhân gây hắc lào ở...

Mách Bạn Top 7 Cách Trị Hắc Lào Bằng Tỏi Đơn Giản Ngay Tại Nhà
Gợi Ý 7 Cách Trị Hắc Lào Bằng Tỏi Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhBị hắc lào ở mông là gì? Có nguy hiểm không?Dấu hiệu nhận biết hắc lào ở môngNguyên nhân gây hắc lào ở...