Da Bị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Nổi Cục Như Muỗi Đốt Là Bệnh Gì?

Cập nhật: 26/03/2024

Hiện tượng da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt thường là dấu hiệu của bác bệnh ngoài da như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, dị ứng thời tiết,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Vậy nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này quá bài viết sau.

Nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt

Da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt thực chất không phải là một bệnh lý. Đó là biểu hiện đi kèm của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Tình trạng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và tự biến mất, điều đó cho thấy nguyên nhân gây kích ứng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp kéo dài, tái phát liên tục, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân vì đó có thể là tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Một số bệnh lý khiến da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt thường gặp như:

Bệnh lý ngoài da

Triệu chứng da mẩn đỏ nổi cục là biểu hiện ngoài da. Do đó, nguyên nhân hàng đầu gây biểu hiện này là các chứng bệnh ngoài da.

  • Mề đay ngoài da: Mề đay có biểu hiện đặc trưng là nổi cục màu trắng hoặc hơi ngả hồng trên da. Tình trạng có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài thì người bệnh nên đi khám và điều trị sớm.
  • Nổi mụn trứng cá: Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên. Cơ thể thay đổi, nhất là giai đoạn dậy thì, khiến các triệu chứng như mụn trứng cá, nổi cục mẩn ngứa có thể xảy ra. Người bệnh cần lưu ý vấn đề vệ sinh da tránh gây bít tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho mụn trứng cá phát triển
da-bi-noi-man-do-ngua-noi-nhu-muoi-dot
Bệnh lý da nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt
  • Bệnh chàm: Đây là bệnh lý ngoài da chưa thể xác định nguyên nhân, đặc trưng với tình trạng phát ban trên da, bong tróc da,…Bệnh chàm hiện chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả nhưng cần kiểm soát mức độ lây lan.
  • Nhiễm trùng ngoài da: Khi cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn, vi nấm gây bệnh sẽ khiến da bị mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt. Người bệnh phải đi khám và dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng
  • Bệnh vảy nến: Biểu hiện của bệnh là tình trạng da bị nổi mẩn cục gây ngứa.  Ở dạng vảy nến thể mụn có mủ sẽ viêm nhiễm rất nghiêm trọng.
  • Hắc lào: Nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh không sạch sẽ. Các biểu hiện đặc trưng là tình trạng nổi các cục tròn hình đồng xu trên da, gây ngứa và khi sờ cảm giác sần sùi
  • Viêm da do dị ứng: Nhiều người với cơ địa và làn da dị ứng rất dễ mắc các tình trạng nổi mẩn cục khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng.

Da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt cảnh bảo bệnh lý nguy hiểm

Nguy hiểm hơn, da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể. Những trường hợp này thường diễn tiến nặng và việc điều trị cũng khó khăn hơn.

  • Bệnh về giun sán: Các bệnh liên quan đến nhiễm giun sán hoàn toàn có thể gây ra biểu hiện nổi cục gây ngứa trên da. Do đó, khuyến cáo mọi người nên dùng thuốc tẩy giun tối thiểu 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe
  • Bệnh tiểu đường: Đái tháo đường cũng là nguy cơ gây ra các bệnh lý ngoài da và gây mẩn ngứa. Để kiểm soát, người bệnh cần đi khám, dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày.
  • Suy giảm chức năng gan: Khi chức năng gan suy giảm dẫn đến tình trạng nóng trong, tích tụ độc tố và gây các triệu chứng ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Bệnh lupus ban đỏ: Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng rối loạn khả năng miễn dịch. Khi bị bệnh, hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể tấn công ngược lại các bộ phận trong cơ thể, trong đó có tác động tới da gây nổi mẩn ngứa như vết muỗi đốt
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp: Người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thường có làn da nhạy cảm hơn, dễ bị mẩn ngứa và bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài
  • Nhiễm HIV: Các triệu chứng ngoài da cũng có thể là dấu hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh HIV. Đây là căn bệnh nguy hiểm và cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, phát hiện kịp thời và sử dụng thuốc kìm hãm cũng có thể kiểm soát được bệnh và kéo dài sự sống.

Nguyên nhân khác từ môi trường

Ngoài các bệnh ngoài da và bệnh lý bên trong cơ thể, da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt còn có thể do các tác nhân từ môi trường, ví dụ như:

  • Côn trùng: Là nguyên nhân thường gặp nhất, khi côn trùng tiếp xúc với da, người bệnh có thể cảm thấy châm chích và sau đó hình thành vết nổi cục. Đa số đều không gây nguy hiểm, trừ trường hợp côn trùng đốt có độc. Người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được loại bỏ nọc độc ra khỏi cơ thể
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng và sinh ra các biểu hiện ngoài da như mẩn ngứa, nổi cục,…
  • Môi trường ô nhiễm: Sống và làm việc lâu trong môi trường bị ô nhiễm cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da. 
  • Quần áo bó sát: Quần áo quá chật hoặc không thấm hút mồ hôi có thể gây bít tắc da, gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi cục trên da, gây khó chịu

Biểu hiện cụ thể của tình trạng mẩn đỏ nổi cục trên da

Da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, cần lưu ý hai mức độ sau:

Mức độ nhẹ: Không quá nguy hiểm

Các dấu hiệu điển hình của mức độ này người bệnh cần lưu tâm như sau:

  • Trên da xuất hiện các nốt nổi cục như vết muỗi đốt, có màu hồng hoặc trắng hồng
  • Ngứa, có thể kèm theo biểu hiện tróc da, khô rát vùng da
  • Cảm thấy vùng da sần sùi, dày hơn 
  • Ngứa rát, nhiều trường hợp còn gây đau

muc-do-noi-man-do-ngua-nhu-muoi-dot

Mức độ nặng – cần coi chừng

Người bệnh nên đi thăm khám ngay nếu gặp các biểu hiện sau:

  • Các vết mẩn đỏ, nổi cục càng ngày càng lan rộng
  • Có biểu hiện mưng mủ, hoặc đau nhức vùng da bị tổn thương dữ dội
  • Chảy mủ, chảy dịch từ vùng da bị tổn thương
  • Sốt 

Cách xử lý khi da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt trên da

Tùy thuộc vào tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt có nguy hiểm hay không để có hướng điều trị thích hợp. Tốt nhất người bệnh nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm mà có phương hướng điều trị hợp lý cho người bệnh.

Uống thuốc Tây y

Thuốc Tây sẽ được chỉ định nhằm xử lý triệt để nguyên nhân của biểu hiện mẩn đỏ nổi cục, kết hợp với các nhóm thuốc điều trị triệu chứng.

  • Thuốc dị ứng: Nhóm thuốc kháng H1 sử dụng nhằm giảm ngứa, làm dịu da và tình trạng nổi cục. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu,…
  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng tại chỗ, giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm, nấm trên da,… Khi dùng thuốc, người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, không băng bó vùng da sau khi bôi thuốc
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây ra biểu hiện trên là nhiễm trùng hoặc xuất hiện các triệu chứng mưng mủ, người bệnh được chỉ định sử dụng kháng sinh. 
  • Thuốc điều trị nguyên nhân: Nếu nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý bên trong cơ thể, người bệnh cần được điều trị với các nhóm thuốc phù hợp. Ví dụ: dùng thuốc tiểu đường, thuốc chữa bệnh giun sán,…

Các nhóm thuốc Tây thường giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng cũng dễ gây ra tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách. Người bệnh lưu ý không tự ý thay đổi thuốc hoặc hàm lượng sử dụng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Cải thiện triệu chứng với các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Đôi khi, biểu hiện da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt không nguy hiểm, không cần dùng thuốc. Khi đó, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để cải thiện triệu chứng:

  • Tắm nước lá: Nhiều loại lá, thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm và chống dị ứng rất tốt. Người bệnh cũng có thể tham khảo cách này và thực hiện mỗi ngày để giảm ngứa ngoài da. 
  • Chườm nóng vùng da bị mề đay: Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da, người bệnh có thể sử dụng khăn mềm làm ẩm bằng nước ấm, đặt lên vùng da mề đay. 
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Thoa lên vùng da bị mề đay một lớp kem dưỡng ẩm đủ bao phủ, không quá dày, sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Uống nước ép từ rau củ, hoa quả tươi: Các loại nước ép giúp thanh lọc, làm mát cơ thể cũng giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát trên da. Có thể uống nước cam, nước ép dứa, nước ép rau má,….

Ngoài ra còn nhiều biện pháp giảm ngứa tại nhà khác. Một vấn đề quan trọng mà người bệnh cần lưu tâm đó là giữ vệ sinh vùng da bị mề đay hàng ngày. Tắm rửa, không để tích tụ mồ hôi trên da,… để các vết mẩn đỏ có thể nhanh khỏi, không lan rộng.

Sử dụng thuốc Đông y điều trị các bệnh lý bên trong cơ thể

Theo quan điểm của Đông y, nếu các cơ quan trong cơ thể không đủ khỏe mạnh, âm dương mất cân bằng thì không thể khỏi bệnh. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu khi chữa bệnh là phải bồi bổ cơ thể, điều hòa âm dương, khí huyết thì mọi bệnh đều tự lui.

Bài thuốc: Thục địa 320g; Hoài sơn; Thù du mỗi loại 160g; Trạch tả; Mẫu đơn bì mỗi loại 120g; Phụ tử 40g; Quế nhục 40g

Cách sử dụng: Phần thục địa đem nấu và thu về ở dạng cao. Các nguyên liệu còn lại đem tán bột, sau đó hòa cùng mật ong và lượng cao đã nấu. Chế biến thành dạng mềm (viên 10g) và dùng 4-6 viên/ngày. .

Lưu ý: Mỗi lần uống thuốc kèm theo một cốc nước đầy, chỉ dùng nước khoáng để uống cùng thuốc

Để sử dụng những bài thuốc trên, người bệnh tốt nhất nên đi khám ở các trung tâm đông y và lấy thuốc. Vừa đảm bảo chất lượng mà không mất thời gian trong các công đoạn chuẩn bị.

Lưu ý trong quá trình điều trị mẩn đỏ nổi cục trên da

Để tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt nhanh cải thiện, người bệnh cần lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể và vùng da bị nổi mẩn đỏ. Tắm rửa 1-2 lần/ngày với nước ấm
  • Uống nhiều nước, đa dạng thể loại sử dụng như nước khoáng, nước ép rau củ, nước hoa quả,…
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt
  • Hạn chế gãi các vết mẩn đỏ, tránh lây lan rộng hơn ra vùng da lành
  • Điều chỉnh chế độ ăn trong thời gian bị mẩn ngứa theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Không tự ý dùng thuốc tại nhà mà phải đi khám để được điều trị đúng cách
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho người bệnh những thông tin hữu ích về tình trạng da bị mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt. Người bệnh nên cảnh giác nếu gặp tình trạng này và đi khám khi thấy bệnh nặng hơn. Quan trọng hơn, cố gắng xây dựng một lối sống lành mạnh, sạch sẽ để ngăn ngừa các tình trạng bệnh ngoài da, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Nguồn: https://www.tapchidongy.org/trieu-chung/noi-man-do (Tạp chí đông y)

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC