[Giải Đáp Chi Tiết] Sỏi Thận Kiêng Gì Và Ăn Gì Tốt Nhất?

5/5 - (11 bình chọn)

Ngoài việc giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết, chế độ ăn uống còn giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đẩy lùi nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau. Do đó một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến hiện nay chính là sỏi thận kiêng gì và ăn gì để bệnh có nhanh có những chuyển biến tốt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng với chuyên gia của chúng tôi khám phá ngay.

Bệnh sỏi thận kiêng gì để phòng ngừa biến chứng nặng?

Đối với người bệnh sỏi thận, lương y Tuấn (Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường) đặc biệt nhấn mạnh tới chế độ ăn uống, những thực phẩm tuyệt đối kiêng. Vậy để sỏi không tăng kích thước gây biến chứng nặng hơn, bệnh nhân nên tuân thủ những chú ý sau: 

ại Việt Nam, bác sĩ chữa các chững sỏi tiết niệu giỏi là những ai? Hãy lấy giấy bút và ghi nhanh tên tuổi của 15 vị bác sĩ dưới đây để tìm đến họ trong trường hợp bị sỏi tiết niệu nhé.
  • Thực phẩm có hàm lượng oxalate cao

Các gốc oxalate được cho là nguyên nhân chính của quá trình tích tụ khoáng chất dư thừa trong thận, bàng quang và niệu đạo. Vì thế bệnh nhân sỏi thận cần tuyệt đối cảnh giác với nguồn thực phẩm giàu oxalate. Các nghiên cứu cho thấy gốc oxalate được tìm thấy nhiều nhất trong các loại rau củ rất quen thuộc như: rau bina, củ cải đường, dưa leo, cà chua, măng tây… Do đó người bệnh nên thận trọng khi xây dựng thực đơn hàng ngày. 

Sỏi thận kiêng gì? - Cần cẩn thận với rau bina
Sỏi thận kiêng gì? – Cần cẩn thận với rau bina

Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy oxalate và canxi sẽ kết hợp với nhau để tái hấp thụ ở ruột non trước khi chuyển đến lọc ở thận. Do đó nếu dư thừa, oxalate sẽ lắng đọng lại, gây bệnh sỏi thận. Đây là lý do các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên kết hợp thực phẩm giàu canxi nếu dung nạp oxalate trong bữa ăn.

  • Socola

Bên cạnh các loại rau chứa nhiều oxalate kể trên, người bệnh thận cũng cần tuyệt đối kiêng socola vì có liên quan trực tiếp đến việc làm tăng các gốc oxalate trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hình thành các tinh thể rắn tồn đọng trong nước tiểu. 

  • Muối

Người điều trị bệnh sỏi thận cần kiêng muối là điều đương nhiên. Lượng natri trong muối sẽ giữ nước, ngăn cản quá trình tái hấp thu canxi ở thận. Tình trạng này khiến lượng canxi lắng đọng lại tạo sỏi, làm tăng kích thước sỏi. 

Đồng thời tạo áp lực cho việc lọc và đào thải ở thận. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt lượng muối các chuyên gia quy định là không quá 2300mg/người/ngày.

Tuy nhiên, với những đối tượng có cơ địa dễ tái phát sỏi niệu thì cần giảm hàm lượng xuống dưới 1500mg/người/ngày. Nếu đang điều trị sỏi thận, bạn nên tập thói quen đọc kỹ nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng natri dưới 20%.

  • Đường và đồ ngọt

Trong thành phần của bánh kẹo và nhiều loại trái cây ngọt chứa chủ yếu là 2 loại đường fructose và sucrose. Đây là 2 loại đường làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận vì khó bài tiết triệt để qua đường nước tiểu. Nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ tăng áp lực lọc của thận, là nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. 

  • Protein động vật

Protein trong các loại thịt đỏ, nội tạng động hay động vật có vỏ (sò, hàu, ngao,…) chứa rất nhiều hoạt chất nhóm purin. Hoạt chất này làm tăng quá trình chuyển hóa axit uric, là nguyên nhân tạo sỏi axit uric. Đồng thời việc dung nạp quá nhiều protein động vật làm giảm nồng độ citrate, càng làm sỏi dễ kết tinh hơn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên kiểm soát hàm lượng thịt các loại tối đa 150g/ngày.

Sỏi thận kiêng gì? - Câu trả lời là protein động vật
Sỏi thận kiêng gì? – Câu trả lời là protein động vật
  • Tránh dùng liều cao vitamin C

Các khảo sát mới nhất năm 2020 cho thấy tỷ lệ sỏi thận gia rất tăng nhanh ở những đối tượng sử dụng vitamin C liều cao kéo dài. Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định vitamin C có thể dễ dàng chuyển hóa thành oxalat, gây sỏi thận.

Do đó, bạn nên tuân thủ hàm lượng vitamin C được phép bổ sung hàng ngày là 50 – 100mg. Lưu ý nên dung nạp nguồn vitamin C từ rau củ, trái cây tươi. Sử dụng viên uống vitamin C cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh nguy cơ kết tinh sỏi.

  • Thực phẩm nhiều kali

Hàm lượng kali trong máu tăng sẽ khiến thận phải chịu áp lực, làm giảm khả năng đào thải các tinh thể khoáng chất ra ngoài, dễ tạo sỏi. Người bệnh sỏi thận cần kiêng một số thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, bơ,… 

  • Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh là câu trả lời cho thắc mắc sỏi thận kiêng gì. Việc cắt giảm lượng đồ ăn nhanh là yếu tố tác động tích cực đến quá trình điều trị sỏi thận. Đồng thời cũng giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của người bệnh. Vì lý do đó, người bị bệnh sỏi thận được khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói, các loại cá và thịt chiên,… 

Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm trên thì người bệnh cũng nên lưu ý bổ sung nguồn thực phẩm hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị sỏi thận. Vậy bị sỏi thận ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm mà lương y Tuấn khuyên người bị sỏi thận nên ăn để nhanh khắc phục các triệu chứng khó chịu.

  • Trái cây họ cam quýt

Thành phần của các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều citrate, giúp hòa tan các khoáng chất kết tinh trong nước tiểu. Do đó bổ sung nhiều các loại quả như chanh, cam, quýt, bưởi,… sẽ hỗ trợ quá trình làm tan sỏi thận. 

  • Thực phẩm giàu canxi

Nhiều người bệnh sỏi thận thiết lập một chế độ ăn rất khắt khe, tuyệt đối tránh nhóm thực phẩm giàu canxi vì lo lắng làm gia tăng lượng canxi kết tinh trong nước tiểu.

Tuy nhiên đây là một quan niệm rất sai lầm. Việc không dung nạp đủ canxi khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng cao bất thường. Bổ sung canxi đúng lượng tiêu chuẩn sẽ ngăn chặn việc tạo sỏi. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì chế độ ăn với các thực phẩm giàu canxi.

  • Thực phẩm giàu vitamin A

Các nghiên cứu đã chứng minh vitamin A có thể làm giảm sự kết tủa của các gốc oxalate. Nhờ đó mà ngăn chặn được việc hình thành các tinh thể khoáng chất trong bàng quang và niệu quản. 

Đồng thời, hàm lượng vitamin A trong cơ thể sẽ hỗ trợ hòa tan, bào mòn và đào thải sỏi ra ngoài nhờ tác dụng điều hòa lượng nước tiểu. Để tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra thuận lợi, bạn nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm: cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, trái cây màu đỏ,…

Người bệnh sỏi thận nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn
Người bệnh sỏi thận nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn
  • Một số loại rau tốt cho người bệnh sỏi thận

Để cung cấp chất xơ hỗ trợ điều trị sỏi thận tốt nhất, các chuyên gia về thận khuyên người bệnh nên thêm các loại rau sau vào thực đơn:

Rau cần tây: Rau cần tây chứa nhiều Polyacetylene – là hoạt chất chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc huyết áp thấp, thể trạng yếu thì nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại rau này để điều trị sỏi thận.

Atiso: Atiso chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ đào thải sỏi thận ra khỏi cơ thể. 

Bông cải xanh: Loại rau này chứa nhiều sắt, canxi, vitamin A và C giúp ức chế sỏi thận tăng kích thước.

Cải bó xôi: Cải bó xôi giàu chất xơ, các vitamin và omega – 3, giúp tăng đề kháng cho bệnh nhân sỏi thận, ngăn chặn sỏi phát triển.

Ớt chuông: Chứa nhiều loại vitamin giúp chống oxy – hóa, Phytochemical và carotenoid chống nhiễm trùng đường tiết niệu, Capsaicin làm giảm nồng độ cholesterol,… Nhờ đó hỗ trợ tích cực quá trình chữa sỏi thận.

Câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sỏi thận

Xoay quanh vấn đề bị sỏi thận nên ăn uống như thế nào, có rất nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi về cho chuyên trang. Giới hạn trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi tiêu biểu nhất:

  • Sỏi thận có nên ăn trứng không?

Trứng là nguồn thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe vì chứa nhiều yếu tố vi lượng quan trọng và các vitamin thiết yếu như A, D, B6 và B12. Do đó khá nhiều người thắc mắc liệu bị sỏi thận có ăn trứng được không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào loại sỏi bạn mắc phải.

Nếu sỏi ở dạng acid uric, bạn nên kiêng trứng trong thời gian điều trị vì có thể khiến bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ hình thành sỏi mới. Tuy nhiên nếu ở các dạng sỏi khác thì bạn cũng nên kiểm soát việc tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải. 1 quả trứng gà có thể chứa tới 186mg cholesterol, tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.

Sỏi thận có ăn được trứng không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân
Sỏi thận có ăn được trứng không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân
  • Sỏi thận có kiêng rượu không?

Câu trả lời chắc chắn là nên kiêng tuyệt đối. Rượu, bia và các chất kích thích gây những tác động tiêu cực đến bệnh nhân sỏi thận như: tăng nồng độ axit trong nước tiểu, suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng quá trình lọc và đào thải độc tố, tạo điều kiện sỏi phát triển,.. 

  • Bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi?

Được mệnh danh là “rau vua” của mùa hè nhưng mồng tơi lại không dành cho người bị sỏi thận. Nguyên nhân vì mồng tơi chứa nhiều axit oxalic và purin, sau khi vào cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Quá trình này làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dễ gây tăng kích thước sỏi thận ngày càng trầm trọng. Do đó câu trả lời chính xác cho thắc mắc này là KHÔNG.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng để khắc phục các triệu chứng sỏi thận, người bệnh cũng nên tìm hiểu giải pháp để chữa tận gốc, ngăn bệnh tái phát. Các chuyên gia y học cổ truyền đưa ra một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân sỏi thận là bài thuốc nam gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Top 20 thương hiệu uy tín nhất năm 2020.

Đỗ Minh Bài Thạch Khang – Giải pháp hàng đầu cho bệnh nhân sỏi thận

Đỗ Minh Bài Thạch Khang là bài thuốc nam trị sỏi thận gia truyền hơn 150 năm, được nghiên cứu dựa trên công thức cổ của thái y triều đình xưa, kết hợp với nguyên lý bí truyền dòng họ Đỗ Minh. Qua 5 đời lương y “cha truyền con nối”, đến nay bài thuốc được tối ưu toàn diện và phổ biến rộng rãi để chữa bệnh sỏi thận. 

Trao đổi với phóng viên chuyên trang,  lương y Đỗ Minh Tuấn cũng là truyền nhân đời thứ 5 của nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường cho biết: “Đỗ Minh Bài Thạch Khang đi đúng nguyên lý chữa bệnh của y học cổ truyền. Khi kế thừa bài thuốc này, tôi vẫn giữ nguyên cơ chế chữa bệnh của bài thuốc, đồng thời nghiên cứu và hoàn thiện thêm để nâng cao hiệu quả, tối ưu dạng thức cho phù hợp với nhu cầu của người bệnh ngày nay.”

Có thể nói Đỗ Minh Bài Thạch Khang là công sức nghiên cứu của 5 thế hệ lương y Đỗ MInh Đường. Các dược liệu kết hợp theo công thức bí truyền mang đến liệu trình chữa sỏi thận “3 trong 1”: 

  • Thuốc đặc trị sỏi thận: Dùng trong giai đoạn điều trị đầu tiên, có tác dụng tán sỏi, nhuyễn kiên.
  • Thuốc Bổ thận giải độc: Ở giai đoạn này thuốc bắt đầu tập trung vào tác dụng bào mòn, đào thải sỏi qua đường nước tiểu.
  • Thuốc Đại bổ thận: Hỗ trợ sửa chữa các tế bào thận bị tổn thương, phục hồi chức năng tạng thận. Đồng thời bồi bổ sức khỏe, nâng cao đề kháng cho người bệnh, ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận tái phát nhiều lần.

Theo chúng tôi được biết, bài thuốc được nghiên cứu bài bản, kết hợp hơn 50 nam dược đặc trị sỏi thận. Điển hình phải kể đến như: 

  • Kim tiền thảo: Dược liệu này có tác dụng chính là lợi tiểu, kháng viêm, phòng ngừa nhiễm trùng, sưng phù ở niệu quản để sỏi dễ dàng được đào thải ra ngoài.
  • Kỷ tử: Vị thuốc giúp ích tinh, bổ huyết,… giúp người bệnh chống nguy cơ suy nhược cơ thể.
  • Nhục thung dung: Được xem là loại thảo dược hàng đầu để tăng cường chức năng tạng phế, khắc phục triệu để triệu chứng tiểu buốt do sỏi thận biến chứng.
  • Hoàng kỳ: Có tác dụng kháng viêm, ngừa nhiễm trùng, đồng thời giúp tăng cường chức năng tạng thận. 
  • Phục linh: Thảo dược giúp lợi tiểu, chống sưng phù. Do đó hỗ trợ quá trình đào thải sỏi thận và tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Song song với việc nghiên cứu các loại nam dược quý, các lương y Đỗ Minh Đường cũng dành hết tâm huyết để lựa chọn được nguồn nguyên liệu SẠCH TUYỆT ĐỐI để đưa vào bào chế thuốc. Để bài thuốc phù hợp nhất với cơ địa người Việt, dòng họ Đỗ Minh đã tự ươm trồng hơn 100 cây thảo dược trong điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ nhất. 

[XEM NGAY] Chủ động nguồn dược liệu, nhà thuốc Đỗ Minh Đường nói không với dược liệu bẩn

3 vườn thảo dược của dòng họ Đỗ MInh tại Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm đã được kiểm chứng đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO. Vì lý do này, giới chuyên môn nhận định Đỗ MInh Bài Thạch Khang là 1 trong số ít bài thuốc mà phụ nữ mang thai, sau sinh có thể yên tâm sử dụng mà không để lại tác dụng phụ. 

Tuy nhiên, bài thuốc chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp cấp tính >180mmHg, người bệnh đái tháo đường đường huyết >9mmol/l, bí tiểu, người bị vô niệu. 

Thêm một lý do để Đỗ Minh Bài Thạch Khang thuyết phục được lòng tin của các bệnh nhân sỏi thận là tính hiện đại của bài thuốc, thuận tiện khi sử dụng. Đây chính là yếu tố “Đông Tây y kết hợp” của bài thuốc nam gia truyền này. Vốn dĩ đây là bài thuốc nam sắc theo thang nhưng để tiện lơi cho người bệnh, nhà thuốc đã hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng viên hoàn và cao đặc, đựng trong túi zip, dễ sử dụng và mang theo mọi lúc mọi nơi

Để được các lương y, bác sĩ Đỗ Minh Đường tư vấn chi tiết về liệu trình thuốc chữa sỏi thận, bạn có thể liên hệ ngay theo cách: 

Đau đớn kéo dài do sỏi thận, đừng lo lắng

Liên hệ ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ bởi chuyên gia HÀNG ĐẦU

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bật Mí 7+ Bài Thuốc Nam Trị Sỏi Thận Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Nội dung chínhBệnh sỏi thận kiêng gì để phòng ngừa biến chứng nặng?Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì?Câu hỏi thường gặp về chế độ...

Bật Mí 10 Cách Chữa Bệnh Sỏi Thận Tại Nhà Hiệu Quả, An Toàn

Nội dung chínhBệnh sỏi thận kiêng gì để phòng ngừa biến chứng nặng?Bệnh nhân sỏi thận nên ăn gì?Câu hỏi thường gặp về chế độ...