Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không? Điều Trị Như Thế Nào?

5/5 - (3 bình chọn)

Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu. Vậy bị nổi mề đay có tự khỏi không? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên. 

Nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Theo nghiên cứu khoảng 20% dân số Việt Nam mắc nổi mề đay. Trường hợp người bệnh mề đay cấp tính có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc dưới 6 tuần khi được điều trị phù hợp, đúng cách.

Ngược lại, với nổi mề đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần, khó điều trị và thời gian điều trị lâu dài.

Nổi mề đay có tự khỏi không?
Nổi mề đay có tự khỏi không?

Theo chuyên gia tùy thuộc vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị, biện pháp chăm sóc ảnh hưởng đến thời gian điều trị nhanh hay chậm.

  • Cơ địa: Người bệnh có cơ địa dị ứng thường bị mề đay vùng da bị tổn thương viêm đỏ, lan rộng, ngứa ngáy dữ dội hơn so với người bình thường. Ở những người bệnh này, nổi mề đay kéo dài và tái phát nhiều lần.
  • Chế độ chăm sóc và điều trị: Người bệnh tuân thủ điều trị theo chỉ định, kết hợp chế độ chăm sóc tốt giúp bệnh nhanh khỏi và tăng sức đề kháng cơ thể. Ngược lại, người bệnh không đi thăm khám, điều trị ngắt quãng khiến lâu khỏi và tái phát nhiều lần.
  • Nguyên nhân gây bệnh: Nếu phát hiện nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân có thể chủ động tránh tiếp xúc và giúp hỗ trợ quá trình điều trị. Mề đay do di truyền, bệnh tự miễn, dị ứng thuốc, hoặc mề đay tự phát bệnh kéo dài điều trị lâu hơn so với mề đay tiếp xúc dị nguyên như côn trùng cắn, hóa chất,…

Do đó, không có câu trả lời chính xác nổi mề đay có tự khỏi không và kéo dài bao lâu? Tuy bệnh nổi mề đay không đe dọa đến tính mạng nhưng người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Vì thế, khi bị nổi mề đay, bệnh nhân cần tiến hành điều trị từ sớm để tránh bị sốc phản vệ, khó thở, đột quỵ…

Các cách điều trị bệnh mề đay hiệu quả

Phương pháp điều trị phù hợp đúng cách giúp bệnh nổi mề đay khỏi nhanh hay chậm. Người bệnh tham khảo một số biện pháp điều trị dưới đây:

Chữa mề đay tại nhà

Ở một số trường hợp bệnh nổi mề đay nhẹ bệnh có thể tự khỏi không cần sử dụng phương pháp điều trị như:

  • Sử dụng bài thuốc dân gian: Người bệnh sử dụng bài thuốc dân gian như: Lá hẹ, lá khế, lá trầu không, lá kinh giới,… nấu nước tắm điều trị mề đay toàn thân hay xay nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương hoặc sử dụng bài thuốc đường uống
  • Chườm lạnh: Với trường hợp người vùng da nổi mề đay nhỏ, sử dụng túi chườm lên vùng da bị tổn thương giúp giảm sưng hoặc ngứa trên da. Hoặc bạn tắm nước mát loại bỏ dị nguyên gây bệnh như bụi bẩn, mồ hôi,… giúp loại bỏ những dị nguyên nhanh chóng.
  • Uống trà thảo mộc: Sử dụng trà thảo mộc như hoa cúc, trà xanh, cam thảo,… giúp thanh nhiệt, giải độc giảm triệu chứng bệnh mề đay. Bên cạnh đó tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.
Uống trà thảo mộc giúp điều trị nổi mề đay
Uống trà thảo mộc giúp điều trị nổi mề đay
  • Gel nha đam: Trong Gel nha đam có hàm lượng vitamin, nước, axit béo giảm nóng rát, tái tạo vùng da bị tổn thương giảm thâm sạm và sẹo để lại.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh cần cung cấp cấp 2-2,5l nước cho cơ thể, giúp cung cấp ẩm, làm mềm da giảm triệu chứng da khô, bong tróc. Ngoài ra uống nước giúp đào thải chất dị nguyên và giảm ngứa hiệu quả.
  • Sử dụng kem dưỡng da chứa vitamin B hoặc chứa kẽm: Ngoài sử dụng gel nha đam bạn sử dụng kem chứa kẽm hoặc vitamin B giúp duy trì độ ẩm, phục hồi làn da bị hư tổn, kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Ngâm bột yến mạch: Thành phần beta-glucan, avenanthramides và acid ferulic trong yến mạch giúp giữ ẩm, giảm bong tróc da khô. Hơn nứa nguyên liệu này còn làm dịu vùng da bị dị ứng, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Biện pháp này thường sử dụng khi bị nổi mề đay với yếu tố gây dị ứng như mỹ phẩm, thức ăn, bụi bẩn, nước hoa,…

Nổi mề đay uống thuốc gì?

Bên cạnh sử dụng phương pháp điều trị tại nhà, sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay giúp giảm hiệu quả.

Ở một số trường hợp người bệnh bị nhẹ, mới khởi phát nên sử dụng kem bôi ngoài da chứa thành phần Glycerin, Menthol để giảm triệu chứng của bệnh và giúp phục hồi vùng da bị tổn thương.

Trường hợp nổi mề đay kéo dài qua 24 giờ, bên cạnh kem bôi ngoài da nên sử dụng thuốc đường uống giúp bệnh nhanh khỏi:

  • Thuốc kháng dị ứng (antiHistamine H1): Histamin giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng và sốc phản vệ, có chủ yếu ở tế bào mast, các mô phổi, ruột, da,…. Khi có dị nguyên xâm nhập cơ thể, histamin được giải phóng gây ra nổi mề đay. Thuốc kháng dị ứng ức chế giải phóng histamin và giảm triệu chứng ngứa, sưng tấy ở vùng da bị tổn thương. Các loại thuốc được sử dụng như Loratidin, Acrivastin, Cetirizin hydroclorid, thuốc fexofenadine,…
  • Trường hợp người bệnh nổi mề đay nghiêm trọng, gây viêm nhiễm, bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc Corticosteroid. Thuốc giúp giảm tình trạng ngứa, sưng, viêm nhiễm trên da nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc chứa nhiều tác dụng phụ chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

Ngoài ra,người bệnh sử dụng thuốc Epinephrine giúp ngăn ngừa sốc phản vệ ở trường hợp bệnh mề đay cấp tính có phù mạch.

Điều trị bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng nổi mề đay
Điều trị bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng nổi mề đay

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây mang đến hiệu quả và tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do đó, người bệnh cần tham khảo và điều trị theo chỉ định tránh tác dụng không mong muốn.

Đông y trị nổi mề đay

Bài thuốc điều trị mề đay bằng Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, bổ can phế, loại bỏ độc tố tích tụ dưới da do phong hàn phong nhiệt lâu ngày. Phụ thuộc vào từng thể bệnh, người bệnh sử dụng phương pháp phù hợp

  • Thể phong hàn: Nổi mề đay thể phong hàn do cơ thể bị dị ứng thời tiết, bệnh kèm theo triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi,… Bạn nên sử dụng thảo dược có tính ấm như như bạch chỉ, quế chi, lá đơn, ké đầu ngựa, ý dĩ, kinh giới,…
  • Thể phong nhiệt: Bệnh thường khởi phát đột ngột gây ngứa, nóng trong người kèm theo rối loạn tiêu hóa như táo bón, nước tiểu vàng,…. Người bệnh sử dụng thảo dược như cát căn, bồ công anh, rau má, kinh giới, hạ khô thảo,… tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngay triệu chứng mề đay.
  • Thể thấp nhiệt: Bệnh đặc xuất hiện vùng da nổi mề đay màu đỏ sậm, lây lan nhanh khi tiếp xúc với gió, nhiệt độ tăng. Bên cạnh đó kèm theo triệu chứng nóng trong người, mệt mỏi, đại tiện khó khăn. Sử dụng thảo dược tác dụng phương hương hóa thấp như ngân hoa, bồ công anh,… điều trị bệnh mề đay và triệu chứng của bệnh.
  • Thể mề đay thực tích: Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với dị nguyên thực phẩm như hải sản, hay các loại hạt,… gây nổi mề đay, buồn nôn, đầy bụng, ăn uống kém. Kết hợp thảo dược địa phu tử, kê nội kim, tiêu tân lang, phục linh, tiêu sơn tra, xích thược, tiêu mạch nha, cúc hoa và phục linh, bạch tiễn bì, ngân hoa, sao chỉ xác giúp thanh nhiệt, sơ phong,…
Sử dụng bài thuốc Đông y
Sử dụng bài thuốc Đông y

Khi sử dụng bài thuốc, người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở Đông y uy tín. Sử dụng đúng theo liều lượng được chỉ định, không tự ý sử dụng thuốc và kết hợp thảo dược tránh tương tác thuốc và mang đến tác dụng phụ không mong muốn.

Những lưu ý và biện pháp phòng tránh bệnh mề đay hiệu quả

Nổi mề đay không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Để cải thiện triệu chứng này nhanh chóng, và không tái phát người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng da bị mề đay. Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng da sản phẩm dịu nhẹ, chứa thành phần tự nhiên đảm bảo an toàn
  • Tránh những tác nhân gây dị ứng như thuốc, dị ứng thực phẩm, phấn hoa, lông thú,…
  • Chế độ khoa học hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên bổ sung thực phẩm như omega3, thực phẩm nhiều vitamin C, A, E, thực phẩm chống viêm như tỏi, gừng, nghệ,… Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá
  • Không sử dụng thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, mực,… Đặc biệt người bệnh có cơ địa nhạy cảm.
  • Mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi, tránh gây kích ứng lên vùng da bị mề đay
  • Không nên gãi, chà xát vùng da bị mề đay gây lở loét, nhiễm trùng
  • Thời tiết hanh khô nên giữ ấm để giảm tình trạng bị bong tróc, khô da
  • Người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe sức đề kháng cơ thể
  • Khi có dấu hiệu bệnh nổi mề đay nên đi thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không để bệnh kéo dài, trở thành mãn tính, khó điều trị và thời gian điều trị lâu dài.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc hay kết hợp thuốc Tây y và Đông y khi chứa có chỉ định bác sĩ.

Như vậy, nổi mề đay có tự khỏi không? Thời gian kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị,… Hơn nữa, bạn cần có biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thông tin hữu ích:

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nổi Mề Đay Ở Bụng Do Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Tốt Nhất
Nổi Mề Đay Ở Bụng Do Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Tốt Nhất

Nội dung chínhNổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?Các cách điều trị bệnh mề đay hiệu quảChữa mề đay tại nhàNổi...

Gợi Ý TOP 7 Loại Siro Trị Mề Đay Hiệu Quả Trên Thị Trường
Gợi Ý TOP 7 Loại Siro Trị Mề Đay Hiệu Quả Trên Thị Trường

Nội dung chínhNổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?Các cách điều trị bệnh mề đay hiệu quảChữa mề đay tại nhàNổi...

Có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa mề đay tại nhà
10 Mẹo Chữa Mề Đay Tại Nhà Giúp Nhanh Chóng Giảm Ngứa, Khó Chịu

Nội dung chínhNổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?Các cách điều trị bệnh mề đay hiệu quảChữa mề đay tại nhàNổi...

Sốt phát ban là một bệnh lý gây biểu hiện sốt kèm nổi mề đay
Sốt Kèm Nổi Mề Đay Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Nội dung chínhNổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?Các cách điều trị bệnh mề đay hiệu quảChữa mề đay tại nhàNổi...