Mũi Xương Ức Nhô Cao Vì Sao? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

4.7/5 - (6 bình chọn)

Mũi xương ức nhô cao còn được gọi là xương ức gà hay lồi lồng ngực – một dị tật ở khung xương. Có nhiều mức độ hình dạng dị tật xương và nó ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ người bệnh. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng này. Mời bạn đọc theo dõi.

Mũi xương ức nhô cao là gì?

Mũi xương ức nhô cao – dị tật xương ức gà (dị tật xương bồ câu) là tình trạng phần xương ở vùng ngực không bằng phẳng mà lồi ít hoặc nhiều ra phía trước. Có thể quan sát thấy sự bất bình thường của xương lồng ngực bằng mắt thường.

Mũi xương ức nhô cao còn được gọi là lồi lồng ngực
Mũi xương ức nhô cao còn được gọi là lồi lồng ngực

Đặc trưng của bệnh là hiện tượng xương ức nhô cao, thường gặp ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển. Khi bị dị tật này, đa phần các trường hợp đều có xương lồng ngực nhô cao dần theo thời gian. Thông thường, ban đầu sẽ phát hiện thấy tình trạng mũi xương ức nhô cao ở trẻ sơ sinh, bắt đầu từ độ tuổi dậy thì tình trạng này phát triển nhanh hơn, sau tuổi dậy thì sẽ không còn phát triển thêm nữa.

Ngoài việc ngực phía trước của trẻ bị nhô ra, phụ huynh có thể để ý thấy các dấu hiệu hô  hấp không bình thường khi trẻ vận động. Ví dụ như: trẻ nhanh bị mệt khi chạy bền và tham gia các hoạt động thể thao, hoạt động thể lực kém hơn so với trẻ cùng độ tuổi,….

Thường gặp ở đối tượng nào?

Mũi xương ức nhô cao được xem là một trong những dị tật phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, cứ 400 trẻ sẽ có 1 trẻ bị tật xương ức gà bẩm sinh. Trong đó, dị tật xương ức gà chiếm khoảng 20% tổng số dị tật lồng ngực.

Lồng ngực trẻ sẽ nhô cao dần theo độ tuổi, và ổn định sau tuổi dậy thì. Mọi trường hợp mắc dị tật này đều là bẩm sinh, đa số được phát hiện khi còn nhỏ chứ không phải ở lứa tuổi dậy thì hay trưởng thành. Mọi giới tính đều có thể gặp phải dị tật xương ức gà. Tùy từng trường hợp cụ thể mà mức độ bệnh cũng như cách thức điều trị khác nhau.

Mũi xương ức nhô cao có nguy hiểm không?

Dị tật xương lồng ngực nói chung bao gồm 2 dạng hình là: dị tật xương ức gà (ngực lồi) và và dị tật xương ngực lõm. Trong đó, dị tật xương ức gà không chèn ép lên tim, phổi nên sẽ ít gây nguy hiểm hơn so với dị tật xương ngực lõm. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra một số ảnh hưởng như sau:

Xem thêm:

Mũi xương ức nhô cao gây ảnh hưởng đến phổ và tim
Mũi xương ức nhô cao gây ảnh hưởng đến phổ và tim
  • Cản trở hô hấp: Mũi xương ức nhô cao không chèn ép tim phổi gây nguy hiểm, nhưng lại hạn chế tim phổi, khiến 2 bộ phận này không thể hoạt động ở mức tối đa. Đồng thời, cấu tạo lồng ngực hẹp-lồi ra trước làm xuất hiện tình trạng cứng thành ngực, gây cản trở trong việc hô hấp. Những bé mắc phải dị tật này thường phải thở gấp và mất sức khi hoạt động mạnh. Quá trình hô hấp không cung cấp đủ lượng oxy cho phổi sẽ gây ra thiếu hoặc ngạt hơi ở trẻ.
  • Mắc bệnh hen suyễn: Xương lực lồi ra cản trở quá trình hô hấp, trong một số trường hợp sẽ gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ. Mức độ nặng, nhẹ hoặc các biến chứng sẽ tùy thuộc vào mức độ dị dạng lồi của lồng ngực.
  • Mất tự tin: Mũi xương ức nhô cao, lồi ra ngoài lồng ngực gây mất cân bằng cơ thể và làm mất tính thẩm mỹ. Phần ngực cộm lên không thể che chắn được nên khi chơi cùng những trẻ bình thường, các em có thể tự so sánh và cảm thấy tự ti.

Nguyên nhân gây bệnh

Trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ vừa sinh ra đã bị mắc dị tật mũi xương ức nhô cao. Nhưng sau đó vài tháng mới phát hiện mà không có nguyên nhân nào. Còn lại, đa số trường hợp mắc dị tật xương ức gà do các nguyên nhân dưới đây:

  • Do di truyền: Hầu hết dị tật này đều là bẩm sinh, vì thế tỉ lệ nguyên nhân do di truyền là rất lớn, chiếm tới 25% trong tổng số ca mắc bệnh. Trong đó, nếu cha mẹ, ông bà hoặc người thân có quan hệ huyết thống gần mắc bệnh thì trẻ có nguy cơ cao bị dị tật xương ức gà.
  • Phẫu thuật tim: Nguyên nhân này chỉ gặp ở những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu bệnh được phát hiện bệnh và phẫu thuật ở tuổi dậy thì thì hiện tượng mũi xương ức nhô cao sẽ phát triển rất nhanh, khiến xương ức lồi hẳn ra phía trước.
  • Bệnh suyễn: Trẻ mắc bệnh hen suyễn có thể xuất hiện dị tật lồi ngực, hoặc cũng có thể là sau khi chữa bệnh lồi ngực mới mắc bệnh hen suyễn.
  • Thiếu vitamin D: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, việc thiếu vitamin D đa phần là do phụ huynh chủ quan không cho trẻ uống vitamin D bổ sung, hoặc do tâm lý không muốn cho con nhỏ tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến việc không hấp thu đủ vitamin D.
  • Thiếu hụt canxi: Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương sườn, ức. Từ đó tác động khiến chúng biến dạng, co lại hoặc nhô ra bên ngoài lồng ngực.

Đọc thêm:

Thiếu hụt vitamin D và canxi cũng là nguyên nhân khiến mũi xương ức nhô cao
Thiếu hụt vitamin D và canxi cũng là nguyên nhân khiến mũi xương ức nhô cao

Cách điều trị mũi xương ức nhô cao

Dị tật mũi xương ức nhô cao không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái sau này. Vì vậy phụ huynh nên cân nhắc xem có nên can thiệp vào chứng bệnh này hay không. Hại nay có 2 phương pháp điều trị dị tật xương ức nhô cao là dùng khung ép và phẫu thuật. Trong đó, mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các đối tượng khác nhau. Cụ thể:

Phương pháp không phẫu thuật

Thay vì đặt thanh kim loại can thiệp từ bên trong như phương pháp phẫu thuật, thì phương pháp không phẫu thuật sẽ tác động từ bên ngoài bằng cách tạo lực bằng khung ép động. Hệ thống khung ép có dạng hình tròn bao quanh vùng lồng ngực, ở phía trước lấy phần xương ức lồi ra làm điểm tựa, ở phía sau sẽ tựa vào cột sống.

Khung sẽ tạo áp lực lên thành ngực, tùy vào cơ địa của từng người mà lực ép được điều chỉnh tăng giảm cho hợp lý. Thông thường, áp lực phổ biến nhất đối với tình trạng xương ức lồi là < 2.5 PSI. Thời điểm dùng khung ép hiệu quả nhất là khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ mang khung ép này đến hết tuổi dậy thì mới thôi.

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu được tất cả các nguy cơ biến chứng, rủi ro khi phẫu thuật.
  • Không để lại sẹo.

Nhược điểm: 

  • Chi phí khá cao.
  • Trẻ phải mang khung ép trong thời gian dài, hết sức cồng kềnh và khó chịu.

Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay đa số các bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật cho trẻ trong độ tuổi từ 6 đến dưới 18 tuổi. Đây là độ tuổi đạt hiệu quả cao nhất do thành ngực còn đang phát triển, dễ dàng hoàn thiện hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi, đưa thanh kim loại qua vị trí lỗ nội soi vào vị trí xương ức gà. Sau đó thực hiện nẹp thanh kim loại này vào, chỉnh dẫn phần xương bị lồi ra. Mục tiêu cuối cùng là trả lại cho bệnh nhân sự cân bằng của trục lồng ngực.

Tùy vào tình trạng lồi của bệnh nhân là nặng hay nhẹ mà thời gian để thanh kim loại chỉnh dẫn sẽ khác nhau. Thông thường là khoảng từ 1 đến 3 năm, sau khi ngực phẳng lại bình thường có thể phẫu thuật để lấy thanh kim loại ra.

Bài viết hấp dẫn khác:

Phương pháp phẫu thuật thích hợp cho người bệnh trong độ tuổi thanh thiếu niên
Phương pháp phẫu thuật thích hợp cho người bệnh trong độ tuổi thanh thiếu niên

Ưu điểm:

  • Thực hiện nhanh chóng.
  • Hiệu quả cao.
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm: Để lại sẹo trước ngực.

Cách phòng bệnh dị tật ức gà ở trẻ em

Việc phòng dị tật mũi xương ức nhô cao phải bắt đầu ngay từ khi trẻ mới được sinh ra. Trong quá trình chăm sóc trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé phơi nắng sớm: Điều này giúp bé hấp thụ được vitamin D, rất có ích trong việc củng cố và phát triển hệ thống xương khớp trong cơ thể. Thời điểm cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng tốt nhất là vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng dịu nhẹ và dễ chịu nhất.
  • Bổ sung vitamin D cho trẻ: Trẻ sơ sinh thường được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin D nhỏ giọt, phụ huynh cần tuân thủ chỉ định này. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bổ sung canxi, dầu gan cá cũng như tiêm phòng đầy đủ.
  • Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian đầu: Trong sữa mẹ chứa dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của trẻ, vì vậy mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn trong thời gian đầu. Trong quá trình này, mẹ cũng phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng chất lượng sữa.

Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về bệnh mũi xương ức nhô cao. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức cũng nhưng biết cách phòng ngừa chứng bệnh này.

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan
Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan

Nội dung chínhMũi xương ức nhô cao là gì?Thường gặp ở đối tượng nào?Mũi xương ức nhô cao có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnhCách...

Tìm Hiểu Về Xương Quai Xanh, Bí Quyết Để Xương Quai Xanh Khỏe Đẹp
Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Các Vấn Đề Thường Gặp

Nội dung chínhMũi xương ức nhô cao là gì?Thường gặp ở đối tượng nào?Mũi xương ức nhô cao có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnhCách...

Đau Xương Chậu Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị & Phòng Tránh
Đau Xương Chậu Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Nội dung chínhMũi xương ức nhô cao là gì?Thường gặp ở đối tượng nào?Mũi xương ức nhô cao có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnhCách...

Xương Sườn Có Bao Nhiêu Cái, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Xương
Xương sườn: Cấu Tạo, Chức Năng Và Những Vấn Đề Liên Quan

Nội dung chínhMũi xương ức nhô cao là gì?Thường gặp ở đối tượng nào?Mũi xương ức nhô cao có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnhCách...