Phồng Phình Đĩa Đệm Là Gì: Nguyên Nhân Và Cách Cách Điều Trị 2023

4.9/5 - (10 bình chọn)

Phồng phình đĩa đệm là một trong số những tổn thương cảnh báo tình trạng thoái vị sắp diễn ra. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì chắc chắn bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm rất đa dạng và phồng – phình – lồi đĩa đệm chỉ là một trong số này. Vậy nên, nếu xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân cần chú ý theo dõi cũng như tiến hành thăm khám để có giải pháp xử lý kịp thời nhất.

Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

Theo cấu trúc của hệ xương khớp, cột sống con người gồm 33 đốt sống. Các đốt sống này được cấu tạo bởi đĩa đệm ở bên ngoài và nhân nhầy ở bên trong có chức năng giảm sốc, giảm ma sát từ đó giúp cột sống được linh hoạt.

Đĩa đệm này cũng như sự thoái hóa của cơ thể, theo thời gian nó sẽ bị hao mòn. Hoặc do một tổn thương nào đó, các đĩa đệm sẽ bị lồi phình ra hẳn so với vị trí ban đầu. Hiện tượng này khiến nó gây áp lực lên cột sống, dây thần kinh và gây đau.

Đặc biệt, hiện tượng phồng phình đĩa đệm nếu không được xử lý kịp thời có nguy cơ dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc đó, tình trạng bệnh sẽ nặng và khó điều trị hơn.

Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi đối tượng khi cơ thể lão hóa
Phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi đối tượng khi cơ thể lão hóa

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phồng phình đĩa đệm thường xảy ra ở hẳn một bên (bên trái hoặc bên phải) khiến người bệnh cảm thấy đau, ngứa ở một bên cơ thể.

Hiện tượng này liên quan đến chấn thương cột sống hoặc bệnh lý xương khớp và có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cột sống như thắt lưng, ngực, cổ.

Phồng phình đĩa đệm gây đau nhức, ngứa ở khu vực bị ảnh hưởng. Nó cũng có thể gây áp lực lên thần kinh gây đau đớn dữ dội. Nếu không được điều trị sớm và phù hợp, nó có thể trở thành bệnh mãn tính, thậm chí biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân phồng đĩa đệm thường gặp

Đĩa đệm – phần chịu lực và ma sát nhiều nhất để có thể giúp cột sống chuyển động linh hoạt. Do đó, đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương, hao mòn nhất. Nó xảy ra đặc biệt nhanh khi cơ thể bước vào tuổi già, bắt đầu bị thoái hóa.

Do đó, các bác sĩ khẳng định, thoái hóa là nguyên nhân đầu tiên gây phồng phình đĩa đệm. Ngoài ra, những tác động từ bên ngoài do lao động, chơi thể thao, chấn thương cũng khiến cho bộ phận này bị phình.

Phồng đĩa đệm cũng có thể do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Tư thế ngủ, tư thế làm việc, tư thế chơi thể thao sai lệch khiến cột sống bị áp lực, đĩa đệm nhanh bị hao mòn.
  • Tính chất công việc thường phải thực hiện những động tác nâng, uốn, xoắn cột sống cũng là nguyên nhân khiến bộ phận này bị tổn thương và gây phồng đĩa đệm.
  • Thừa cân khiến trọng lượng cơ thể đè nặng lên cột sống cũng như các cơ. Đây là nguy cơ khiến sự thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
  • Hút thuốc lá sẽ khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn từ đó nguy cơ bị phồng đĩa đệm cũng như các bệnh lý về xương khớp khác cao hơn.
  • Lười vận động, không chăm chỉ tập thể dục thể thao khiến xương khớp bị thoái hóa, tăng nguy cơ phồng đĩa đệm.

Triệu chứng của bệnh phồng phình đĩa đệm

Triệu chứng phình đĩa đệm tùy thuộc vào mức độ và vị trí bị tổn thương. Chúng ta có thể nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu cận lâm sàng.

Triệu chứng phồng phình đĩa đệm lâm sàng

Những cơn đau nhức ở các vùng trên cột sống là dấu hiệu rõ nhất của phình đĩa đệm.

Bệnh gây ra những cơn đau nhức, ngứa khó chịu
Bệnh gây ra những cơn đau nhức, ngứa, khó chịu

Theo đó, các vị trí đau bao gồm:

  • Phình đĩa đệm cổ: Người bệnh cảm thấy đau cổ, đau vai gáy, đau nhức và tê bì cánh tay, bàn tay, ngón tay.
  • Phình đĩa đệm ngực: Triệu chứng rõ nhất là người bệnh thấy đau lưng (phần trên và dưới bả vai), cơn đau lan đến ngực, dạ dày.
  • Phình đĩa đệm lưng: Người bệnh bị đau phần lưng dưới, hông, kéo xuống chân, các ngón chân và cơ bắp. Thậm chí có cảm giác chân bị tê bì.

Triệu chứng phồng phình đĩa đệm cận lâm sàng

Qua kết quả thăm khám cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ nhận biết rõ hơn về bệnh. Theo đó, người bệnh có thể được kiểm tra thông qua những biện pháp như chụp X-quang, CT hoặc MRI.

Thông qua hình ảnh kiểm tra, các bác sĩ sẽ thấy được sự thay đổi về hình dạng cũng như cấu trúc của đĩa đệm. Từ đó, đưa ra nhận định chính xác về mức độ, nguyên nhân bị bệnh.

Phồng phình đĩa đệm nguy hiểm không?

Phồng đĩa đệm là hiện tượng xảy ra ở mọi đối tượng khi đến tuổi già. Ngoài ra, có những trường hợp chấn thương khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Theo các bác sĩ, phình lồi đĩa đệm không nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí, có những trường hợp không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, đa số người bệnh cần áp dụng những biện pháp chữa bệnh để ngăn ngừa biến chứng như:

  • Khi vị trí đau lan tỏa đến phần ngực và đau ở bên trong, chức năng của bàng quang hoặc ruột có thể bị thay đổi. Theo đó, phồng đĩa đệm có thể khiến ruột non, bàng quang bị mất kiểm soát. Đây là tình trạng nghiêm trọng và cần phải phẫu thuật để không gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phồng phình đĩa đệm có thể khiến các cơn đau lây sang vị trí chân, tay từ đó nó khiến cơ bắp bị yếu, lâu dần có thể mất sức lao động.
  • Chân tay bị tê bì, mất cảm giác khiến người bệnh không còn cảm giác khi tiếp xúc với vật, cảm giác nóng lạnh thất thường. Nếu để lâu tình trạng này có thể lan ra toàn cơ thể vô cùng nguy hiểm.
  • Tình trạng đau đớn kéo dài có thể khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, vận động, một số người bị mất hẳn sức lao động và phải sống nhờ vào sự chăm sóc của người khác.
  • Phồng đĩa đệm do thoái hóa, tuy nhiên, nếu không được khắc phục sớm thì tình trạng thoái hóa sẽ diễn ra càng nhanh. Khi đĩa đệm đã bị lệch hẳn sang một bên, nhân nhầy bên trong có thể bị tràn ra ngoài, chèn ép lên cột sống, dây thần kinh gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Phồng phình đĩa đệm gây ra nhiều biến chứng tuy nhiên theo các bác sĩ, đây là bệnh lý có thể tự khỏi. Cơ chế hao mòn là tự nhiên và cơ thể có thể tự phục hồi thông qua chế độ dinh dưỡng.

Phình đĩa đệm ở mức độ nhẹ hầu như có thể tự phục hồi tổn thương mà không cần áp dụng điều trị. Thời gian tự cải thiện này có thể kéo dài vài tuần.

Với những trường hợp bệnh nặng hơn, các cơn đau kéo dài hơn 6 tuần thì người bệnh cần áp dụng những biện pháp để chữa vì để lâu nó sẽ gây biến chứng. Bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng phồng đĩa đệm hoàn toàn có thể được cải thiện.

Cách điều trị phồng phình đĩa đệm hiệu quả

Như trên đã nói, hầu hết trường hợp phồng đĩa đệm có thể tự khỏi. Tuy nhiên, để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, người bệnh vẫn cần áp dụng những biện pháp điều trị. Với những phương pháp từ Tây y, Đông y, thuốc dân gian và vật lý trị liệu, triệu chứng phình đĩa đệm sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Điều trị phồng đĩa đệm bằng bài thuốc dân gian

Từ buổi sơ khai, khi y học hiện đại chưa phát triển, ông cha ta đã biết dùng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Họ đã dùng sức mạnh của thảo dược để giảm đau nhức. Một số bài thuốc Nam có thể chữa phồng đĩa đệm như:

  • Bài thuốc từ cây lá lốt

Nếu bị phồng đĩa đệm, người bệnh hãy lấy 30gr mỗi loại lá lốt, bưởi bung, cây vòi voi, cây cỏ xước để sắc nước. Cho các vị thuốc vào ấm và đổ 1 lít nước vào đun. Đến khi nước cạn chỉ còn 500ml thì tắt bếp, chia nước thuốc thành hai phần uống vào buổi sáng và tối.

Lá lốt mang đến bài thuốc chữa bệnh, giảm đau hiệu quả
Lá lốt mang đến bài thuốc chữa bệnh, giảm đau hiệu quả
  • Cây lược vàng chữa phồng đĩa đệm

Nếu bị đau nhức do phình đĩa đệm, hãy hái 3 lá lược vàng rửa sạch, ngâm với nước muối. Sau đó, cho vào miệng nhai với một ít muối và nuốt dần. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày sẽ có công dụng giảm đau nhanh.

Các biện pháp dân gian chữa bệnh này đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, đau nhức sơ sơ. Hơn nữa,  tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người thuốc mang đến hiệu quả khác nhau.

Chữa phồng đĩa đệm bằng Tây y

Tây y có thể áp dụng biện pháp nội khoa và ngoại khoa. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp phù hợp.

Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa tức là việc dùng các loại thuốc để loại bỏ cơn đau và giúp đĩa đệm phục hồi tổn thương và quay về trị trí bình thường. Các loại thuốc chủ yếu dùng để chữa bệnh gồm:

Thuốc tây y chữa phính đĩa đệm nhằm giảm triệu chứng
Thuốc tây y chữa phính đĩa đệm nhằm giảm triệu chứng
  • Thuốc giảm đau (gồm thuốc không kê đơn và thuốc chống viêm không steroid). Mục đích của việc dùng thuốc này đó là giảm nhanh triệu chứng đau, ngứa do phình đĩa đệm gây ra. Đồng thời nó hạn chế tình trạng viêm. Thuốc giảm đau có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi ngoài.
  • Thuốc giảm đau theo toa được chỉ định khi dùng giảm đau không theo toa không mang đến hiệu quả. Công dụng của thuốc này mạnh hơn, giảm đau và ngứa nhanh hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây tác dụng phụ nên người bệnh cần chú ý khi sử dụng.
  • Thuốc giãn cơ sẽ được kê toa nếu tình trạng co thắt cơ xảy ra khi bị phình đĩa đệm.
  • Corticosteroid dạng tiêm sẽ được kết hợp với chất gây tê để giảm nhanh các triệu chứng đau đớn. Thông thường, thuốc này chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh ở mức độ nặng.

Các thuốc Tây y trị phồng phình đĩa đệm có ưu điểm là tác động nhanh giúp giảm triệu chứng chỉ sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,… cho nên người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp ở mức độ nghiêm trọng, bệnh đã chuyển biến xấu, việc dùng thuốc không mang lại tác dụng, bác sĩ sẽ xem xét việc điều trị ngoại khoa. Phẫu thuật cũng có thể áp dụng với những người đau, mất kiểm soát ruột và bàng quang hay bị chèn ép dây thần kinh.

Phẫu thuật là phương pháp dùng máy móc để can thiệp để điều chỉnh đĩa đệm về vị trí bình thường. Biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao, giảm nhanh các cơn đau và loại bỏ biến chứng tuy nhiên chi phí khá cao.

Vật lý trị liệu trị phồng phình đĩa đệm: Trong những trường hợp phồng đĩa đệm gây đau nhức và hạn chế vận động người bệnh có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để điều trị. Có nhiều bài tập tăng cường chức năng cơ bắp được dẻo dai, linh hoạt, chắc khỏe hơn.

Vật lý trị liệu nhằm tác động vào các khớp để giảm đau
Vật lý trị liệu nhằm tác động vào các khớp để giảm đau

Một số bài tập kéo giãn cột sống làm giảm áp lực lên thần kinh để cải thiện vận động cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng tay để nắn chính các đốt sống nhằm giúp đĩa đệm trở về vị trí cũ. Biện pháp này mang lại hiệu quả khá cao nhưng cần có thời gian để phục hồi.

Chữa bệnh phồng phình đĩa đệm bằng Đông y

Đông y cũng mang đến biện pháp điều trị phồng đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sắc từ thảo dược như bồ công anh, trinh nữ, ngải cứu,… để trị bệnh từ bên trong.

Kết hợp với các bài thuốc uống là các thủ thuật xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt ở bên ngoài để cho hiệu quả cao hơn. Với việc dùng tay tác động trực tiếp vào các huyệt đạo giúp khí huyết lưu thông, gân cốt thư giãn từ đó giảm đau nhanh chóng.

Đông y cho hiệu quả chữa bệnh lâu dài, nguy cơ tái phát thấp. Tuy nhiên, các phương pháp này khá tốn thời gian, người bệnh cần kiên trì. Hơn nữa, tùy vào cơ địa của mỗi người nó mang đến hiệu quả khác nhau.

Cách phòng tránh phồng phình đĩa đệm tái phát

Tuy là bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu gây biến chứng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống. Chính vì thế, bạn cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa từ sớm để không phải khó chịu với những cơn đau đớn.

Khi có dấu hiệu bệnh, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị
Khi có dấu hiệu bệnh, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị

Để phòng tránh phình đĩa đệm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ giấc.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của mình để không xảy ra tình trạng trọng lượng cơ thể chèn ép cột sống, dây thần kinh và gây đau.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để xương khớp luôn được dẻo dai, linh hoạt; các khớp được trơn tru. Bạn có thể áp dụng một số bộ môn như bơi lội, đạp xe, đi bộ, tập yoga…
  • Với những người có tính chất công việc nặng nhọc như thường xuyên phải mang vác, cần thực hiện ở tư thế đúng, nên gập gối xuống, lưng ở vị trí thẳng đứng.
  • Với những người làm văn phòng, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại, vẹn vẹo cột cống để nó được thư giãn.
  • Ngay khi có triệu chứng đau nhức ở cột sống, hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh phồng phình đĩa đệm và biện pháp điều trị. Dù bệnh không nguy hiểm, có thể tự hồi phục tuy nhiên vẫn cần áp dụng biện pháp cải thiện để không gây biến chứng dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

Tìm hiểu ngay:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình không
[Giải Đáp Chi Tiết] Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Thể Hình Không?

Nội dung chínhBệnh phồng đĩa đệm là gì?Nguyên nhân phồng đĩa đệm thường gặpTriệu chứng của bệnh phồng phình đĩa đệmTriệu chứng phồng phình đĩa...

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên làm gì
Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Cần Chú Ý Những Gì Để Nhanh Khỏe?

Nội dung chínhBệnh phồng đĩa đệm là gì?Nguyên nhân phồng đĩa đệm thường gặpTriệu chứng của bệnh phồng phình đĩa đệmTriệu chứng phồng phình đĩa...

Thoát vị đĩa đệm L4,L5 tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm
Khám Chữa Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu? Top 9 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Nội dung chínhBệnh phồng đĩa đệm là gì?Nguyên nhân phồng đĩa đệm thường gặpTriệu chứng của bệnh phồng phình đĩa đệmTriệu chứng phồng phình đĩa...

bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm
Gợi Ý 10 Bài Tập Dành Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhBệnh phồng đĩa đệm là gì?Nguyên nhân phồng đĩa đệm thường gặpTriệu chứng của bệnh phồng phình đĩa đệmTriệu chứng phồng phình đĩa...