Propofol: Thông Tin Về Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

5/5 - (4 bình chọn)

Propofol được biết đến là loại thuốc giúp gây mê và được dùng phổ biến khi bệnh nhân cần phẫu thuật hoặc hồi sức ICU. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng cần thật cẩn thận để tránh gặp những rủi ro ngoài ý muốn, những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tổng quan về Propofol

“Propofol là gì?” luôn nằm trong top những vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, đây là một loại thuốc gây mê được điều chế dưới dạng nhũ tương hòa tan trong nước, sử dụng rộng rãi trong can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật hay thủ thuật nhỏ. Thuốc mê Propofol thuộc nhóm dược kê đơn, nghĩa là bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.

Propofol là thuốc gây mê kê đơn được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế
Propofol là thuốc gây mê kê đơn được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế

Trên thị trường hiện nay, loại thuốc này có nhiều tên thương hiệu khác nhau, ví dụ như Diprivan, Propofol – Lipuro 1%,…. tùy thuộc vào đơn vị sản xuất. Nồng độ pH của sản phẩm thường được giới hạn trong khoảng 7 đến 8.5. Nếu quan sát bằng mắt thường, thuốc là dung dịch lỏng có màu trong suốt. Về quy cách đóng gói, Propofol có 4 dạng chính, gồm có lọ 10ml, lọ dung tích 20ml, 50ml và 100ml. 

Thành phần và công dụng của thuốc Propofol

Thành phần chính có trong thuốc mê Propofol gồm có:

  • Dầu đậu nành: Đây là thành phần chiếm khối lượng lớn nhất trong Propofol, ví dụ 100ml thuốc mê sẽ có tới 10g dầu đậu nành. Loại nhũ tương lỏng từ đậu nành này giúp cho Propofol có thể dễ dàng đi vào cơ thể con người thông qua đường tĩnh mạch mà không gây ra các phản ứng phản vệ nguy hiểm.
  • Hoạt chất Lecithin: Bên cạnh dầu đậu nành, Lecithin cũng là một thành phần quan trọng của thuốc gây mê. Lecithin được chiết xuất từ trứng gà. Công dụng chính của nó là giúp nhũ hóa hoàn toàn Propofol, nhờ vậy mà loại thuốc này có thể đảm bảo tính an toàn trong y tế lâm sàng.
  • Nước cất: Ngoài dầu đậu nành và Lecithin từ trứng gà, nước cất cũng góp mặt trong bảng thành phần. Nước cất cấu thành nên phân tử tinh khiết, giúp quá trình nhũ hóa diễn ra thuận lợi hơn. 
  • Hoạt chất gốc natri: Thành phần cuối cùng là các hoạt chất gốc natri, ví dụ như dinatri editat (0.005%) hay natri hydroxit. Những hoạt chất này đóng vai trò điều chỉnh độ pH của thuốc gây mê.  

Propofol sử dụng trong y tế với các công dụng sau đây:

  • Khởi mê đối với hệ thần kinh trung ương trong thời gian nhanh chóng, thường rơi vào khoảng 30 giây đến 45 giây. Nếu sử dụng với liều lượng thấp thì thuốc có tác dụng an thần và khiến người bệnh buồn ngủ, ngủ sâu hơn.
  • Duy trì gây mê cho người bệnh trong quá trình thực hiện các thủ thuật y khoa có thời gian ngắn (Nội soi dạ dày gây mê, nạo thai, cắt bỏ amidan,…). Bên cạnh đó, Propofol cũng được dùng để gây mê tĩnh mạch toàn bộ kết hợp với thuốc giảm đau.
  • Giảm sự tiêu thụ oxy trong não, giảm trương lực giao cảm hoặc giảm áp lực nội sọ thông qua tác dụng ức chế co bóp cơ tim.

Lưu ý: Thuốc có thể được sử dụng với mục đích khác ngoài gây mê nhưng cần có sự tư vấn, kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách sử dụng thuốc mê Propofol

Propofol được tiêm qua đường tĩnh mạch, người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy thư giãn rồi rơi vào giấc ngủ. Trong khi người bệnh gây mê, các chỉ số như nhịp thở, huyết áp, nồng độ oxy, chức năng thận,… đều được theo dõi sát sao bởi y bác sĩ.

Thuốc được sử dụng bằng tiêm hoặc truyền đường tĩnh mạch
Thuốc được sử dụng bằng tiêm hoặc truyền đường tĩnh mạch

Liều lượng thuốc Propofol phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như mục đích sử dụng, đối tượng bệnh nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại,… Dưới đây là một số thông tin tổng hợp bạn đọc có thể tham khảo:

Đối với người trưởng thành:

  • Khởi mê: Người dưới 55 tuổi thường được tiêm 1.5 đến 2.5g/kg cân nặng. Người trên 55 tuổi thì cần giảm liều thấp hơn. Tốc độ tiêu chuẩn là 10 giây thêm 20mg đến 40mg thuốc để duy trì.
  • Duy trì gây mê: Người bệnh được tiêm tĩnh mạch với liều lượng 25mg đến 50mg. Sau đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu tiêm duy trì hoặc truyền lặp lại với liều lượng từ 4 đến 12g/kg cân nặng/giò.
  • An thần nhằm mục đích chăm sóc tăng cường: Người bệnh được tiêm truyền với liều lượng từ 0.3mg đến 4mg/kg cân nặng/giờ. Quy trình này chỉ được thực hiện với bệnh nhân trên 18 tuổi. 
  • Gây mê để thực hiện chẩn đoán lâm sàng: Liều lượng thường khoảng 0.5mg đến 1mg/kg cân nặng, tiêm trong 1 đến 1.5 phút đầu. Quy trình gây mê này không được  khuyến nghị với người dưới 18 tuổi và người trên 55 tuổi.

Đối với trẻ em:

Thuốc mê Propofol có thể được sử dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 16 tuổi dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Liều lượng cụ thể như sau:

  • Khởi mê: Sử dụng 2.5mg đến 3.5mg/kg cân nặng trong khoảng 20 đến 30 giây đầu tiên qua đường tiêm tĩnh mạch.
  • Duy trì gây mê: Liều lượng thường được sử dụng là 125mcg đến 300mcg/kg cân nặng/phút. 

Chỉ định và chống chỉ định

Thuốc được sử dụng với các đối tượng sau đây:

  • Người trưởng thành và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên, sức khỏe ổn định và không có tiền sử dị ứng.
  • Người cần thực hiện quy trình phẫu thuật, thủ thuật liên quan đến cơ thể, ví dụ như cắt bỏ amidan, mổ ruột thừa,…
  • Người cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như nội soi dạ dày gây mê, nội soi đại tràng gây mê,…
  • Người đang thở máy hoặc chăm sóc đặc biệt ICU cần được an thần.

Bên cạnh đó, thuốc mê Propofol cũng chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ đang cho con bú hoặc trong thai kỳ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Người bị dị ứng với trứng hoặc các sản phẩm từ trứng. Người bị dị ứng đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành cũng không nên dùng thuốc.
  • Người có tiền sử bệnh gan, bệnh thận, động kinh, rối loạn co giật, nồng độ cholesterol trong máu cao.

Xem thêm

Người bị dị ứng với trứng không được sử dụng thuốc gây mê
Người bị dị ứng với trứng không được sử dụng thuốc gây mê

Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng Propofol bạn cần lưu ý một số các vấn đề sau đây:

  • Thuốc gây mê có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ ở trẻ dưới 3 tuổi hoặc thai nhi cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể yêu cầu hoãn phẫu thuật hoặc đổi liệu trình điều trị với người bệnh.
  • Trong quá trình gây mê với Propofol cần có đầy đủ thiết bị truyền dịch và hô hấp để phòng tránh các loại nguy cơ có thể xảy ra.
  • Người bệnh cần thông báo đến bác sĩ tất cả các vấn đề sức khỏe mà bản thân đang gặp phải hoặc các loại thuốc đang sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ khi khởi mê.
  • Người bệnh nên hỏi trước bác sĩ về các loại thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật gây mê cũng như thời gian thực hiện phẫu thuật/thủ thuật y tế.
  • Một số nghiên cứu cho thấy Propofol có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng cho em bé. Vì vậy, người mẹ không nên cho con bú ngay sau khi gây mê và cần tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.
  • Thuốc có thể khiến người bệnh buồn ngủ hoặc chóng mặt sau khi sử dụng, vì vậy bệnh nhân không nên tự mình lái xe mà nên nhờ sự giúp đỡ của người thân.
  • Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra gồm có: Nổi mề đay, khó thở, sưng phù ở mặt, cổ họng, môi, lưỡi. Ngoài ra, Propofol còn có khả năng gây ra những triệu chứng hiếm gặp như mất tỉnh táo, hơi thở yếu, đau nhức dữ dội ở vùng tiêm, nhịp tim nhanh. Người bệnh cần nhanh chóng thông báo đến bác sĩ trong trường hợp này.  

Propofol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bên cạnh các vấn đề liên quan như thành phần, công dụng, chỉ định,… nhiều người cũng thắc mắc về giá thành của thuốc Propofol. Theo như tìm hiểu của Vnmedipharm, loại thuốc này có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào liều lượng hoặc thương hiệu. Thông thường, mức giá thấp nhất rơi vào khoảng 94.500 VNĐ/ống 10ml. Một số loại Propofol nhập ngoại còn có thể lên đến 550.000 VNĐ.

Loại thuốc gây mê này chỉ được bán theo đơn, bạn không thể tự ý mua và sử dụng. Bạn cũng nên lựa chọn các địa chỉ bệnh viện, trung tâm y tế uy tín nếu gặp phải những vấn đề sức khỏe cần dùng tới Propofol.

Propofol là thuốc gây mê cần sử dụng một cách thận trọng và có sự giám sát của chuyên gia để tránh các rủi ro nguy hại đối với cơ thể. Hy vọng bài viết của Vnmedipharm đã mang đến cho bạn đọc những thông tin liên quan đến loại thuốc này một cách rõ ràng, chi tiết và hữu ích nhất.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kichmen 1h: Công Dụng, Thành Phần, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng
Kichmen 1h: Công Dụng, Thành Phần, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhTổng quan về PropofolThành phần và công dụng của thuốc PropofolCách sử dụng thuốc mê PropofolChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý khi...

Hapacol Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng, Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
Hapacol Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng, Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Nội dung chínhTổng quan về PropofolThành phần và công dụng của thuốc PropofolCách sử dụng thuốc mê PropofolChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý khi...

Ketamine Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Thuốc Ketamine: Công Dụng Và Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng

Nội dung chínhTổng quan về PropofolThành phần và công dụng của thuốc PropofolCách sử dụng thuốc mê PropofolChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý khi...

Adenosine Là Gì? Công Dụng, Liều Lượng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Adenosine Là Gì? Công Dụng, Liều Lượng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhTổng quan về PropofolThành phần và công dụng của thuốc PropofolCách sử dụng thuốc mê PropofolChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý khi...