Khổ Qua Rừng (Mướp Đắng Rừng) – Công Dụng, Cách Dùng, Kiêng Kỵ

5/5 - (4 bình chọn)

Khổ qua rừng hay mướp đắng rừng là loại thảo dược núi rừng tự nhiên với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Dược liệu này nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện tiểu đường, huyết áp, giảm mỡ máu,… Tìm hiểu chi tiết về dược liệu quý này trong bài viết dưới đây của chuyên trang. 

Những thông tin về cây khổ qua rừng

Cây khổ qua rừng có danh pháp khoa học Momordica Charantia thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae. Ở miền bắc, khổ qua rừng còn được người dân gọi là mướp đắng rừng. Ngoài ra, dược liệu còn có nhiều tên gọi dân gian khác như lương qua, ổ qua rừng, cẩm lệ chi,…

Đặc điểm thực vật cây khổ qua rừng

Hình ảnh cây khổ qua rừng sinh trưởng trong thiên nhiên
Hình ảnh cây khổ qua rừng sinh trưởng trong thiên nhiên

Thực tế, nhìn chung cây mướp đắng rừng cũng gần giống với cây mướp đắng nhà, tuy nhiên sẽ có một vài đặc điểm đặc trưng khác biệt.

  • Cây thân thảo dây leo, chu kỳ sống từ 5 – 6 tháng. Thân dây leo bằng tua cuốn, nhiều nhánh và lan rộng. Các nhánh cây có thể phát triển đến 2 – 3m, thân và tua càng về già càng dai.
  • Lá khổ qua rừng mọc so le đối xứng, cuống dài 3 – 8cm, phiến lá hình trứng chia 5 – 7 thuỳ, ở mép lá có khía răng. Lá có màu xanh nhưng ở mặt trên đậm hơn, có lớp lông mỏng phủ đều.
  • Hoa mọc ở nách lá, có màu vàng tươi và chia hoa đực, hoa cái rõ ràng. Hoa cái có phần quả con mọc nối giữa cuống và hoa. Hoa khá nhỏ, xoè 5 cánh và có nhuỵ, nở rộ vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
  • Quả hình thoi phình to ở giữa, dài 5 – 10cm, có nhiều u lồi, lớp vỏ sần. Các u lồi thường nhọn như gai chứ không nhẵn như mướp đắng nhà. Quả non có màu xanh và khi chín chuyển dần sang màu vàng hồng, nứt vỏ và để lộ hạt.
  • Trong quả có chứa nhiều hạt. Hạt gồm vỏ, lớp màng bọc ngoài và nhân. Khi quả xanh thì màng và hạt có màu trắng mềm, khi quả già màng và ruột chuyển sang màu đỏ, hạt cứng và màu vàng đậm.

Nhìn chung, quả khổ qua rừng khá giống khổ qua nhà. Chỉ khác quả rừng ngắn, nhỏ hơn và có các u lồi nhọn hơn, vị cũng đắng hơn.

Khu vực phân bố

Cây mướp đắng rừng có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Đông Nam Á,…

Tại nước ta, cây mọc hoang dại ở các vùng đồi núi trên khắp đất nước nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Thu hoạch và bào chế thuốc

Khổ qua rừng có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm dân gian thì cứ trung bình 15 – 20 ngày có thể thu hoạch một lần. Toàn bộ cây thuốc đều có thể thu hoạch và sử dụng như lá non, lá già, quả, dây leo.

Trong khi lá non, ngọn và quả non được người dân dùng để chế biến món ăn thì thân, dây leo và quả được làm dược liệu.

Khổ qua rừng có thể sử dụng tươi hay khô đều được. Nếu muốn dùng tươi thì bạn cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời hạn dùng chỉ từ 2 – 3 ngày.

Dược liệu được phơi sấy khô để sử dụng lâu dài
Dược liệu được phơi sấy khô để sử dụng lâu dài

Còn nếu muốn bảo quản trong thời gian dài thì nên cắt khúc, rửa sạch và phơi hoặc sao khô. Dược liệu sau khi phơi khô có màu nâu đỏ, bên trong quả có màu trắng ngà, có thể để nguyên quả hoặc thái lát mỏng.

Dược liệu mướp đắng rừng cần được bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng bạn cần đưa ra phơi lại để tránh mối mọt hay ẩm mốc.

Bài đọc thêm: Hướng Dẫn Cách Dùng Khổ Qua Rừng Trị Tiểu Đường Tại Nhà Hiệu Quả

Khám phá những tác dụng của khổ qua rừng

Dây khổ qua rừng là dược liệu được phát hiện và sử dụng rộng rãi trong dân gian. Đây là dược liệu được nghiên cứu có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ.

Theo YHCT khổ qua rừng trị bệnh gì?

Trong các tài liệu YHCT ghi chép, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc. Vị thuốc được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, trừ ho, an thần.

Do đó, trong dân gian vị thuốc này thường được sử dụng để làm mát, chữa say nắng, mụn nhọt, chữa đau bụng, giảm ho, viêm họng, hạ đường huyết, chữa bệnh gan, giảm căng thẳng mệt mỏi,….

Công dụng của khổ qua rừng theo nghiên cứu y học hiện đại

Khổ qua rừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ người dùng
Khổ qua rừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ người dùng

Theo các nghiên cứu khoa học, mướp đắng rừng có chứa nhiều thành phần hoạt chất như charantin, ancaloit, momocdixin, peptide, vitamin, chất xơ, chất béo, khoáng chất,…

Nhờ đó, dược liệu khổ qua rừng đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ:

  • Tăng cường miễn dịch, tăng lưu thông máu, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, rất tốt cho bệnh nhân ung thư.
  • Thải độc gan, mát gan, tăng cường chức năng gan, tốt cho người viêm gan B, viêm gan C.
  • Hỗ trợ hạ đường huyết nhờ một số enzyme được kích hoạt để vận chuyển glucose đến tế bào.
  • Hỗ trợ kiểm soát huyết áp nhờ hoạt chất charantin, tốt cho tim mạch, ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ.
  • Giúp ngủ ngon, sâu giấc, đào thải mỡ thừa, giảm cân, giúp an thần, giảm stress.
  • Chữa mụn nhọt, làm đẹp da, chống lão hoá.
  • Đào thải uric dư thừa trong máu, cải thiện bệnh xương khớp.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Dùng Lá Khổ Qua Rừng Trị Mụn An Toàn Hiệu Quả 

Chuyên gia gợi ý cách dùng khổ qua rừng hiệu quả nhất

Theo các chuyên gia, khổ qua rừng có thể sử dụng để pha trà, chế biến món ăn hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là các cách dùng hiệu quả nhất mà bạn đọc có thể tham khảo sử dụng.

Dùng trái khổ qua rừng nấu nước trị rôm sảy

Dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc nên thường được dùng để nấu nước chữa rôm sảy, mụn nhọt, hạ nhiệt, chữa nóng trong. Cách làm này được nhiều người lựa chọn sử dụng cho trẻ, rất an toàn.

  • Chuẩn bị một nắm lá, dây và trái khổ qua phơi khô, khoảng 10g.
  • Đun dược liệu cùng với 2 lít nước sau đó pha thêm nước lạnh cho bớt nóng và dùng để tắm rửa hàng ngày.

Tắm nước mướp đắng rừng liên tục cho đến khi hết hoàn toàn rôm sảy.

Trong trường hợp nóng trong người, bạn có thể pha trà từ 10g quả khổ qua rừng cùng 250ml nước nóng để uống mỗi ngày một ly.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nước thuốc từ cây mướp đắng rừng giúp hỗ trợ chữa tiểu đường
Nước thuốc từ cây mướp đắng rừng giúp hỗ trợ chữa tiểu đường

Với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 2 thì ăn khổ qua rừng là cách giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp giữa sắc nước thuốc và ăn khổ qua.

  • Sắc thuốc: Dùng 10g khổ qua rừng sấy khô đun cùng 1 lít nước cho đến khi còn lại khoảng 600ml. Chia nước thuốc khổ qua thành 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Dùng trong bữa ăn: Dùng 100g khổ qua rừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc để nguyên quả và kho. Cho người bệnh ăn mỗi ngày 3 lần đều đặn.

Tác dụng của dây khổ qua rừng với bệnh viêm gan B, C

Cây khổ qua rừng có vị mát, không độc, vị đắng giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố trong gan. Do đó, người bị viêm gan B, viêm gan C nên dùng dược liệu này để cải thiện bệnh, đồng thời phục hồi chức năng gan.

  • Sử dụng 10g dây khổ qua rừng phơi khô rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào bình, hãm với nước nóng trong khoảng 10 phút và uống hàng ngày.

Trà mướp đắng có vị đắng nên có thể hơi khó uống với người mới bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên dùng kiên trì sau một thời gian sẽ quen và dễ uống hơn.

Chữa gan nhiễm mỡ

Tương tự, dược liệu này cũng rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Bạn đọc có thể tham khảo cách dùng cây mướp đắng rừng dưới đây:

  • Cách 1: Luộc phần ngọn, lá và quả non cây mướp đắng rừng và ăn hàng ngày.
  • Cách 2: Hãm trà từ 10g dây mướp đắng rừng để uống mỗi ngày 2 cốc vào sáng và tối.

Dây khổ qua rừng trị bệnh gì hiệu quả – Ho, viêm họng

Trong dân gian, khi bị ho, đau họng, viêm họng, người ta thường dùng hạt khổ qua rừng già để chữa.

  • Hái quả khô qua rừng chín già, nhặt lấy phần hạt.
  • Nhai kỹ hạt và nuốt nước từ từ, nhả bỏ phần bã hạt.

Nước thuốc từ hạt dược liệu giúp giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm sưng họng hiệu quả khi sử dụng kiên trì hàng ngày. Bên cạnh đó, phần bã hạt khổ qua rừng có thể dùng để đắp vào vị trí côn trùng đốt giúp giảm sưng ngứa rất hiệu quả.

Tác dụng của trà khổ qua giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng

Uống trà khổ qua rừng giúp ngủ ngon, sâu giấc và an thần
Uống trà khổ qua rừng giúp ngủ ngon, sâu giấc và an thần

Dược liệu nổi tiếng với tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc, giải toả căng thẳng, chống trầm cảm hiệu quả.

  • Chuẩn bị 10g dược liệu khô, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào bình và hãm cùng nước nóng trong khoảng 10 phút là có thể uống được.

Mỗi ngày uống một tách trà dược liệu trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon, hết trằn trọc.

Cách dùng tốt cho tim mạch

Dược liệu dùng hàng ngày rất tốt cho tim mạch, giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, ngừa đột quỵ, tai biến.

  • Dùng 10g dược liệu sấy khô đem rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn.
  • Sắc thành nước thuốc và cho người bệnh uống hàng ngày như nước trà.

Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần sáng tối và uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Cách cải thiện đau xương khớp bằng mướp đắng rừng

Với người bị đau xương khớp, đau tay chân, mỏi gối, thoát vị đĩa đệm,… có thể tham khảo bài thuốc từ mướp đắng rừng sau đây:

  • Chuẩn bị 10g mỗi loại gồm mướp đắng rừng, dây đau xương, cỏ xước, cây cối xay, cỏ vòi voi; 8g mỗi vị gồm quế chi, rễ ngũ trảo, cây thần thông và 5g gừng tươi.
  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch, để ráo nước sau đó thêm vào 1 lít nước và đun sôi. Cho đến khi còn lại khoảng 400ml thì tắt bếp, chia thành 2 phần uống hết trong ngày.

Tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của mướp đắng rừng

Sử dụng mướp đắng rừng đem lại tác dụng tuyệt vời. Theo nghiên cứu dược liệu có thể giúp hỗ trợ giảm kích thước khối u, tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời tăng cường đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh.

Bạn có thể dùng mướp đắng rừng để chế biến thành các món ăn hàng ngày hoặc đem phơi khô pha trà đều được.

Chế biến khổ qua rừng thành các món ăn chữa bệnh

Món mướp đắng rừng nhồi thịt hấp tốt cho sức khoẻ
Món mướp đắng rừng nhồi thịt hấp tốt cho sức khoẻ

Bên cạnh dùng để pha trà, làm thuốc thì các món ăn từ khổ qua rừng cũng rất tốt cho sức khoẻ, hỗ trợ điều trị các bệnh lý, phòng ngừa bệnh tật.

Bạn có thể dùng khổ qua rừng để làm các món ăn ngon miệng như xào thịt lợn, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua kho, ngâm chua ngọt,…

Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Cách Trồng Khổ Qua Rừng Đạt Năng Suất Chất Lượng Cao

Khổ qua rừng bán ở đâu và có giá bao nhiêu?

Cây khổ qua rừng là loại cây mọc hoang ở miền núi và được người dân địa phương tìm kiếm, thu hoạch và bán tại các chợ truyền thống. Ngày nay với giá trị kinh tế cao, nhiều người dân và các đơn vị đã chủ động trồng khổ qua rừng với mục đích thu hoạch dược liệu.

Vậy khổ qua rừng giá bao nhiêu trên thị trường? Tuỳ vào thời điểm mà khổ qua rừng sấy khô có giá giao động trong khoảng từ 150.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ/ 1kg.

Bạn đọc có thể mua tại các cửa hàng kinh doanh dược liệu, nhà thuốc hoặc mua trực tuyến đều được. Tuy nhiên cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín để đảm chất lượng dược liệu. Tránh mua phải dược liệu được nuôi trồng bằng cách phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng hoặc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mua dược liệu khổ qua rừng tại Trung tâm Vietfarm để đảm bảo chất lượng
Mua dược liệu khổ qua rừng tại Trung tâm Vietfarm để đảm bảo chất lượng

Một địa chỉ mua khổ qua rừng uy tín mà bạn đọc có thể tham khảo là Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc Gia Vietfarm. Đây là đơn vị uy tín hàng đầu trong nuôi trồng dược liệu hữu cơ đạt tiêu chuẩn Quốc Tế GACP – WHO tại Việt Nam.

Khổ qua rừng được nuôi trồng tại các vùng chuyên canh hữu cơ, đảm bảo sạch 100%. Dược liệu sau khi thu hoạch được sấy khô bằng công nghệ Nhật Bản, đóng gói đạt chuẩn. Bạn đọc có thể liên hệ nhận tư vấn miễn phí qua số hotline 096.171.6466.

Bài viết hấp dẫn: Uống Tam Thất Có Béo Không? Các Cách Dùng Tam Thất Hiệu Quả Nhất

Những lưu ý nên biết khi dùng mướp đắng rừng

Khổ qua rừng có nhiều tác dụng và được sử dụng phổ biến trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trước khi sử dụng dược liệu bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây.

  • Tuyệt đối không sử dụng khổ qua rừng cho phụ nữ mang thai. Bởi dược liệu có thể gây kích ứng tử cung, gây đau bụng, sinh non hoặc sảy thai.
  • Phụ nữ mới sinh dùng dược liệu có thể gặp tác dụng phụ như đau đầu, hôn mê, gây biến chứng nguy hiểm phải kiêng kỵ tuyệt đối.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần tránh dùng dược liệu này bởi có thể ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, gây hại cho bé.
  • Trẻ dưới 2 tuổi không nên uống trực tiếp, thay vào đó phụ huynh nên dùng để tắm hoặc đắp ngoài da cho trẻ.
  • Người có tiền sử huyết áp thấp, đau đầu thường xuyên, người bị suy nhược, rối loạn tiêu hoá cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Uống khổ qua rừng nhiều có tốt không và bao nhiêu là đủ? Sử dụng dược liệu với liều lượng lớn có thể dẫn đến tiêu chảy, gây viêm loét dạ dày, hạ đường huyết, tụt huyết áp.

Trên đây là những thông tin về dược liệu khổ qua rừng. Mặc dù đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, được sử dụng hàng ngày nhưng tốt nhất bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dây Thìa Canh Có Công Dụng Gì? Nên Sử Dụng Như Thế Nào?
Dây Thìa Canh Có Công Dụng Gì? Nên Sử Dụng Như Thế Nào?

Nội dung chínhNhững thông tin về cây khổ qua rừngĐặc điểm thực vật cây khổ qua rừngKhu vực phân bốThu hoạch và bào chế thuốcKhám...

Cây Bìm Bịp Ngâm Rượu: Tác Dụng, Cách Thực Hiện Và Cách Dùng
Cây Bìm Bịp Ngâm Rượu: Tác Dụng, Cách Thực Hiện Và Cách Dùng

Nội dung chínhNhững thông tin về cây khổ qua rừngĐặc điểm thực vật cây khổ qua rừngKhu vực phân bốThu hoạch và bào chế thuốcKhám...

Diệp Hạ Châu: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua
Diệp Hạ Châu: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Nội dung chínhNhững thông tin về cây khổ qua rừngĐặc điểm thực vật cây khổ qua rừngKhu vực phân bốThu hoạch và bào chế thuốcKhám...

Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua
Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Nội dung chínhNhững thông tin về cây khổ qua rừngĐặc điểm thực vật cây khổ qua rừngKhu vực phân bốThu hoạch và bào chế thuốcKhám...