Nấm Da Đầu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

5/5 - (2 bình chọn)

Nấm da đầu ở trẻ em là căn bệnh viên nhiễm thường gặp, hình thành bởi nhiều lý do khác nhau. Bệnh gây tổn thương trực tiếp đến da đầu và tóc, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và mất tập trung trong việc học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó các bậc phụ huynh nên tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả cho con em của mình.

Tại sao trẻ bị nấm da đầu?

Nấm da đầu là một dạng bệnh viêm nhiễm hình thành do sự xâm nhập và tấn công của các chủng nấm gây ra như Trichophyton, Dermatophytes,… Tình trạng bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt phải kể tới trẻ em.

Nấm da đầu là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh
Nấm da đầu là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh

Có nhiều nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ em như:

  • Lây nhiễm nấm từ người mắc bệnh: Khi tiếp xúc trực tiếp (ôm ấp, ngủ cùng) với người bị nấm da đầu, các vi khuẩn nấm sẽ lây lan, hình thành bệnh. Ngoài ra, sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị nấm da đầu như: quần áo, khăn tắm, lược, bàn chải, gối, ga trải giường… cũng dẫn tới lây nhiễm nấm bệnh.
  • Trẻ bị lây nhiễm nấm từ động vật: Các loại vật nuôi trong nhà đều tiềm ẩn vi khuẩn nấm. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên ôm ấp, vuốt ve vật nuôi, thậm chí không tiếp xúc trực tiếp nhưng những mảng lông chứ mủ của chúng bị bung ra bay vào không khí vô tình trẻ tiếp xúc phải cũng là nguyên nhân gây ra nấm da đầu ở trẻ em.
  • Vệ sinh ra đầu không sạch sẽ: Trẻ thường hiếu động tinh nghịch nên cơ thể dính nhiều bụi bẩn, mồ hôi, bã nhờn tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn nấm phát triển. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên không vệ sinh da đầu sạch sẽ, sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nấm da đầu.
  • Thói quen sinh hoạt: Một trong những tác nhân gây ra tình trạng nấm da đầu ở trẻ em là thói quen để tóc ẩm ướt đi ngủ. Vì vi khuẩn nấm thường phát triển, sinh sôi mạnh ở môi trường ẩm ướt.

Dấu hiệu bệnh nấm da đầu ở trẻ em

Các triệu chứng bệnh nấm da đầu ở trẻ em thường có biểu hiện bên ngoài rất dễ nhận biết.

Nếu bị bệnh nấm da đầu, trên đầu bé sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vòng màu đỏ rực với kích thước khoảng 6mm. Vòng tròn ở trung tâm da đầu sẽ có màu hồng, hồng nhạt hoặc màu đỏ. Ngoài ra, những vòng ngoài lại nổi lên trên và có màu sắc nét.

Khi nấm phát triển mạnh, các vòng tròn nấm da đầu này sẽ trở nên lớn hơn cho tới khoảng 2,5cm chúng sẽ ngừng phát triển. Sau đó, vùng da bị bệnh có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có các vảy, cạnh sắc cứng hoặc mụn nước nhỏ phồng rộp.

Trẻ bị nấm da đầu xuất hiện mảng tròn có vảy bong tróc kèm theo cảm giác ngứa ngáy
Trẻ bị nấm da đầu xuất hiện mảng tròn có vảy bong tróc kèm theo cảm giác ngứa ngáy

Bên cạnh đó, vùng da đầu bị nhiễm nấm có thể bị sưng và gây đau cho trẻ. Để tránh trẻ gặp phải các triệu chứng khó chịu cũng như bệnh trở nặng gây khó khăn cho quá trình điều trị, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ bị rụng tóc, ngứa đầu hay các triệu chứng kể trên.

Nấm da đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ở mức độ vừa phải sẽ không gây ra nguy hiểm gì cho sức khỏe và tính mạng.

Tuy nhiên, nếu không được áp dụng cách chữa nấm da ở trẻ em chuẩn xác sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu chất lượng cuộc sống. Cụ thể như:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ: Những mảng nấm da đầu kèm theo mụn, mủ,… kiến trẻ cảm thấy tự tin về ngoại hình từ đó mặc cảm, ngại tiếp xúc với người khác.
  • Gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ: Đối với những trẻ đã có sự nhận thức, khi mắc bệnh sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti khi giao tiếp. Mặt khác, căn bệnh này có thể lây từ người này qua người khác nên mọi người sẽ tạo ra khoảng cách với trẻ mắc bệnh. Điều này khiến trẻ càng tự ti hơn và ngại giao tiếp.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe: Nấm da đầu nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh tiến triển nặng có thể gây biến chứng viêm nhiễm Kerion. Tình trạng này gây ra triệu chứng chảy mủ vàng, phù nề, đau nhức khó chịu,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng thể trạng sức khỏe. 

Như vậy có thể thấy, nấm da đầu ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, sức khỏe. Do vậy, các bận phụ huynh nên chú ý chủ động đưa con em tới bệnh viện thăm khám và điều trị để tránh những ảnh hưởng xấu tới trẻ nhỏ.

Cách trị nấm da đầu ở trẻ em hiệu quả nhất

Hiện nay, bệnh nấm da đầu ở trẻ em được chữa trị theo nhiều cách khác nhau. Do đó, bạn hãy thử áp dụng các cách làm sau nhé.

Mẹo chữa nấm da đầu ở trẻ em tại nhà

Sử dụng các mẹo để chữa bệnh tại nhà là cách được nhiều người áp dụng nhờ nguyên liệu rẻ tiền, cách làm đơn giản.

Dùng dầu để chữa trị nấm da đầu ở trẻ rất an toàn, lại dễ làm
Dùng dầu để chữa trị nấm da đầu ở trẻ rất an toàn, lại dễ làm

Một số mẹo dân gian trị nấm da đầu ở trẻ em như:

  • Sử dụng giấm: Nhờ có đặc tính kháng nấm, giảm viêm nên giấm được dùng để trị nấm da đầu. Người bệnh chỉ cần lấy một ít giấm pha loãng với nước theo tỷ lệ bằng nhau rồi bôi lên da đầu và massage đều tay, sau đó xả sạch với nước. Kiên trì thực hiện cách trị nấm da đầu bằng giấm 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều hoạt chất có tính kháng nấm và kích thích mọc tóc. Do vậy khi bị nấm da đầu, người bệnh có thể sử dụng một ít dầu dừa nguyên chất thấm lên da đầu và massage đều từ 1 – 2 phút rồi gội lại cho sạch đầu sẽ mang lại nhiều hiệu quả tốt tốt trong điều trị chứng bệnh.
  • Chanh tươi: Chanh tươi chứa nhiều axit tự nhiên có kha rnawng kháng khuẩn và diệt nấm tốt. Chỉ cần pha hỗn hợp nước chanh rồi thoa lên tóc để từ 10 – 15 phút. Kiên trì áp dụng các cách làm này trong thời gian dài sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: Các mẹo dân gian trên đây chỉ giúp làm giảm các triệu chứng nấm da đầu chứ không thể loại bỏ được căn nguyên. Hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người.

Trị nấm da đầu ở trẻ em bằng Tây y

Chữa nấm da đầu cho bằng bằng Tây y là cách làm phổ biến nhất mà bậc cha mẹ đang áp dụng hiện nay. Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn hiện nay là griseofulvin (Grifulvin V, Gris-Peg) và terbinafine (Lamisil).

Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bên cạnh đó, để thuốc phát huy tối đa hiệu quả bố mẹ cũng nên kết hợp dùng các loại dầu gội đầu trị nấm. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc phù hợp.

Trị nấm da đầu bằng Đông y

Hiện nay, trên thị trường Đông y nổi bật là phương pháp chữa bệnh không gây tác dụng phụ, cho hiệu quả cao lại an toàn nhờ sử dụng các thành phần từ thảo dược thiên nhiên.

Đặc biệt, các thành phần trong thuốc Đông y không chỉ có khả năng trị bệnh mà còn có tác dụng tốt với sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng.

Nhờ vậy, thuốc Đông y giúp phát huy tối đa hiệu quả trị bệnh từ gốc, ngăn ngừa tái phát trở lại. Một số  vị thảo dược Đông y có tác dụng trị nấm da đầu như Kim ngân hoa, ô liên rô, hoa ngũ sắc, hương nhu, cỏ mần trầu,…

Thuốc Đông giúp trị bệnh an toàn từ gốc
Thuốc Đông giúp trị bệnh an toàn từ gốc

Phương pháp trị nấm da đầu ở trẻ em bằng Đông y có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ. Đồng thời, một số thành phần lại có tác dụng kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh.

Tuy nhiên, người bệnh chú ý, thuốc Đông y thường có tác dụng chậm do vậy cần kiên trì khoảng thời gian dài ít nhất từ 2 – 3 tháng mới phát huy được tác dụng.

Ngoài ra mức độ hiệu quả ở từng người là khác nhau vì còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như sự phối hợp của người bệnh.

Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng bệnh cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nấm da đầu hiệu quả bạn giúp bé thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như sau:

  • Không dùng những đồ dùng cá nhân quá lâu hoặc đồ dùng nghi ngờ nhiễm nấm.
  • Tạo thói quen cho bé không dùng chung đồ cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
  • Tránh để bé gãi lên da đầu, vì thói quen này có thể khiến tổn thương trên da đầu lây lan diện rộng, thậm chí gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Thường xuyên tắm gội cho bé sạch sẽ và lau khô tóc trước khi đi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường các thực phẩm có lợi như rau xanh, trái cây tươi,… Đồng thời hạn chế các đồ ăn, thức uống có hại như đồ ăn ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nước uống có gas,…
  • Sử dụng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng bác sĩ chỉ định.
  • Luôn để cho da đầu thoáng khí, chỉ nên đội mũ hoặc quấn khăn khi cần thiết.
  • Tránh nuôi thú cưng trong nhà để phòng tránh bệnh nấm da đầu do lây lan từ vật nuôi.

Nấm da đầu ở trẻ em hình thành do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt, tình trạng không chỉ ảnh hưởng vẻ thẩm mỹ, tấm lý trẻ mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe.

Do vậy, các bận phụ huynh nên chú ý đưa trẻ thăm khám chuyên khoa kịp thời để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng sẽ khó khăn trong việc chữa trị.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giữ vệ sinh cơ thể, gội đầu thường xuyên để điều trị nấm da đầu hiệu quả
Nấm Da Đầu Và Gàu: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nội dung chínhTại sao trẻ bị nấm da đầu?Dấu hiệu bệnh nấm da đầu ở trẻ emNấm da đầu ở trẻ em có nguy hiểm...

Cách trị nấm da đầu bằng bồ kết tại nhà đơn giản hiệu quả
Gợi Ý 5 Cách Trị Nấm Da Đầu Bằng Bồ Kết Không Nên Bỏ Qua

Nội dung chínhTại sao trẻ bị nấm da đầu?Dấu hiệu bệnh nấm da đầu ở trẻ emNấm da đầu ở trẻ em có nguy hiểm...

Nấm da đầu gây rụng tóc phải làm sao
Nấm Da Đầu Gây Rụng Tóc: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Nội dung chínhTại sao trẻ bị nấm da đầu?Dấu hiệu bệnh nấm da đầu ở trẻ emNấm da đầu ở trẻ em có nguy hiểm...

9 cách trị nấm da đầu dân gian lấy lại làn da đầu khỏe mạnh
Gợi Ý 9 Cách Trị Nấm Da Đầu Dân Gian An Toàn, Hiệu Quả

Nội dung chínhTại sao trẻ bị nấm da đầu?Dấu hiệu bệnh nấm da đầu ở trẻ emNấm da đầu ở trẻ em có nguy hiểm...