Phong Ngứa Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

5/5 - (3 bình chọn)

Phong ngứa hay còn gọi là bệnh nổi mề đay là một bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây ra những triệu chứng không hề dễ chịu cho người bệnh. Vậy bệnh phong ngứa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh này.

Phong ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Phong ngứa là bệnh về da phổ biến, xuất hiện triệu chứng ngứa da, sưng tấy, mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể như tay, chân, ngực, bụng,… Có 2 giai đoạn phát triển bệnh:

  • Bệnh phong ngứa cấp tính: Bệnh kéo dài dưới 6 tuần và thường thuyên giảm sau 2-3 tuần
  • Bệnh phong ngứa mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài trên 6 tuần, khó điều trị và thời gian điều trị lâu dài.
Phong ngứa là tên gọi dân gian của bệnh nổi mề đay
Phong ngứa là tên gọi dân gian của bệnh nổi mề đay

Theo thống kê, có khoảng 20% dân số nước ta mắc bệnh phong ngứa. Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, người già.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh và dẫn đến những biến chứng nặng hơn như:

  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, người bệnh dễ bị căng thẳng, cáu gắt ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
  • Vùng da bị phong ngứa dễ trầy xước, nhiễm trùng.
  • Sốc phản vệ gây tụt huyết áp, suy hô hấp và nguy cơ tử vong cao.
  • Trường hợp người bệnh tiếp xúc với dị nguyên thực phẩm, gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Ngoài ra bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti giao tiếp ảnh hưởng cuộc sống và công việc.

Do đó, người bệnh cần thăm khám điều trị sớm không, nên nên điều trị sớm

Nguyên nhân gây bệnh phong ngứa

Bệnh phong ngứa được gây bởi những nguyên nhân sau:

Theo y học hiện đại

  • Tác dụng phụ thuốc: Nhiều trường hợp người bệnh bị phong ngứa do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm,… gây tác dụng phụ gây ngứa và xuất hiện mẩn đỏ trên da.
  • Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh phong ngứa, tỷ lệ thế hệ sau mắc bệnh cao hơn.
  • Tác nhân gây dị ứng: Người bệnh tiếp xúc với một số dị nguyên dị ứng như phấn hoa, lông thú, mạt bụi, hóa chất độc hại,… gây bệnh và xuất hiện dấu hiệu bệnh
  • Côn trùng cắn: Trong nọc độc của côn trùng như ong, rết,… gây bệnh phong ngứa.
  • Dị ứng thực phẩm: Trường hợp người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thực phẩm gây ngứa như: tôm, cua, ghẹ, thịt bò, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất bảo quản,…
  • Bệnh tự miễn: Người bệnh mắc bệnh Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn khiến rối loạn hệ miễn dịch gây bị bệnh phong ngứa tỷ lệ cao.
  • Nhiễm trùng: Nhiều bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, đường hô hấp, bị viêm gan B,… tỷ lệ mắc bệnh phong ngứa cao.
  • Không rõ nguyên nhân: Có khoảng 50 – 60% người bệnh bị mề đay không rõ nguyên nhân, thường gọi là mề đay vô căn hoặc tự phát. Bệnh được điều trị dựa trên triệu chứng.
Nhiều nguyên nhân gây bệnh
Nhiều nguyên nhân gây bệnh

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, phong ngứa thuộc chứng phong sang nguyên nhân gây bệnh do thay đổi trong cơ thể, phủ hoạt động không ổn định khiến can và phế bị tổn thương gây nên phong ngứa.

Một số trường hợp cơ thể người bệnh bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt lâu ngày, tích tụ độc cũng hình thành vết mẩn đỏ, gây ngứa và nóng rát trên da.

Do vậy, người bệnh cần nhận xác định nguyên nhân giúp điều trị bệnh hiệu quả

Dấu hiệu của bệnh phong ngứa

Khi bị bệnh phong ngứa, người bệnh thường có dấu hiệu như:

  • Xuất hiện mẩn đỏ, sưng tấy, các vùng da có xu hướng lan rộng khi gặp các tác nhân kích thích
  • Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát. Tình trạng ngứa xuất hiện thường xuyên vào ban đêm hoặc sáng.
  • Vùng da bị mề đay có thể bị khô, tróc vảy, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như: tay chân, cổ, ngực, mặt, môi, tai,…
  • Một số trường hợp người bệnh xuất hiện sốc phản vệ kèm theo triệu chứng như buồn nôn, tụt huyết áp, khó thở,…

Người bệnh bị phong ngứa cấp tính, bệnh có thể tự khỏi dưới trong vài giờ hoặc dưới 6 tuần khi được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài trên 6 tuần chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị và điều trị lâu dài.

Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh để điều trị giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Bị phong ngứa và cách điều trị như thế nào?

Trường hợp, người bệnh bị phong ngứa cấp tính, mới khởi phát, sưng tấy nhẹ, ít ngứa. Người bệnh có thể điều trị chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhanh khỏi.

Cách trị phong ngứa từ dân gian

Các bài thuốc dân gian với nguyên liệu tự nhiên được nhiều người bệnh tin dùng. Nguyên liệu thảo dược tự nhiên, dễ tìm không tác dụng phụ. Các phương pháp được sử dụng phổ biến như:

Các bài thuốc dân gian điều trị phong ngứa tại nhà
Các bài thuốc dân gian điều trị phong ngứa tại nhà
  • Lá tía tô: Trong tía tô có nhiều hợp chất, vitamin kháng viêm, chống oxy hóa tác dụng trị mẩn ngứa ngoài da, mề đay. Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để hãm nước uống hằng ngày. Hoặc giã nát lá tía tô chắt lấy nước sử dụng uống, còn bã đắp lên vùng da bị mề đay giúp cải thiện hiệu quả.
  • Mướp đắng: Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn còn dùng bài thuốc chữa phong ngứa và bệnh ngoài da như chàm, viêm da cơ địa. Trong mướp đắng chứa khoáng chất, chất chống oxy hóa, vitamin tái tạo da và giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh sử dụng giã, xay nguyễn thỏa dược này và đắp lên vùng da bị tổn thương. Hoặc sử dụng lá mướp đắng tắm điều trị phong ngứa toàn thân.
  • Lá khế: Tương tự thảo dược khác, lá khế là một trong những thảo dược trị phong ngứa an toàn, hiệu quả. Với trường hợp bệnh bị do dị ứng thời tiết, dị vật môi trường nên sử dụng lá khế để tắm. Hay kết hợp với thảo dược khác như thanh nao, long não giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó bạn sử dụng lá khế sao vàng chườm lên vùng da tổn thương, hoặc kết hợp lá khế và muối giúp sát khuẩn, giải độc chữa bệnh mề đay mẩn ngứa.
  • Lá kinh giới: Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến là xông hơi bằng lá kinh giới, không chỉ cải thiện bệnh phong ngứa còn giúp giải cảm, tinh thần thoải mái. Hơn nữa, bạn có thể kết hợp kinh giới với kim ngân hoa sắc lên để uống.
  • Lá đinh lăng: Trong Đông y đinh lăng có tính mát, vị đắng giúp thanh lọc giảm ngứa, hỗ trợ điều trị mề đay và bệnh ngoài da. Sử dụng lá đinh lăng kết hợp với tía tô, sả tắm và vệ sinh vùng da bị mề đay. Hay uống nước lá đinh lăng tươi, khô hoặc kết hợp với rau ngổ, bông lúa rài mang đến hiệu quả.

Bài thuốc dân gian áp dụng với trường hợp người bệnh bị phong ngứa nhẹ, mới khởi phát. Tuy nhiên bài thuốc được lưu truyền trong dân gian, công dụng trị phong ngứa chứa được kiểm định khoa học. Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc Tây

Người bệnh sử dụng thuốc Tây điều trị phong ngứa theo cơ chế ngăn chặn dị ứng, tác nhân gây bệnh và giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Người bệnh tham khảo một số loại thuốc sau gồm bôi ngoài da và đường uống:

  • Kem bôi ngoài da: Sử dụng kem bôi da với trường hợp mới khởi phát, người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da như Flucinar giúp giảm viêm da, giảm ngứa, bong tróc da sử dụng thuốc Menthol.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp ngăn ngừa giải phóng histamin, giảm nhanh triệu chứng của phong ngứa, sưng viêm vùng da. Người bệnh tham khảo một số loại thuốc như: Loratadine, Cetirizin, Fexofenadine,… Tuy nhiên sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ.
Thuốc Loratadine
Thuốc Loratadine
  • Thuốc Corticoid: Thuốc được sử dụng giảm sưng, viêm trên vùng da bị mẩn ngứa, mang đến hiệu quả trong thời gian ngắn. Người bệnh sử dụng thuốc đường uống, xịt mũi như Budesoinide,…
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Giúp ngăn ngừa hệ miễn dịch phản ứng với chất dị ứng. Người bệnh sử dụng thuốc Cyclosporine, Tacrolimus,… Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra sử dụng thuốc bổ trợ vitamin C, vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.

Khi sử dụng thuốc Tây y điều trị phong ngứa, cần đi thăm khám và điều trị theo chỉ định. Không tự ý sử dụng thuốc, hoặc kết hợp Đông y và Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đông y trị phong ngứa

Trong Đông y, phong ngứa thuộc chứng phong sang, nguyên nhân do phủ tạng hoạt động không ổn định, hay do cơ thể nhiễm phong hàm phong nhiệt lâu ngày. Bệnh còn do dị ứng thực phẩm, các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá,…

Bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên bệnh và giảm triệu chứng của bệnh. Phụ thuộc vào thể bệnh sẽ có bài thuốc phù hợp:

  • Thể phong hàn: Sử dụng vị thuốc như độc hoạt, cát cánh, thục đại, đương quy, cam thảo, xuyên khung, trần bì, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xương bồ. Đem nguyên liệu sắc và sử dụng hằng ngày. Bài thuốc giúp trừ hàn, điều trị phong ngứa
  • Thể phong nhiệt: Bệnh khởi phát với triệu chứng như đốm, ban dát da lây lan toàn than, ngứa dữ dội, kèm theo triệu chứng như táo bón, mặt đổ, nóng trong người. Người bệnh sử dụng kết hợp thảo dược như cỏ mần trầu, kim ngân hoa, tang diệp, bạch thược, tang ký sinh, xương bồ, cam thảo, sài hồ, quả ké đầu ngựa. Sắc và sử dụng nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
Bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
  • Thể thấp nhiệt: Người bệnh mắc bệnh phong ngứa thể thấp nhiệt ngoài triệu chứng vùng da bị đỏ, ngứa, khó chịu còn kèm thoa đau nức đầu, sốt,… Kết hợp vị thuốc giúp điều trị phong ngứa và triệu chứng bệnh hiệu quả như bội lan, hoàng cầm, xích thước, hoạt thạch, linh bì, trần bì, hậu phác, cam thảo, bồ công anh, kim ngân hoa.
  • Thể thực tích: Trường hợp bị phong ngứa thể thực tích khi dị ứng đồ ăn, chứa nhiều độc tố,… Bệnh kèm theo triệu chứng xuất hiện vết mề đay, đau bụng, buồn nôn,… Sử dụng vị thuốc như địa phu tử, xích thược, tiêu sơn tra, tiêu tân lang, kim ngân hoa, kê nội kim, bạch tiên bì, bạch phục linh, tiêu mạch nha, giúp thanh lọc cơ thể, giải độc.

Khi sử bài thuốc Đông y trên người bệnh cần đi thăm khám, bắt mạch ở cơ sở Đông y uy tín. Sử dụng bài thuốc liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý kết hợp vị thuốc, tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc Đông y hiệu quả tương đối chậm, người bệnh cần kiên trì. Tùy thuộc cơ địa từng người sẽ có hiệu quả khác nhau.

Bệnh phong ngứa kiêng ăn gì? nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh phong ngứa. Khi sử dụng thực phẩm có lợi không chỉ tốt cho sức khỏe còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng.

Ngược lại, những thực phẩm không có lợi khiến bệnh kéo dài, khó điều trị.

Bị phong ngứa nên kiêng gì

  • Thực phẩm giàu đạm: Thực phẩm như tôm, cua, ghẹ, sữa, thịt bò,… chứa nhiều chất dị ứng. Người bệnh sử dụng thực phẩm này khiến triệu chứng ngứa, phong ngứa nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này dễ kích ứng vùng da bị phong ngứa, khiến bệnh nghiêm trọng, thời gian điều trị lâu dài.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá: Những chất này hại cho gan, khiến độc tố tích tụ gây mẩn ngứa và vùng da bị phong ngứa. Ngoài ra đồ ăn cay nóng khiến da bị sần sùi, bong tróc.
  • Đồ ăn nhanh: Trong đồ ăn nhanh như bánh mì, xúc xích có thể chứa thành phần gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh

Người bị phong ngứa nên ăn gì

  • Những thực phẩm chống viêm: Khi bị bệnh phong ngứa, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm như tỏi, nghệ, gừng,… Trong thành phần của thực phẩm này giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn tác nhân gây hại trên da, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ vùng da bị tổn thương do bệnh
  • Rau xanh: Người bệnh nên bổ sung thực đơn hằng ngày nhiều rau xanh như rau cải, súp lơ,… Bởi rau xanh không chỉ cung cấp khoáng chất, chất xơ, còn cung cấp vitamin chỗ trợ quá trình bệnh phong ngứa, mề đay hiệu quả.
  • Thực phẩm chứa vitamin C, A như dâu tây, cà chua…. ngăn ngừa yếu tố viêm nhiễm và cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể
  • Ngoài ra người bệnh uống nước trà khả năng kháng histamin, cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể,…
Không nên sử dụng đồ ăn cay nóng
Không nên sử dụng đồ ăn cay nóng

Các biện pháp phòng tái phát bệnh phong ngứa

Khi bị bệnh ngoài điều trị, để giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát bạn cần lưu ý:

  • Mặc quần áo thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh
  • Luôn giữ không gian sống thông thoáng sạch sẽ, ngăn ngừa tác nhân dị ứng như lông thú, phấn hoa, chất độc hại,…
  • Bổ sinh chất dinh dưỡng cho cơ thể, chế độ ăn khoa học hợp lý
  • Luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đủ dinh dưỡng, uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Khi bị bệnh hạn chế các gãi, chà xát da, tránh gây lở loét, nhiễm trùng
  • Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh phong ngứa và tác dụng phụ không mong muốn
  • Khi dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Như vậy, bài viết cung cấp cho bạn thông tin về bệnh phong ngứa và nguyên nhân và cách điều trị. Khi có dấu hiệu, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ, tránh biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

++ 150 Nghìn Người Bệnh Cả Nước Nói Gì Về Bài Thuốc Chữa Mề Đay Đỗ Minh Đường [Phản Hồi Thực Tế]

Nội dung chínhPhong ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh phong ngứaTheo y học hiện đạiTheo y học cổ truyềnDấu hiệu...

Nổi Mề Đay Ở Mặt Do Đâu? Các Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn
Nổi Mề Đay Ở Mặt Do Đâu? Các Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Nội dung chínhPhong ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh phong ngứaTheo y học hiện đạiTheo y học cổ truyềnDấu hiệu...

Bệnh Nổi Mề Đay Ở Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất
Bệnh Nổi Mề Đay Ở Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất

Nội dung chínhPhong ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh phong ngứaTheo y học hiện đạiTheo y học cổ truyềnDấu hiệu...

Lá kinh giới chữa mề đay mẩn ngứa
5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới Hiệu Quả Cao Tại Nhà

Nội dung chínhPhong ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh phong ngứaTheo y học hiện đạiTheo y học cổ truyềnDấu hiệu...