Nổi Mề Đay Gây Sưng Môi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Có rất nhiều tình trạng nổi mề đay, trong đó nổi mề đay gây sưng môi khá phổ biến và thường gặp phải vì dị ứng thực phẩm, di truyền,… Tình trạng này có thể chữa trị được và cách chữa cũng khá đơn giản nếu phát hiện sớm. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu và có những cách nào để chữa bệnh?

Tại sao nổi mề đay gây sưng môi? Bệnh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay gây sưng môi là một hiện tượng của bệnh mề đay phù mạch. Bệnh gây sưng tấy, ngứa, khó chịu ở môi. Tuy nhiên, khác với bệnh mề đay thông thường, bệnh không biểu hiện đốm mẩn đỏ, ranh giới rõ ràng phân biệt với vùng da xung quanh mà ẩn sâu bên trong da. 

Hình ảnh nổi mề đay gây sưng môi
Hình ảnh nổi mề đay gây sưng môi

Thầy thuốc nam ưu tú Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Cố vấn chuyên môn trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết, tình trạng bị sưng môi do mề đay được gây bởi nhiều nguyên nhân: 

  • Dị ứng thực phẩm: Trường hợp này xảy ra người bệnh có cơ địa dị ứng thực phẩm tôm, cua, mực, thịt bò,… gây sưng môi, ngứa da, nóng rát. Ngoài ra, một số người bệnh khi sử dụng phải thực phẩm gây dị ứng còn bị sốc phản vệ dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Dị ứng thuốc: Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc như chống viêm, kháng sinh,… một cách lạm dụng, không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến tác dụng phụ, điển hình nhất là sưng môi, mắt, cổ, kèm theo ngứa, khó chịu,… 
  • Do di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp. Nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình bố hoặc mẹ mắc bệnh, tỷ lệ con sinh ra bị mề đay cao. 
  • Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiều trường hợp người bệnh mắc mày đay kèm theo triệu chứng như sưng mặt, sưng môi, mí mắt,… . 
  • Dị ứng mỹ phẩm: Người bệnh sử dụng son môi kém chất lượng, chứa nhiều chất độc hại, hàm lượng chì cao khiến sưng môi, gây nổi mề đay. Hoặc người bệnh dị ứng với thành phần có trong son môi cũng gây nên hiện tượng này. 
  • Phù mạch tự phát: Có đến 50% bệnh nhân bị mề đay không tìm ra nguyên nhân và gọi là mề đay vô căn hay mề đay tự phát. Tình trạng sưng môi do phù mạch tự phát thường xảy ra ở giai đoạn mãn tính. 
  • Thiếu chất ức chế C1: Thiếu chất ức chế C1 khiến người bệnh nổi mề đay phù nề tái phát, dẫn đến hiện tượng sưng môi.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên

Ngoài ra, nổi mề đay gây sưng môi còn do ảnh hưởng bệnh lý như viêm gan, rối loạn hệ miễn dịch, HIV, bệnh về tuyến giáp,… 

Nổi mề đay gây sưng môi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti giao tiếp còn tác động tác động nhiều cơ quan, bệnh khó điều trị vào điều trị lâu dài. 

  • Bệnh kéo dài trên 6 tuần thành bệnh mãn tính, khó điều trị và điều trị lâu dài và có thể lây lan sang bộ phận khác trên cơ thể. 
  • Hiện tượng phù mạch lan xuống đường tiêu hóa, khiến người bệnh rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, táo bón. 
  • Trường hợp bị lan tới họng gây khó thở, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao. 
  • Cơ thể mệt mỏi, stress, lo lắng mất cân bằng thị giác, căng thẳng ảnh hưởng đến cuộc sống công việc.

Ai dễ bị nổi mề đay sưng môi:

  • Người có cơ địa da nhạy cảm, dễ dị ứng thực phẩm, dị nguyên khác như phấn hoa, lông thú,… 
  • Người suy giảm hệ miễn dịch, hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh,…. 
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp, đang bị bệnh về da, nổi phát ban
  • Trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh như bố mẹ mắc bệnh nổi mề đay, tỷ lệ con sinh bị nổi đay cao.

Tuy nhiên, theo thống kế có khoảng 20% dân số nước ta mắc bệnh mề đay ít nhất một lần trong đời.

Do đó, bạn không nên chủ quan, cần có biện pháp phòng tránh. Khi có dấu hiệu của bệnh cần thăm khám và điều trị sớm giúp bệnh nhanh khỏi. 

Cách điều trị nổi mè đay sưng môi phổ biến

Tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh, người bệnh chọn phương pháp điều trị nổi mề đay khác nhau. Các phương pháp điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biến như:

Bị mề đay sưng môi uống thuốc gì? – Thuốc Tây y

Sử dụng Tây y giảm sưng và ngứa ở môi nhanh chóng, hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi và uống theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ như: 

  • Kem dưỡng ẩm, thuốc bôi ngoài môi: Người bệnh phù mạch gây sưng môi nhẹ, sử dụng kem dưỡng ẩm chứa vitamin, các dưỡng chất dưỡng môi như B2, PP,… 
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc uống như Cetirizine, Loratadine, Phenergan,… giúp ức chế giải phóng histamin và giảm ngứa và sưng tấy ở môi.
Thuốc Cetirizine
Thuốc Cetirizine
  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid: Sử dụng trong trường hợp người bệnh nổi mề đay sưng môi mãn tính, giúp giảm ngứa và sưng ở môi nhanh chóng. 
  • Thuốc giảm đau: Bị nổi mề đay kèm sốt cao, nhức đầu, người bệnh dùng thuốc Acetaminophen,  Paracetamol,… giúp giảm nhanh cơn đau và ngứa hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng thuốc Stanozolol, Danazol,… để kích thích tăng nồng độ chất ức chế C1, hạn chế nguyên nhân gây bệnh do thiếu hụt chất C1. 

Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, chỉ định. Khi có hiện tượng bất thường như buồn nôn, khó thở cần đi thăm khám để tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách. 

Đọc Thêm: Top+ Thuốc Trị Ngứa Ngoài Da Hiệu Quả Nhanh & An Toàn Nhất

Mẹo dân gian trị mề đay tại nhà

Sử dụng mẹo dân gian là một trong những phương pháp bạn không nên bỏ qua. Bạn tham khảo một số bài thuốc được sử dụng phổ biến:

  • Chườm lạnh: Trường hợp sưng môi bị nhẹ, khởi phát người bệnh có thể sử dụng phương pháp này để giảm sưng, đau rát. Người bệnh sử dụng túi đá chườm lạnh lên vị trí bị sưng, sử dụng 2-3 lần/ ngày. Tuy nhiên bạn  không nên sử dụng đá chườm trực tiếp, tránh gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn virus xâm nhập.
  • Trà thảo mộc: Người bệnh sử dụng trà thảo mộc giúp giải độc, thanh lọc cơ thể từ nha đam, cam thảo, bạc hà,… Không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nổi mề đay, cách này còn người bệnh thoải mái, ngủ ngon giấc.
  • Uống nước lá tía tô: Trong thành phần lá tía tô có nhiều hợp chất kháng viêm, chống oxy hóa và nhiều vitamin cần thiết khác. Tía tô còn giúp giảm ngứa, sưng ở môi và tái tạo vùng da bị tổn thương do mề đay nhanh chóng. Người bệnh hãm tía tô uống hằng ngày hoặc giã nhuyễn chắt lấy nước cốt đun sôi với lượng nước vừa đủ sử dụng hằng ngày.
Uống nước lá tía tô giúp thanh nhiệt điều trị bệnh hiệu quả
Uống nước lá tía tô giúp thanh nhiệt điều trị bệnh hiệu quả
  • Uống nước lá hẹ: Lá hẹ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, bên cạnh đó giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Sử dụng lá hẹ cắt khúc đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Người bệnh sử dụng hằng ngày giúp giảm ngứa, sưng tấy ở môi. 

Bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị nổi mề đay gây sưng môi với trường hợp nhẹ. Bài thuốc được lưu truyền trong dân gian qua nhiều đời, nhưng chưa được kiểm chứng khoa học. Hãy cân nhắc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Thuốc Đông y chữa nổi mề đay ở môi

Bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh sử dụng bài thuốc phù hợp giúp giảm sưng môi và điều trị bệnh mề đay dứt điểm. 

Trường hợp bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh kèm triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, người bệnh sử dụng dược liệu tính ấm như thục địa, thương bồ, cam thảo, cát cánh, đương quy, trần bì, xuyên khung, tế tân, bạch chỉ, quế, thương nhĩ. Bài thuốc giúp giảm ngứa và triệu chứng kèm theo hiệu quả. 

Sử dụng bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh nổi mề đay gây sưng môi
Sử dụng bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh nổi mề đay gây sưng môi

Trường hợp nguyên nhân người bệnh nổi mề đay gây sưng môi do dị ứng với thực phẩm như hải sản, các loại hạt,… gây triệu chứng đau bụng, buồn nôn, người bệnh nên sử dụng dược liệu thanh nhiệt giải độc như tiêu tân lang, địa phụ tử, kim ngân hoa, xích thược, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, bạch phục linh, kê nội kim, bạch tiên bì.

Cách thực hiện: Cho nguyên liệu sắc 3 bát nước, đến khi còn khoảng một nửa. Sử dụng 2 lần/ ngày, kiên trì sử dụng giảm triệu chứng của bệnh nổi mề đay gây sưng môi hiệu quả. 

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đi thăm khám tạo cơ sở Đông y uy tín để bác sĩ bắt mạch tìm nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó cần tuân thủ liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ. Bởi Đông y điều trị căn nguyên, hiệu quả từ từ, nên người bệnh không tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều lượng. 

Lưu ý khi chữa mề đay gây sưng môi

Bệnh cạnh sử dụng biện pháp điều trị, lương y Tuấn khuyên các bạn nên lưu ý những điều sau giúp bệnh nhanh khỏi và không tái phát:

  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông thú, chất độc hại.
  • Hạn chế đô ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, thực phẩm giàu Omega 3.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng nước lọc hoặc các loại nước nước ép chứa nhiều vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, bảo vệ môi khỏi chất độc hại, hạn chế viêm nhiễm.
  • Người bệnh không nên cắn môi, chà xát gây xây xước, dễ gây nhiễm trùng trên da.
  • Khi có dấu hiệu bệnh nên đi thăm khám và điều trị theo theo chỉ định bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hay kết hợp điều trị đông y và tây y tránh tác dụng phụ đáng tiếc

Như vậy, khi bị nổi mề đây gây sưng môi người bệnh không nên chủ quan, cần đi thăm khám và lựa chọn biện pháp điều trị an toàn. Bên cạnh đó cần cần biện pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng tránh bệnh chuyển sang mãn tính, khó điều trị.

Nổi Mề Đay Ở Cổ Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nổi mề đay ở cổ là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mỗi khi thời...

Nổi Mề Đay Ở Tay Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nổi mề đay ở tay hoặc nổi mề đay ở chân là một trong những bệnh dị ứng thường gặp...

Bị Nổi Mề Đay Liên Tục Là Do Đâu? Làm Sao Khỏi Hẳn?

Tình trạng nổi mề đay liên tục thường xảy ra do tiếp xúc với dị nguyên, căng thẳng kéo dài...

6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới Hiệu Quả Tại Nhà

Chữa mề đay bằng lá kinh giới là phương pháp dân gian chữa bệnh an toàn giúp cải thiện các...

Bài thuốc chữa mề đay được bệnh nhân phản hồi tốt, chuyên gia khuyên dùng

Mề đay mẩn ngứa gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, công việc và tâm lý sinh của...