Mề Đay Cholinergic Là Bệnh Gì? Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

5/5 - (7 bình chọn)

Mề đay cholinergic là một dạng của mề đay mẩn ngứa, xuất hiện khi nhiệt độ của cơ thể tăng cao và tuyến mồ hôi bài tiết nhiều. Căn bệnh thường kéo dài và có thể tái phát, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người mắc. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý này để quý độc giả cùng tham khảo. 

Tư vấn mề đay cholinergic là gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh mề đay cholinergic là một dạng của mề đay mẩn ngứa. Đây là một tình trạng viêm dưới da dẫn tới ngứa, nổi ban, tổn thương khi cơ thể tăng nhiệt độ và tăng tiết mồ hôi.

Cơ chế gây ra bệnh mày đay cholinergic được nhiều chuyên gia cho rằng có liên quan tới chất dẫn truyền thần kinh tên là acetylcholine. Khi acetylcholine bị sản sinh quá mức thì sẽ gây ra tình trạng kích ứng da do tế bào mast bị kích thích, giải phóng histamin. Từ đó khiến da bạn bị mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ kèm theo tổn thương.

Mề đay cholinergic là một dạng của bệnh mề đay gây mẩn ngứa, khó chịu
Mề đay cholinergic là một dạng của bệnh mề đay gây mẩn ngứa, khó chịu

Giải đáp thắc mắc mề đay cholinergic là bệnh gì, có tái phát hay không, chuyên gia cho biết, bệnh lý có thể hết chỉ sau vài giờ, tuy nhiên khi có điều kiện thuận lợi thì có thể tái phát, thậm chí trở thành mãn tính. Căn bệnh có thể được chia thành 4 loại chính bao gồm:

  • Thể bệnh tự phát.
  • Thể bệnh kèm tình trạng tắc lỗ chân lông.
  • Thể bệnh do nguyên nhân dị ứng mồ hôi.
  • Thể bệnh do tình trạng giảm tiết mồ hôi của cơ thể.

Căn bệnh mề đay do cholinergic có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi hay đối tượng nào, tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra những trường hợp phổ biến nhất mắc bệnh lý này là:

  • Người từng bị viêm mũi dị ứng, bị viêm da cơ địa hoặc có tiền sử hen suyễn.
  • Đối tượng thường xuyên phải sử dụng aspirin sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý.
  • Người trưởng thành hoặc trẻ em có độ tuổi từ 10 tới 30 cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý rất cao.
  • Những người bị suy giảm chức năng của tuyến mồ hôi, chức năng thần kinh có thể mắc bệnh nổi mề đay.
  • Nhóm đối tượng thường xuyên phải làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao.

Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay cholinergic

Nổi mề đay cholinergic gây ra bởi tác nhân chính là mồ hôi và nhiệt độ. Vì thế các nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này đã được tổng hợp lại như sau:

Nổi mề đay do cholinergic có thể xuất hiện do di truyền
Nổi mề đay do cholinergic có thể xuất hiện do di truyền
  • Bệnh nhân mắc bệnh do có cơ địa nhạy cảm dẫn tới việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay ở tay, chân,… một số người.
  • Chứng bệnh giảm tiết mồ hôi tự phát có thể khiến mồ hôi bị ứ đọng bên trong và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiệt độ thay đổi theo mùa cũng là yếu tố có thể tác động khiến bạn bị mắc bệnh.
  • Tình trạng dị ứng với aspirin cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng trên 50% các trường hợp bị mề đay do cholinergic từ nguyên nhân này.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị mề đay do cholinergic nhưng đàn ông thường có xu hướng bị bệnh nhiều hơn. Ngoài ra, tình trạng da dễ bị kích ứng hoặc từng bị các tình trạng phát ban khác cũng là những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh.

Triệu chứng nhận biết

Một số bệnh nhân thắc mắc mề đay cholinergic có chữa được không khi thấy tình trạng tái phát khá nhiều. Trước khi tìm kiếm câu trả lời, bạn cần biết cách nhận biết các dấu hiệu điển hình để có thể phát hiện sớm căn bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa, các triệu chứng của bệnh lý có thể xuất hiện nhanh chóng khi cơ thể có dấu hiệu tăng nhiệt và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Tình trạng có thể chỉ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó tự biến mất mà chưa có biện pháp can thiệp nào. Dưới đây là các dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh mề đay cholinergic.

Triệu chứng tại chỗ

  • Bệnh nhân thấy ngứa, châm chích và nóng vùng da sẽ bị tổn thương.
  • Nhận thấy các nốt ban đỏ với kích thước nhỏ và quầng sáng bao xung quanh.
  • Tổn thương nốt nhỏ liên kết với nhau để tạo ra các mảng sưng lớn.
  • Phát hiện trên bề mặt da có quầng sáng gây ngứa ngáy tuy nhiên lại không có tình trạng phát ban màu đỏ.
Phát ban đỏ kèm ngứa là dấu hiệu nhận biết căn bệnh
Phát ban đỏ kèm ngứa là dấu hiệu nhận biết căn bệnh

Tổn thương do bệnh lý gây ra có thể thấy ở bất kỳ nơi nào ở trên cơ thể từ chân, tay tới ngực, bụng nhưng ít khi thấy xuất hiện tại vùng da dưới cánh tay.

Triệu chứng toàn thân

  • Người bệnh bị đau bụng, đi ngoài kèm theo nôn mửa hoặc buồn nôn.
  • Một số trường hợp bị chóng mặt và đau đầu.
  • Bệnh nhân mắc mề đay do cholinergic có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, đau đầu.
  • Biểu hiện khò khè, khó thở và đánh trống ngực cũng được nhận thấy ở một vài trường hợp.
  • Một số người bị bệnh bị ngất, xuất hiện các cơn hen.
  • Kiểm tra có thể nhận thấy tế bào gan bị tổn thương, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng đào thải độc tố.
  • Dấu hiệu phù mạch trên vùng da mỏng đã được phát hiện ở người mắc bệnh mề đay cholinergic.
  • Xuất hiện phản ứng phản vệ, thậm chí nặng hơn bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ.

Bên cạnh đó, đã nhận thấy một số người bị mề đay cholinergic mãn tính có các triệu chứng nặng hơn như khó thở, nghẹn cổ họng,… Những trường hợp này cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm để phòng nguy cơ biến chứng.

Bệnh mề đay cholinergic có nguy hiểm hay không?

Bệnh mề đay cholinergic có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Giải đáp câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa cho biết, về cơ bản, các đối tượng mắc bệnh sẽ ở mức độ nhẹ và triệu chứng thường tự thuyên giảm sau vài giờ nếu như chủ động tách rời với các tác nhân gây bệnh, đồng thời được chăm sóc đúng cách.

Nếu không có biện pháp điều trị sớm, mề đay do cholinergic có thể gây biến chứng nguy hiểm
Nếu không có biện pháp điều trị sớm, mề đay do cholinergic có thể gây biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp tổn thương kéo dài kèm theo các triệu chứng toàn thân. Nếu như không có biện pháp can thiệp, xử lý sớm thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc như:

  • Tình trạng phù đường thở, phù mạch, suy hô hấp.
  • Hiện tượng ngứa toàn thân hoặc bội nhiễm.
  • Xuất hiện các phản ứng phản vệ, thậm chí là sốc phản vệ hoặc đột quỵ.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát hiệu quả triệu chứng, bạn nên chủ động tránh xa các tác nhân gây bệnh, đồng thời áp dụng ngay phương pháp điều trị khi có những biểu hiện bất thường.

Xem thêm

Phương pháp chẩn đoán

Bệnh mề đay cholinergic có thể chữa nếu như được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả. Bệnh nhân cần xác định sớm nguyên nhân khiến mình mắc bệnh và có can thiệp sớm. Nếu để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ thường xuyên tái phát và rất khó khăn trong điều trị.

Một cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh lý là căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện ở trên cơ thể. Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, trong đó có:

  • Thử với methacholine: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm methacholine vào cơ thể người bệnh, sau đó quan sát các phản ứng sẽ xảy ra để đánh giá.
  • Thử nghiệm làm ấm thụ động: Phương pháp sử dụng nước ấm hoặc điều kiện nhiệt độ nhằm làm tăng nhiệt độ cơ thể người nghi mắc bệnh để quan sát các phản ứng của cơ thể sau đó.
  • Thử nghiệm với bài tập thể dục: Bác sĩ có thể yêu cầu người nghi mắc bệnh mề đay cholinergic thực hiện một bài tập thể dục sau đó sẽ theo dõi biểu hiện. Trường hợp này có thể sử dụng một số dụng cụ y tế chuyên biệt để hỗ trợ.

Biện pháp điều trị

Bệnh mề đay do cholinergic thường xuất hiện khi người bệnh gặp phải các yếu tố kích thích. Vì thế biện pháp can thiệp là loại bỏ tác nhân gây bệnh đồng thời sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng. Dưới đây là tổng hợp các cách chữa bệnh mề đay cholinergic để bệnh nhân cùng tham khảo.

Tây y

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân, sau đó kê các loại thuốc để cải thiện những dấu hiệu mà mề đay choline gây ra. Thông thường thuốc sẽ được chỉ định khi bệnh nhân không tự khỏi bệnh sau vài giờ.

Hiện nay, những loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong việc điều trị bệnh mề đay choline bao gồm:

  • Carbamyl choline 0,002%, methacholine 0,02% ở dạng tiêm có tác dụng cải thiện các triệu chứng mề đay.
  • Thuốc kháng histamin I tác dụng chính là làm giảm ngứa, sưng viêm hay đau rát.
  • Thuốc acid nicotinic dùng nhằm cải thiện tình trạng đau rát, sưng đỏ, khó chịu của người mắc bệnh.
Thuốc kháng histamin được chỉ định trong điều trị
Thuốc kháng histamin được chỉ định trong điều trị

Bên cạnh đó, căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc khác để triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm. Bệnh nhân cần lưu ý, các loại thuốc được liệt kê ở trên có tác dụng kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Tuy vậy, bệnh lý được xem là sẽ có xu hướng tự khỏi sau một vài năm nên người mắc không quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chủ động tránh xa các nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý đồng thời có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và lành mạnh.

Đông y chữa bệnh hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, bệnh mề đay được liệt vào thể phong nhiệt do ngoại tà hoặc nhiệt độc xâm nhập thời điểm lục phủ ngũ tạng bị suy nhược. Khi ấy, vệ khí, chính khí bị tổn thương khiến các dị nguyên bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ban đỏ, nóng rát, mạch phù sắc,…

Bài thuốc Đông y chữa bệnh mề đay cholinergic kết hợp các loại thảo dược có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, giảm cơn ngứa ngáy, khó chịu. Bài thuốc đồng thời cũng giúp hồi phục tạng phụ, điều hòa thải độc, cân bằng âm dương và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Thuốc Đông Y có độ an toàn cao
Thuốc Đông Y có độ an toàn cao

So với Tây y, thuốc Đông y giúp điều trị bệnh lý tận gốc, cho hiệu quả lâu dài, đảm bảo tính an toàn, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thuốc sử dụng được cho nhiều trường hợp, tuy vậy hiệu quả chậm nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì áp dụng.

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Bên cạnh cách chữa mề đay cholinergic bằng Tây y, Đông y, mẹ dân gian trị bệnh tại nhà cũng được đánh giá cao. Trong tự nhiên có một số loại thảo dược chữa bệnh mề đay hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây ngay tại nhà để thuyên giảm triệu chứng khó chịu:

  • Bài thuốc từ lá hẹ: Thành phần của lá hẹ sẽ giúp giảm các dấu hiệu do bệnh mề đay cholinergic gây ra. Bạn chỉ cần rửa sạch lá hẹ, cắt khúc và cho vào nồi nấu trong khoảng 20 phút. Nước lá hẹ thu được sau đó được dùng để uống, phần bã thì đem chà lên vùng da đang bị nổi mẩn.
  • Mẹo dùng lá chè xanh: Bạn nên chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chè, thêm một vài củ sả và lá bưởi, đem rửa sạch sau đó cho vào nấu chung. Dùng nước thu được để xông khi bị mắc bệnh.
  • Bài thuốc từ lá khế: Dân gian thường sử dụng lá khế trong các bài thuốc chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mề đay. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá khế, bỏ lá vàng héo, đem ngâm rửa thật sạch cùng với nước muỗi pha loãng. Sau đó, đem lá khế đi đun sôi với khoảng 2 lít nước, khi nước đã nguội thì dùng để tắm. Sau một thời gian tình trạng nổi ban, ngứa da sẽ thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc từ lá kinh giới: Người bị mắc bệnh mề đay cholinergic có thể sử dụng lá kinh giới để đun nước tắm. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá kinh giới đã rửa sạch đem đun sôi kỹ với nước, sau khi nước nguội hẳn thì dùng để tắm, sẽ cho hiệu quả trong việc làm giảm các nốt ban, sẩn.
Bài thuốc từ lá kinh giới được nhiều người áp dụng
Bài thuốc từ lá kinh giới được nhiều người áp dụng

Ngoài ra, việc thay đổi lối sống và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh là cách hiệu quả nhất để có được quá trình điều trị khả quan và hiệu quả. Bạn có thể thực hiện thêm một số biện pháp dưới đây để có thể cải thiện các triệu chứng do mề đay cholinergic gây ra:

  • Chườm lạnh vùng da đang bị tổn thương bằng khăn lạnh sẽ giúp giảm tình trạng ngứa, giảm phồng da. Khi mề đay xuất hiện ở diện rộng thì bạn có thể tắm nước mát để các triệu chứng được thuyên giảm.
  • Hạn chế vận động hay tập thể dục quá nặng, kiêng các thực phẩm dễ kích ứng và đồ cay nóng, hạn chế việc tiếp xúc thời gian dài với nhiệt, đồng thời bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của khí hậu và môi trường là những phương pháp cần thiết để ngăn chặn bệnh lý.
  • Bạn cũng nên cố gắng giảm bớt căng thẳng và kiềm chế cơn tức giận để có quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Các mẹo dân gian chữa bệnh mề đay cholinergic có độ an toàn, lành tính nhưng bệnh nhân cần kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Khi nhận thấy tình trạng nghiêm trọng, tổn thương có xu hướng lan rộng, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Những lưu ý cần biết khi điều trị bệnh mề đay cholinergic

Để giúp bệnh nhân mắc mề đay do cholinergic nhanh chóng hồi phục, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế việc dùng nước nóng để tắm vì điều này có thể khiến mất cân bằng độ ẩm, làm da khô ráp hơn tạo điều kiện để bệnh lý bùng phát.
  • Khi thời tiết chuyển mùa sang nóng ẩm, bạn cần mặc quần áo rộng rãi, chất liệu có thể thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế gây bí lỗ chân lông, làm nổi mẩn ngứa.
  • Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế việc bệnh mề đay tái phát.
Bài thuốc từ lá kinh giới được nhiều người áp dụng
Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng
  • Hạn chế việc sử dụng các đồ cay nóng vì chúng có thể khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn.
  • Không sử dụng đồ uống, rượu bia làm tăng thân nhiệt, khiến xuất hiện các triệu chứng của bệnh mề đay.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chú ý tăng cường rau xanh, củ quả và bổ sung đủ lượng nước.
  • Hạn chế việc luyện tập thể dục thể thao ở cường độ cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh nhân nên tập thiền, yoga để tránh nguy cơ bị tái phát bệnh.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc để tránh các phản ứng dị ứng.
  • Khi tiếp xúc với thời tiết nắng nóng nên chủ động sử dụng biện pháp che chắn, bảo vệ da.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các tác nhân gây dị ứng và nổi mề đay ở mặt, tay,…
  • Tới gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh lý mề đay cholinergic để được kiểm tra, thăm khám và có can thiệp sớm.

Trên đây là những thông tin xung quanh bệnh mề đay cholinergic để quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp bạn tìm ra biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Cùng tìm hiểu

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

++ 150 Nghìn Người Bệnh Cả Nước Nói Gì Về Bài Thuốc Chữa Mề Đay Đỗ Minh Đường [Phản Hồi Thực Tế]

Nội dung chínhTư vấn mề đay cholinergic là gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh?Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay cholinergicTriệu chứng...

Khám phá công dụng chữa mề đay bằng lá hẹ bạn sẽ bất ngờ
5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ Tốt Nhất [Bạn Đã Thử Chưa?]

Nội dung chínhTư vấn mề đay cholinergic là gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh?Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay cholinergicTriệu chứng...

Nổi mề đay có tự khỏi không? Kéo dài trong bao lâu?
Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Nội dung chínhTư vấn mề đay cholinergic là gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh?Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay cholinergicTriệu chứng...

Nổi Mề Đay Ở Chân Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Nổi Mề Đay Ở Chân Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Nội dung chínhTư vấn mề đay cholinergic là gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh?Nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay cholinergicTriệu chứng...