Trẻ Bị Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Và Chế Độ Dinh Dưỡng

Đánh giá post

Trẻ bị nổi mề đay sẽ làm hạn chế quá trình phát triển cũng như tác động không tốt tới sức khỏe. Để có thể bảo vệ con một cách tốt nhất, phụ huynh nên nắm được những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng bệnh, các cách chữa trị hiệu quả. Bệnh nếu điều trị đúng cách và kịp thời sẽ hạn chế tốt các nguy cơ xảy ra biến chứng, giúp làn da của con phục hồi nhanh chóng.

Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?

Bé bị nổi mề đay là tình trạng làn da xuất hiện các nốt mẩn ngứa, da bị sần, sưng phù và ửng đỏ rất khó chịu, bé sẽ thấy mệt mỏi và dễ quấy khóc hơn bình thường. Theo thông tin từ các số liệu thống kê cho thấy, trẻ dưới 10 tuổi mắc mề đay chiếm khoảng 15%, bệnh cũng sẽ phân chia thành 2 giai đoạn tương tự như người trưởng thành.

  • Giai đoạn cấp tính: Thời gian bệnh khởi phát và diễn biến thường trong khoảng 6 tuần trở lại, các dấu hiệu xuất hiện khá đột ngột. Khi đang ở giai đoạn này, các biểu hiện sẽ không quá nặng, sức khỏe của trẻ không bị tác động nhiều và vẫn duy trì tốt các hoạt động vui chơi, học tập của bé.
  • Giai đoạn mãn tính: Khi bé bị mề đay và không được phụ huynh chú ý quan sát, điều trị chăm sóc kịp thời sẽ rất dễ chuyển sang mãn tính. Khi này, việc dùng thuốc hay các biện pháp cải thiện khác đều không thể đạt tác dụng tối đa. Trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục, các triệu chứng thường khó kiểm soát, bệnh dễ dàng tái phát liên tục trong thời gian ngắn.\
Trẻ bị nổi mề đay có cả giai đoạn cấp tính và mãn tính
Trẻ bị nổi mề đay có cả giai đoạn cấp tính và mãn tính

Các dấu hiệu bệnh nổi mề đay ở trẻ em

Tình trạng trẻ bị nổi mề đay cần phải được phát hiện từ sớm để kịp thời có các biện pháp điều trị. Khi này, phụ huynh nên quan sát liên tục các thay đổi trên làn da của con, chúng ta có thể bước đầu nhận định bệnh nổi mề đay trẻ em thông qua các dấu hiệu sau:

  • Làn da của con bắt đầu có các nốt đỏ nhỏ rải rác trên có thể, da bị khô.
  • Mao mạch bị phù khiến chân tay hoặc thậm chí toàn thân có dấu hiệu sưng sần như dị ứng thời tiết.
  • Bé thường xuyên cào gãi bởi cảm giác ngứa ngáy dữ dội trên da, về đêm dễ tỉnh giấc, mất ngủ. Các bé nhỏ hơn sẽ quấy khóc nhiều, biếng ăn.
  • Ở một số bé do vấn đề cơ địa sẽ bị sưng tay, chân, cơ quan sinh dục hoặc miệng, mắt.

Khi nào cần đưa bé đến cơ sở y tế điều trị?

Bé bị nổi mề đay dị ứng sẽ thường xuyên cho tay lên cào gãi, ăn uống không ngon miệng, dễ quấy khóc và giấc ngủ không sâu. Lúc này, phụ huynh cần chú ý tới các biểu hiện của con và nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để thăm khám nếu nhận thấy:

  • Phát ban ngày càng lan rộng khắp cơ thể, dù đã áp dụng một số biện pháp chăm sóc.
  • Bé đã bỏ ăn, quấy khóc, làn da luôn trong trạng thái nóng rát, có dấu hiệu sốt.
  • Xuất hiện vết thương hở ngoài da do cào gãi, có mụn trứng ứ mủ.
  • Trẻ bị nổi mề đay kèm theo đau bụng, hô hấp khó khăn.

Nếu chủ quan trong việc đưa con đi thăm khám và điều trị, bé sẽ ngày càng mệt mỏi và ốm yếu hơn. Làn da tổn thương và sẽ xảy ra thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác gồm:

  • Rối loạn nhịp tim.
  • Da bị bội nhiễm, hình thành nhiễm trùng và các vết sẹo rất khó xóa.
  • Xuất hiện phù mạch.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, trẻ chậm lớn, còi xương, cản trở quá trình phát triển toàn diện.
Khi bé chán ăn, mệt mỏi và bệnh ngày càng nặng hơn cần phải đến bệnh viện nhanh chóng
Khi bé chán ăn, mệt mỏi và bệnh ngày càng nặng hơn cần phải đến bệnh viện nhanh chóng

Nguyên nhân làm trẻ nhỏ bị nổi mề đay

Mặc dù là bệnh lý xảy ra ở cả trẻ nhỏ, người lớn, được các chuyên gia bác sĩ nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều nhưng tới nay y học vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, chúng ta chỉ có thể xác định được các yếu tố tác động khiến bệnh phát triển gồm:

  • Bị côn trùng đốt: Trong một số loại kiến, ong có nọc độc khi châm đốt sẽ gây ra các dấu hiệu da bị nổi mẩn ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, xuất hiện tình trạng kích ứng nhanh chóng.
  • Bị nhiễm khuẩn: Nếu trẻ bị chứng bệnh lupus ban đỏ, viêm gan B sẽ là nguyên nhân khiến trẻ tăng nguy cơ bị nổi mề đay toàn thân.
  • Thời tiết: Cũng giống với người trưởng thành, trẻ bị nổi mề đay có thể do thời tiết thay đổi thất thường, chuyển nóng lạnh động ngột khiến bé không kịp thích nghi. Lúc này làn da sẽ phản ứng lại bằng các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban.
  • Đề kháng kém: Sức đề kháng không đủ mạnh để phòng ngừa lại các tác nhân gây hại cho cơ thể sẽ làm bé dễ bị nổi mề đay hay những trẻ nhỏ có sức khỏe tốt.
  • Dị ứng thực phẩm: Trong một số món ăn phụ huynh cho con sử dụng hàng ngày có nguy cơ gây kích ứng da như đậu phộng, hải sản, trứng, lúa mì, đậu nành,….
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Các yếu tố từ môi trường bên ngoài gồm: Khói bụi, hóa chất, phấn hoa, lông động vật, nguồn nước ô nhiễm đều là yếu tố dễ gây ra tình trạng kích ứng trên da, kích thích làn da xảy ra các phản ứng miễn dịch, làm bé bị sần ngứa, thậm chí cản trở đường thở.
  • Mắc bệnh về hô hấp: Các chuyên gia cho biết, những trẻ bị bệnh hen suyễn thường được ghi nhận có nguy cơ mắc mề đay cao hơn rất nhiều.
  • Dị ứng thuốc: Trong một vài loại thuốc Tây, khi đưa vào cơ thể sẽ khiến sản sinh ra các phản ứng quá mức, trẻ bị nổi mề đay, phát ban, sần ngứa, thậm chí là nôn ói.
  • Di truyền từ cha mẹ: Có tới khoảng 25% trẻ bị bệnh nổi mề đay bởi di truyền từ cha hoặc mẹ.
Dị ứng thức ăn có thể kích thích mề đay bùng phát
Dị ứng thức ăn có thể kích thích mề đay bùng phát

Trẻ em bị nổi mề đay phải làm sao?

Khi trẻ em bị ngứa nổi mề đay, phụ huynh cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hiện nay, có 3 hướng điều trị được ứng dụng phổ biến nhất, bậc cha mẹ có thể tham khảo cụ thể bên dưới.

Y học hiện đại chữa nổi mề đay trẻ em

Thuốc Tây cho tác dụng khá nhanh chóng, giúp kiểm soát các dấu hiệu ngứa ngáy, phát ban, da sần đỏ khá tốt. Nhưng không thể tùy tiện cho trẻ dùng thuốc bởi liều lượng thuốc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các con. Khi bạn dùng sai thuốc, bé dễ bị nhờn thuốc, cơ thể xảy ra phản ứng quá mẫn do tác dụng phụ và thậm chí còn có thể gây ra sốc.

Vì vậy, cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả đánh giá mức độ bệnh và sức khỏe của từng trẻ để đưa ra phương thuốc phù hợp. Hiện nay, Tây y đang có một số nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị mề đay sau:

  • Kem bôi ngoài da Menthol: Nhóm thuốc này có công dụng làm dịu cơn ngứa ngáy, nóng rát trên da, hạn chế viêm nhiễm nhờ thành phần từ bạc hà.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Với những bé đã ở giai đoạn mãn tính, bệnh mề đay cần được kiểm soát bằng thuốc Tacrolimus, Mycophenolate, Cyclosporine tùy từng trường hợp.
  • Thuốc kháng Histamin H1: Để hạn chế tăng histamin khiến cơ thể kích ứng nặng hơn, bé sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin H1.
  • Thuốc kháng sinh: Có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, giảm hiện tượng viêm nhiễm da và đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Kem bôi ngoài da corticoid: Nếu tình trạng da mẩn ngứa, viêm nhiễm không thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc khác, bé sẽ cần dùng corticoid. Tuy nhiên thuốc nếu dùng quá liều có thể làm bé bị mòn da.
Thuốc Tây sẽ được kê theo tình trạng bệnh cụ thể của bé
Thuốc Tây sẽ được kê theo tình trạng bệnh cụ thể của bé

Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay trong dân gian

Áp dụng các mẹo cải thiện bệnh trong dân gian được rất nhiều người lựa chọn. Dân gian tận dụng nhiều nguyên liệu thiên nhiên, sử dụng dễ dàng và cũng có độ an toàn cao đối với da. Các phụ huynh có thể tham khảo các cách dưới đây:

  • Lá kinh giới: Giúp giảm ngứa nhanh chóng, phòng ngừa viêm nhiễm, tăng cường sát trùng cho da và giảm mẩn đỏ, phát ban rõ rệt. Nhờ trong lá có chứa d-menthol và menthol racemic nên bé có thể cải thiện mề đay khá nhanh. Phụ huynh hãy dùng lá đem rửa sạch và nấu nước cho bé tắm hàng ngày.
  • Trà xanh: Với flavonoid, EGCG, quercetin, trà xanh giúp làm sạch vi khuẩn, thanh nhiệt, làm tiêu viêm và giúp các tế bào da tổn thương có thể hồi phục nhanh chóng, hạn chế các biến chứng. Bạn hãy dùng lá trà xanh rửa sạch và nấu nước, tắm cho bé tương tự cách dùng lá kinh giới.
  • Nha đam: Khi trị bệnh mề đay ở trẻ bằng mẹo dân gian, các phụ huynh cũng có thể dùng nha đam. Nguyên liệu này có chứa nhiều nước, các chất kháng khuẩn, tiêu viêm và phục hồi tế bào da bị tổn thương bởi mề đay. Cách sử dụng tốt nhất là gọt bỏ vỏ, tách lấy phần thịt đem xay nhuyễn rồi đắp lên da cho con.
Trẻ bị nổi mề đay có thể cải thiện bằng lá kinh giới
Trẻ bị nổi mề đay có thể cải thiện bằng lá kinh giới

Các mẹo cải thiện tình trạng trẻ bị nổi mề đay ở trên tuy an toàn, lành tính, dễ thực hiện nhưng bởi dược tính thấp nên sẽ không thật sự phù hợp với mề đay mãn tính. Hơn nữa, tình trạng cải thiện bệnh ở mỗi bé sẽ khác nhau tùy theo cơ địa. Phụ huynh nến thấy áp dụng các cách này nhưng bệnh của con không thuyên giảm, cần sớm đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài thuốc Đông y

Y học cổ truyền cũng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh mề đay được đánh giá rất tốt hiện nay. Thuốc sử dụng các dược liệu quý trong thiên nhiên, đi sâu vào gốc rễ của bệnh lý để giải quyết các triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát. Hơn nữa thuốc Đông y cũng có độ an toàn rất tốt, có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Các bài thuốc tham khảo:

Bài thuốc mề đay Đỗ Minh

  • Thành phần: Hạ khô thảo, ngải cứu, xích đồng, cà gai, tơ hồng xanh, diệp hạ châu, lá chanh,  bồ công anh, sài hồ nam,….
  • Công dụng: Làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban toàn thân ở trẻ nhỏ. Giúp đào thải độc tố và kích thích bé ăn ngủ tốt hơn.

Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang:

  • Thành phần: Diệp hạ châu, bồ công anh, hồng hoa, xuyên khung, cúc tần, ké đầu ngựa, phòng phong,  kim ngân cành, hoàng kỳ, đương quy,…
  • Công dụng: Trị chứng mề đay ở trẻ, thanh nhiệt, giải độc tố, ngừa bệnh tái phát.

Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang:

  • Thành phần: Phù bình, đương quy, ngưu bàng tử, bồ công anh, ý dĩ, sài đất, phòng phong, sinh địa, bạch truật, cát cánh,…
  • Công dụng: Giảm ngứa ngáy, hạn chế sần đỏ và viêm nhiễm da, tăng cường hệ miễn dịch.
Thuốc Đông y trị bệnh tận gốc, ngăn chặn tái phát
Thuốc Đông y trị bệnh tận gốc, ngăn chặn tái phát

Cho trẻ ăn gì và kiêng gì khi bị mề đay?

Để có thể cải thiện dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay và nâng cao sức khỏe tổng thể, phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con như sau:

Thực phẩm nên dùng:

  • Các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, E như: Súp lơ, cà rốt, dâu tây, bí đỏ, măng tây, cải bó xôi,… Ngoài ra, nên cho bé ăn thêm nhiều trái cây cam, quýt, dâu tây, bưởi.
  • Bổ sung thêm omega-3 thông qua một số loại cá béo.
  • Trà xanh, việt quất, nho đỏ, đậu đen, đậu tây,.. là những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt đối với làn da.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước ép rau củ quả.

Không nên sử dụng:

  • Đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các thực phẩm chứa nhiều chất dễ gây kích ứng da, đồ ăn đóng hộp,…
  • Hạn chế để trẻ uống sữa, vì sữa bò, sữa dê có chứa các thành phần kích thích cơ thể sản sinh histamin khiến bệnh khó thuyên giảm.
  • Các món ăn nên chế biến gia vị vừa phải, tránh đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
  • Không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga hay đồ uống có cồn.
Nên cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, và chất chống oxy hóa
Nên cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, và chất chống oxy hóa

Biện pháp phòng ngừa bệnh nổi mề đay trẻ em

Bệnh nổi mề đay có thể xảy ra bất cứ lúc nào, để có thể hạn chế tối đa nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh nên lưu ý những điều quan trọng như sau:

  • Hạn chế để con tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, khói bụi ô nhiễm, những nơi có nguồn nước bẩn, nhiều nấm mốc,…
  • Luôn vệ sinh thân thể cho con thật sạch sẽ, đồng thời hướng dẫn con tự rửa tay chân sau mỗi lần vui chơi hoạt động ngoài trời, sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn uống.
  • Không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để tắm cho con.
  • Lựa chọn những loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, ưu tiên sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên.
  • Sử dụng các trang phục rộng, mềm, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ, không nên để con mặc những bộ đồ thô ráp, vải cứng và bó sát vào cơ thể.
  • Khi con ra ngoài, cần tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Nếu bé có các bệnh lý về thận, tuyến giáp, gan cần phải được chữa trị nhanh chóng và dứt điểm.
  • Không gian sống trong gia đình luôn giữ sạch sẽ, thoáng mát, có thể tận dụng thêm máy lọc không khí và vệ sinh thường xuyên, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội hình thành và sinh sôi.
  • Phụ huynh cũng nên khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hoạt động cho hệ miễn dịch và đào thải độc tố ra ngoài tốt hơn.

Trẻ bị nổi mề đay không còn là tình trạng xa lạ hiện nay, phụ huynh nên chú ý theo dõi con sát sao để kịp thời xử lý khi bệnh mới chớm khởi phát. Đồng thời, hãy tuân thủ đúng những hướng dẫn chữa bệnh từ bác sĩ, không tự ý cho con uống các loại thuốc khi chưa rõ cách dùng và liều lượng.

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bỏ túi 10 cách chữa mề đay bằng cây thuốc nam theo dân gian
Gợi Ý 7 Cách Chữa Mề Đay Bằng Cây Thuốc Nam HIỆU QUẢ NHẤT Hiện Nay

Nội dung chínhTrẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?Các dấu hiệu bệnh nổi mề đay ở trẻ emKhi nào cần đưa bé đến cơ...

Tác dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh
Mề Đay Đỗ Minh – Chìa Khóa Vàng Giúp Người Việt Khỏi Hằn Mề Đay Mẩn Ngứa Cấp Và Mãn Tính

Nội dung chínhTrẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?Các dấu hiệu bệnh nổi mề đay ở trẻ emKhi nào cần đưa bé đến cơ...

Phong ngứa là tên gọi dân gian của bệnh nổi mề đay
Phong Ngứa Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Nội dung chínhTrẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?Các dấu hiệu bệnh nổi mề đay ở trẻ emKhi nào cần đưa bé đến cơ...

Bị nổi mề đay khi ăn hải sản là tình trạng hay gặp
Bị Nổi Mề Đay Khi Ăn Hải Sản: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Đơn Giản

Nội dung chínhTrẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?Các dấu hiệu bệnh nổi mề đay ở trẻ emKhi nào cần đưa bé đến cơ...