Khớp Cùng Chậu, Đặc Điểm, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp

5/5 - (10 bình chọn)

Khớp cùng chậu là một trong những khớp đóng vai trò quan trọng trong hệ vận động của cơ thể người. Bên cạnh việc nâng đỡ thân trên, khớp này cũng hỗ trợ đắc lực cho các chuyển động của hông và háng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về khớp, phân tích giải phẫu và chỉ ra các vấn đề thường gặp.

Khớp cùng chậu là khớp nào?

Khớp cùng chậu là khớp kết nối cột sống và xương chậu, đây là một khớp rất khỏe mạnh và chắc chắn nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của phần thân trên cơ thể đồng thời hỗ trợ phần thân dưới. Cơ thể người sẽ có hai khớp cùng chậu, một bên phải và một bên trái. Tuy nhiên, các khớp này ở mỗi người sẽ không giống nhau.

Khớp sẽ có hình dạng chữ L hoặc chữa C, phạm vi cử động trong khoảng từ 2 – 18 độ. hình thành ở ngay giữa đáy cột sống và xương chậu. Bề mặt khớp được bao phủ bởi hai loại sụn, sụn Hyaline ở xương cùng, có màu trắng đục và sụn sợi (dạng sụn cứng và không có tính linh hoạt) ở bề mặt chậu.

Khớp cùng chậu là khớp kết nối cột sống và xương chậu
Khớp cùng chậu là khớp kết nối cột sống và xương chậu

Cấu trúc và đặc điểm của khớp cùng chậu có thể thay đổi qua thời gian. Cùng với tuổi tác, bề mặt khớp sẽ mất đi độ bằng phẳng, hình thành một đường rãnh dọc theo bề mặt xương chậu. Cùng với đó, bề mặt xương cùng cũng sẽ xuất hiện chỗ lõm. Rãnh và chỗ lõm này tương ứng với các dây chằng rất chắc chắn và khỏe mạnh sẽ làm tăng sự ổn định của khớp. Do vậy, khớp cùng xương chậu rất khỏe và hiếm khi bị trật.

Giải phẫu đặc điểm khớp cùng chậu

Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm cấu tạo của loại khớp này, hãy cùng đi sâu vào phân tích giải phẫu khớp trong phần dưới đây.

Đặc điểm chung

Khớp cùng xương chậu là khớp hoạt dịch hai bên, bao quanh bởi một bao xơ có chứa rất nhiều dịch khớp. Tuy nhiên, cấu trúc lại khác với các khớp hoạt dịch khác do được bao bọc bởi hai loại sụn khác nhau là sụn sợi và sụn hyaline.

Khớp cùng chậu nằm sâu bên trong khung xương chậu và được các dây chằng khỏe mạnh bảo vệ. Mặt khớp thường kéo dài từ đoạn cột sống S1 cho đến giữa đoạn cột sống S3. Tuy nhiên vị trí này có thể thay đổi tùy theo cơ thể từng người, bắt đầu ở đoạn phía trên cột sống S1 và kết thúc về phía trên cùng đoạn cột sống S3.

Khớp này được bao phủ bởi hai loại sụn khác nhau sụn: sụn sợi và sụn hyaline
Khớp này được bao phủ bởi hai loại sụn khác nhau sụn: Sụn sợi và sụn hyaline

Nếu quan sát từ phía trước, khớp được sắp xếp song song nằm ở hai bên cột sống dưới. Nếu như ấn lên khớp từ phía sau lưng bị đau, có thể đó là dấu hiệu khớp đang bị viêm hoặc hoạt động không bình thường.

Dây chằng

Các cấu trúc xương sẽ được kết nối với nhau thông qua một hệ thống dây chằng. Cấu trúc dây chằng sẽ giúp cho khớp xương cùng chậu được ổn định, nâng đỡ cơ thể thực hiện các chức năng liên quan. Cụ thể, các dây chằng này có tên và nhiệm vụ như sau:

  • Dây chằng cùng chậu trước (Anterior Sacroiliac): Bao phủ toàn bộ mặt trước khớp, đặc điểm là tương đối mỏng và dễ bị tổn thương.
  • Dây chằng gian cốt cùng chậu (Interosseous Sacroiliac): Dây chằng gian cốt cùng chậu là một trong những dây chằng chắc khỏe nhất trên cơ thể người. Chúng có thể chịu được lực tác động lớn, hỗ trợ ổn định phần thân trên và chuyển động của phần dưới cơ thể. Dây chằng này có nhiều lớp, hỗ trợ ngăn chặn các chuyển động bất lợi về phía sau của khớp.
  • Dây chằng cùng chậu sau (Posterior (Dorsal) Sacroiliac): Đây là dây chằng chạy dọc theo khớp xương cùng, kết nối mặt sau khớp xương hông và khớp xương cùng giúp mang lại sự ổn định cho khớp. Dây chằng này cũng góp phần chịu sức căng khi chân truyền lực đến cơ thể và ngược lại.
  • Dây chằng Sacrospinous và dây chằng cùng – gai hông (Sacrotuberous): Nhóm dây chằng này gồm 3 dải dây chằng lớn kết hợp với nhau với chức năng hỗ trợ sự ổn định của khớp, ngăn không cho xương cùng di chuyển về phía sau khi chịu trọng lượng. Bên cạnh đó, nhóm dây chằng này cũng tạo ra các hố thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa sẽ đi qua các hố thần kinh và chạy dọc theo chân.
Hình ảnh các nhóm dây chằng nâng đỡ khớp
Hình ảnh các nhóm dây chằng nâng đỡ khớp

Dây thần kinh

Khớp cùng xương chậu được bao bọc bởi dây thần kinh bụng L4, L5, dây thần kinh mông trên cùng với dây thần kinh đốt sống lưng L5-S2. Mặc dù, nguồn cung cấp dây thần kinh cho các khớp chậu sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân nhưng hầu hết các dây thần kinh đều bắt nguồn từ đốt sống lưng xương cùng.

Cơ bắp

Ở góc độ giải phẫu, có tổng cộng tới 40 nhóm cơ bắp gắn liền với khớp cùng chậu để mang lại sự ổn định cho khớp. Các cơ này đều không hỗ trợ chuyển động cụ thể, hầu hết các chuyển động đều được thực hiện bởi dây chằng.

  • Các cơ lưng như cơ dựng cột sống hoặc cơ tứ đầu đùi.
  • Cơ hông, nhóm cơ thắt lưng – chậu.
  • Cơ lõi, nhóm cơ thẳng bụng.
  • Cơ đùi, nhóm cơ dài bắt đầu từ nhóm gân kheo.

Đôi khi, các nhóm cơ kể trên có thể bị căng vì hoạt động không đầy đủ, chẳng hạn như do lối sống ít vận động, làm cho các cơ trở nên ngắn hơn. Điều này gây căng ở xung quanh khớp cùng chậu, làm cho khớp trở nên cứng và kém linh hoạt.

Có tới 40 nhóm cơ giữ vai trò ổn định khớp
Có tới 40 nhóm cơ giữ vai trò ổn định khớp

Hệ thống mạch máu

Khớp cùng chậu có một mạng lưới động mạch phong phú để cung cấp máu thông qua các nhánh lớn và nhanh nhỏ dọc theo mặt trước và sau của khớp.

Phần sau của khớp sẽ được động mạch xương cùng giữa và động mạch xương cùng bên cung cấp máu. Hai động mạch này đều bắt nguồn từ động mạch chậu trong và thường được tìm thấy ở cột sống L5-S2, đồng thời nối với nhánh nống của động mạch mông trên.

Phần trên của khớp được cung cấp máu bởi động mạch thắt lưng, phát sinh từ mạch chậu trong hoặc là động mạch chậu chung.

Chức năng của khớp cùng chậu

Giống như hầu hết các khớp ở chi dưới, khớp cùng xương chậu có chức năng hấp thụ sốc cho cột sống và ổn định bước đi khi di chuyển. Cụ thể hơn, khớp sẽ đóng ở một bên của xương chậu khi trong lượng truyền từ chân này qua chân kia. Đồng thời qua khung xương chậu, trọng lượng của cơ thể sẽ được truyền từ xương cùng sang xương hông.

Ngoài ra, một số chức năng chính của khớp này bao gồm:

  • Kiểm soát và phân phối lực mà cơ thể tác động lên chân.
  • Đóng vai trò như một bộ phận giảm sốc cho cột sống và kiểm soát lực truyền từ phần dưới của cơ thể đến cột sống.
  • Hỗ trợ hoạt động đi lại và cử động của cột sống và đùi, thay đổi tư thế hoặc vị trí như từ đứng sang ngồi, nằm sang ngồi.
  • Hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của phần trên cơ thể.
  • Tạo điều kiện cho việc mang thai và sinh nở ở phụ nữ.
Khớp cùng chậu giúp hỗ trợ hoạt động bước đi và thay đổi tư thế
Khớp cùng chậu giúp hỗ trợ hoạt động bước đi và thay đổi tư thế

Hệ thần kinh cũng kết nối với khớp nhằm truyền tín hiệu đau từ bên trong khớp và các nhóm dây chằng xung quanh. Các dây thần kinh cũng sẽ cung cấp cảm giác về vị trí và hỗ trợ cơ thể được thăng bằng.

Một số vấn đề thường gặp với khớp cùng chậu

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu có thể có nhiều dấu hiệu khác nhau, cụ thể:

  • Đau âm ỉ một bên thắt lưng.
  • Các cơn đau nhẹ đến vừa phải xuất hiện ở vùng lõm hoặc sau gai chậu trên.
  • Cảm giác tê buốt và khó thực hiện một số hoạt động chẳng hạn như nâng đầu gối về phía ngực hoặc leo cầu thang.
  • Nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể chuyển sang vùng hông, háng và đau lan sang hai chân.
  • Là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa.
  • Gây đau đớn khi quan hệ tình dục.

Chấn thương

Các tác động vật lý hoặc tăng cường vận động đột ngột tại khu vực khớp cùng xương chậu có thể sẽ dẫn tới chấn thương các dây chằng hỗ trợ khớp này. Cụ thể các tình huống có thể là va đập do tai nạn xe cơ giới, té ngã hoặc tập thể dục thể thao không đúng cách tạo áp lực lên các khớp.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một hiện tượng phổ biến xảy ra khi cơ thể đã bị lão hóa. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chấn thương trong quá khứ, viêm xương khớp hoặc các bệnh lý liên quan. Ngoài ra, rối loạn hoặc cấu trúc bất thường cũng có thể tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp có thể dẫn tới thay đổi trong dáng đi, cột sống bị dị tật, gây đau đớn khó chịu khi di chuyển và gây mất thẩm mỹ.

Thoái hóa khớp có thể gây đau đớn, thay đổi dáng đi hoặc dị tật cột sống
Thoái hóa khớp có thể gây đau đớn, thay đổi dáng đi hoặc dị tật cột sống

Hypermobility

Hội chứng người dẻo (Hypermobility) là một hội chứng do di truyền, xảy ra khi dây chằng bị mất đi chức năng ở nhiều khớp. Hội chứng này có thể xảy ra với bất cứ khớp nào trên cơ thể người, bao gồm cả khớp cùng chậu. Bên cạnh yếu tố di truyền, hội chứng Marfan và hội chứng Ehlers-Danlos cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới hội chứng người dẻo.

Viêm khớp

Viêm khớp cùng chậu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên khớp, Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau thắt lưng, đau ở vùng mông đùi hoặc đau lưng dưới. Tuy nhiên, tình trạng viêm khớp này sẽ khó chẩn đoán vì nhiều bệnh lý khác cũng gây đau đớn ở các vị trí này.

Ngoài ra, các thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng có thể dẫn tơi việc các dây chằng bị tổn thương và làm cho nguy cơ mắc phải hội chứng người dẻo tăng cao hơn. Viêm khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể:

  • Tình trạng tổn thương hoặc hao mòn các dây chằng.
  • Các bệnh lý như viêm khớp vẩy nến hoặc viêm cột sống dính khớp.
  • Chấn thương do tai nạn xe cơ giới, té ngã hoặc chấn thương thể thao.
  • Mang thai.
  • Nhiễm trùng, mặc dù tình trạng này rất hiếm gặp.

Viêm khớp cùng xương chậu là tình trạng khá phổ biến, nhiều người gặp phải, chiếm khoảng từ 10 – 25% các ca có dấu hiệu đau thắt lưng. Đặc biệt, khớp này sẽ có nhiều sự thay đổi trong suốt cuộc đời ở các độ tuổi như 30 – 40, đến 60 tuổi, chức năng của khớp bị giảm đáng kể, đến 80 tuổi thì gần như bị thoái hóa hoàn toàn khiến cho việc di chuyển đi lại trở nên khó khăn. Tình trạng viêm khớp này cần phải được điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ vận động phù hợp. Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị cụ thể.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dây Chằng Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Biện Pháp Bảo Vệ
Dây Chằng Là Gì? Có Những Loại Nào? Cấu Tạo, Chức Năng Ra Sao?

Nội dung chínhKhớp cùng chậu là khớp nào?Giải phẫu đặc điểm khớp cùng chậuĐặc điểm chungDây chằngDây thần kinhCơ bắpHệ thống mạch máuChức năng của...

Gãy Xương Đòn: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Gãy Xương Đòn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhKhớp cùng chậu là khớp nào?Giải phẫu đặc điểm khớp cùng chậuĐặc điểm chungDây chằngDây thần kinhCơ bắpHệ thống mạch máuChức năng của...

Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể
Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Nội dung chínhKhớp cùng chậu là khớp nào?Giải phẫu đặc điểm khớp cùng chậuĐặc điểm chungDây chằngDây thần kinhCơ bắpHệ thống mạch máuChức năng của...

Xương Sườn Bị Lồi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhKhớp cùng chậu là khớp nào?Giải phẫu đặc điểm khớp cùng chậuĐặc điểm chungDây chằngDây thần kinhCơ bắpHệ thống mạch máuChức năng của...