Phương Pháp Tiêm Sinh Học Chữa Vảy Nến Là Gì? Tìm Hiểu Cơ Chế

5/5 - (3 bình chọn)

Vảy nến là bệnh ngoài da, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng gây ra không ít phiền toái, khó chịu khiến người bệnh ngứa ngáy, mất tự tin, cản trở công việc, giao tiếp. Chính vì vậy, không ít người đã tìm đến phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến để giải quyết tình trạng này.

Chi tiết về phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến

Vảy nến là bệnh xảy ra do các tế bào biểu bì dưới da bị phá hủy vì một số lý do nhất định liên quan đến hệ thống miễn dịch. Bình thường tế bào da chết đi sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể sau 28 – 30 ngày.

Khi có sự biến đổi, tế bào chết đi càng nhiều hơn, chúng không kịp đào thải hết và dồn lên bề mặt, hình thành vẩy nến.

Việc tìm kiếm giải pháp điều trị là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương pháp trị vảy nến, trong đó tiêm sinh học đang được cộng đồng vảy nến rất quan tâm.

Tiêm sinh học chữa vảy nến là một phương pháp mới của Y học hiện đại. Mục đích chính là thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó kiểm soát sự phát triển và các triệu chứng thường xảy ra.

Phương pháp này được bác sĩ chuyên khoa thực hiện bằng cách sử dụng một loại thuốc sinh học (dạng nước cất nhỏ giọt) để tiêm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch, ngăn chặn sự gia tăng của bệnh.

Cơ chế tác động của phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến chính là dùng kim tiêm hoặc kim chuyền, chuyển dần thuốc có chứa loại protein đặc biệt vào tĩnh mạch, trực tiếp can thiệp vào hoạt động miễn dịch liên quan đến bệnh vẩy nến.

Cụ thể là sự phát triển quá mức của các tế bào da do nhận biết và tấn công nhầm của hệ miễn dịch vào tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến chúng liên tục chết đi và đẩy lên bề mặt, tạo thành vảy như vảy nến.

Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến được tiến hành dựa trên nguyên lý Y khoa hiện đại
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến được tiến hành dựa trên nguyên lý Y khoa hiện đại

Chữa vảy nến bằng giải pháp này chỉ được khuyên thực hiện khi tất cả các giải pháp khác không đem đến hiệu quả. Vì chi phí khá tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi cấy thuốc và sự cẩn trọng, tỉ mỉ khi tiến hành.

Đối tượng áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến

Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp bệnh vảy nến, nhưng không phải cho tất cả mọi đối tượng bị vảy nến.

Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng cách chữa này cho những bệnh nhân ở mức độ trung bình hoặc nặng, những người đã từng điều trị nhiều bằng Tây y không khỏi

  • Tình trạng trung bình: Cơ thể có tỷ lệ 3 – 10% phần da bao phủ bởi các mảng vảy nến màu đỏ.
  • Tình trạng nặng: Có trên 10% phần da bị các mảng đỏ bao phủ.

Ngoài ra, tiêm sinh học chữa vảy nến cũng được chống chỉ định với những đối tượng đặc biệt sau:

  • Không áp dụng cho trường hợp vảy nến ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ vì không đảm bảo được an toàn cho sức khỏe.
  • Những người bị bệnh lao, từng xạ trị chữa bệnh ung thư, bệnh nhân bị HIV gây suy yếu miễn dịch. Ví thuốc dùng trong những trường hợp này hoàn toàn không có hiệu quả, thậm chí phản tác dụng khiến các tình trạng đang mắc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người từng có tiền sử tâm thần, trầm cảm. Vì có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng, bệnh nhân dễ dẫn đến tự vẫn hoặc tự làm tổn thương cơ thể.

Trước khi quyết định thực hiện tiêm sinh học để chữa vảy nến, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia, đồng thời thực hiện các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán tình trạng sức khỏe và hiểu rõ các bệnh lý tiền sử.

Căn cứ vào kết quả đó, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Việc áp dụng sai cách, sai đối tượng sẽ dẫn đến phá hủy hệ thống miễn dịch trên da, khiến vảy nến nặng hơn và kéo theo nhiều bệnh ngoài da khác.

Đừng vì nóng vội chủ quan mà gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Các loại thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến thường áp dụng

Loại thuốc tiêm sinh học này được sản xuất từ các protein – một phần của các tế bào hoặc cơ thể sống, được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của protein trong hệ thống miễn dịch thông qua việc tác động trực tiếp đến tế bào đặc biệt quan trọng là tế bào Limpho T.

Thuốc tiêm sinh học được nghiên cứu và sản xuất từ phòng thí nghiệm
Thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến được nghiên cứu và sản xuất từ phòng thí nghiệm

Có nhiều loại thuốc tiêm sinh học khác nhau, được kê đơn tùy theo tình trạng bệnh, cụ thể bao gồm một số loại phổ biến dưới đây.

  • Thuốc Abatacept: Đặc trị tình trạng viêm khớp vảy nến, dùng dưới dạng tiêm 1 tuần 1 lần hoặc truyền trực tiếp.
  • Thuốc sinh học Adalimumab: Dùng trong trường hợp vảy nến mảng, tiêm 1 lần/tuần. Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như bệnh Lupus ban đỏ, không sử dụng được cho bệnh nhân bị suy tim, đa xơ cứng.
  • Thuốc Certolizumab pegol: Điều trị vảy nến toàn thân, vảy nến dạng viêm khớp. Dùng tiêm cách quãng (2 lần/ tuần đầu sau đó ngưng 4 tuần và tiêm tiếp 2 liều). Thuốc không nên dùng cho người vảy nến nhưng bị các bệnh về viêm đại tràng.
  • Thuốc tiêm vảy nến Golimumab: Dùng cho đối tượng bị viêm khớp vảy nến, tiêm trong 4 tuần, mỗi tuần 1 lần, tránh sử dụng cho người bị viêm gan B và có nguy cơ mắc bệnh lao
  • Thuốc tiêm sinh học Etanercept: Liệu trình tiêm kéo dài trong 3 tháng, tiêm 2 lần/tuần, đều đặn từng tháng. Thuốc có tác dụng phụ là gây ngứa, nổi mề đay, thận trọng cho trường hợp bị viêm gan B, hệ miễn dịch kém.
  • Thuốc Brodalumab: Tiêm mỗi tuần 1 lần, liên tục dùng trong 3 tuần liên tiếp. Tuy nhiên đây chính là một trong những loại thuốc không thích hợp dùng cho người trầm cảm.

Các loại thuốc này có chi phí khá đắt và kén người sử dụng. Để lựa chọn được liệu trình phù hợp nhất với thuốc tương ứng, bệnh nhân phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học có khỏi không?

Với phương pháp này, thuốc sẽ được dẫn truyền trực tiếp vào tĩnh mạch nên có sự thẩm thấu trực tiếp, phát huy tác dụng khá nhanh, đem đến hiệu quả mạnh chỉ trong thời gian ngắn.

Áp dụng cách chữa này, làn da có thể tái tạo và phục hồi chỉ trong vòng một vài tuần nếu người bệnh tuân thủ tuyệt đối những chỉ định từ bác sĩ.

Tiêm sinh học chữa vảy nến đem đến tác động nhanh nhưng chưa hẳn là giải pháp tối ưu 
Tiêm sinh học chữa vảy nến đem đến tác động nhanh nhưng chưa hẳn là giải pháp tối ưu

Tuy nhiên, theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, đây chỉ là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị để cải thiện triệu chứng, chứ không thể giải quyết dứt điểm căn nguyên gây bệnh vảy nến.

Hiệu quả thường chỉ kéo dài một vài tháng chứ không được vĩnh viễn. Chưa kể đến việc nếu dùng sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường.

Về lâu dài, tốt nhất người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp đặc trị tốt hơn.

Tác dụng phụ khi tiêm sinh học chữa vảy nến

Vì phương pháp này sử dụng các loại thuốc tiêm sinh học có thành phần và cách tác động đặc biệt nên ngoài việc đem lại hiệu quả nhanh chóng, chúng cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến:

  • Gây đau đầu, mệt mỏi, suy nhược
  • Một số trường hợp bị sốt nóng hoặc lạnh run người do cơ chế miễn dịch thay đổi, bạch cầu giảm, tiểu cầu tăng.
  • Nhiễm trùng ngay tại vị trí tiêm (truyền), gây kích ứng ngứa, nổi mề đay, sưng đỏ tại chỗ.
  • Biến chứng nặng như: Ảnh hưởng đường hô hấp, tiết niệu, nguy cơ tái lại và phát triển nặng hơn đối với các trường hợp bệnh mãn tính đang mắc về gan, đại tràng, thận,…
Phương pháp tiêm sinh học điều trị vảy nến có thể gây phản tác dụng nếu người bệnh không áp dụng đúng cách
Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có thể gây phản tác dụng nếu người bệnh không áp dụng đúng cách

Những tác dụng phụ cũng như biến chứng này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Nếu khi áp dụng phương pháp tiêm sinh học này sau 6 tuần mà bệnh không giảm hoặc đã giảm nhưng bùng tái lại thì tốt nhất nên dùng ngay và tìm gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục tốt nhất.

Lưu ý cần thiết khi chữa vảy nến bằng cách tiêm sinh học

Trong quá trình sử dụng cách chữa này, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều sau đây để có hiệu quả cao nhất.

  • Thăm khám kỹ càng, trình bày chi tiết về tình trạng bệnh lý trước đó, tránh vì mục đích giảm bệnh trước mắt mà ảnh hưởng sức khỏe về sau.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ; không tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng, không bỏ dở giữa chừng làm giảm tác dụng điều trị.
  • Chủ động xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và kiêng khem hợp lý. Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường đào thải độc tố, hỗ trợ chuyển hóa.
Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng cách để tăng cao hiệu quả điều trị bệnh
Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng cách để tăng cao hiệu quả điều trị bệnh
  • Bổ sung ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da và hỗ trợ giải độc tốt hơn, loại bỏ dược tính dư thừa có trong thuốc, tránh tích tụ nhiều trong cơ thể gây mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng chức năng gan, thận, dạ dày.
  • Không dùng rượu bia, chất kích thích, các loại cafe, thuốc lá, nước uống có gas, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng vì dễ gây nóng trong, dẫn đến kích ứng ngứa.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh tiếp xúc nhiều với vùng da tổn thương. Nên tắm bằng nước ấm, hạn chế để cơ thể nhiều mồ hôi, chỗ tiêm (truyền) tiếp xúc với nước quá lâu.
  • Áp dụng thêm một số phương pháp dân gian để hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, stress, giữ sức khỏe tốt để cân bằng hệ miễn dịch toàn cơ thể.

Vảy nến là bệnh tự miễn do sự thay đổi hệ thống miễn dịch gây ra. Chính vì vậy, phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến vẫn là một cách khoa học, đem lại hiệu quả cao và thường được lựa chọn. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về giải pháp này để biết cách áp dụng tốt nhất.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc nam chữa vảy nến hiệu quả
Top 10 Bài Thuốc Chữa Vảy Nến Bằng Thuốc Nam Tốt Nhất

Nội dung chínhChi tiết về phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnĐối tượng áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnCác loại...

Bệnh vảy nến ở trẻ em là bệnh mã tính về da
Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Em Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh

Nội dung chínhChi tiết về phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnĐối tượng áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnCác loại...

Chữa bệnh vảy nến đơn giản tại nhà ít ai biết bằng nghệ
Top 18 Cách Chữa Vảy Nến Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Nội dung chínhChi tiết về phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnĐối tượng áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnCác loại...

Bệnh vảy nến khi mang thai khiến bà bầu rất khó chịu
Bệnh Vảy Nến Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Lưu Ý

Nội dung chínhChi tiết về phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnĐối tượng áp dụng phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nếnCác loại...