Thoái Hóa Khớp Gối Ở Người Già Điều Trị Ra Sao Để Có Hiệu Quả?

5/5 - (10 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối ở người già là tình trạng phổ biến và thường gây ra đau nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị bệnh lý xương khớp này dứt điểm. Việc điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa biến chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già là tình trạng cơ thể lão hóa theo thời gian, gây tổn thương các mô sụn và khiến khớp bị tổn thương. Hậu quả của tình trạng này khiến khớp suy yếu, không đảm bảo được chức năng ban đầu và khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển.

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già - bệnh lý xương khớp liên quan đến sự lão hóa theo thời gian
Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp liên quan đến sự lão hóa theo thời gian

Các bệnh lý xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng thường gặp ở đối tượng trên 45 tuổi, đặc biệt ở người già. Ở độ tuổi này, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa do các mô sụn khớp khó tiết ra lượng dịch khớp tự nhiên.

Các biểu hiện của bệnh diễn tiến từ từ và thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu không đi khám, xét nghiệm thường xuyên, người bệnh chỉ phát hiện thoái hóa khớp gối khi triệu chứng bệnh đã diễn tiến nặng.

Điều này gây khó khăn trong điều trị và làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Trầm cảm: Thoái hóa khớp gối khiến việc vận động bị hạn chế và ảnh hưởng đến tâm trạng khiến người bệnh lo lắng, stress dễ gây trầm cảm. Nặng hơn, có thể bị rối loạn tâm thần, đặc biệt ở nữ giới.
  • Mất ngủ: Các cơn đau khó chịu khiến người bệnh đau nhức, đặc biệt về đêm khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này diễn ra kéo dài gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nặng hơn người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ
  • Tăng cân đột ngột: Tình trạng bệnh về xương khớp gây suy giảm vận động, khiến người bệnh dễ tăng cân hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,….
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng thường thấy trên, người bệnh còn có thể bị giòn xương, gãy xương, nhiễm trùng, hoại tử khớp, tổn thương dây thần kinh và nghiêm trọng hơn là hoại tử xương khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già xảy ra chủ yếu do nguyên lý lão hóa các mô sụn khớp. Một số nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa này diễn ra nhanh hơn, cụ thể như sau:

  • Tuổi tác: Tuổi cao thúc đẩy quá trình thoái hóa, khiến khả năng sản sinh dịch khớp tự nhiên bị hạn chế gây khô các ổ dịch khớp và dẫn đến tình trạng bệnh. 
  • Tình trạng thừa cân, béo phì: Thừa cân khiến xương khớp phải chịu áp lực lớn hơn và gây đau nhức, khó chịu.
Yếu tố tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Yếu tố tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
  • Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy rằng, những gia đình có bố mẹ mắc bệnh xương khớp thì ở đời con cháu, tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn
  • Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do dây chằng khớp gối yếu hơn nam giới và có nữ giới thường đi giày cao gót.
  • Do chấn thương: Bệnh lý xương khớp cũng có thể là di chứng để lại do tai nạn lao động, tai nạn giao thông (giãn dây chằng, gãy xương, đau nhức xương đùi,…)
  • Do rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi các hormone nói chung trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến tình trạng xương khớp nói chung
  • Do chế độ sinh hoạt: Người bệnh thường xuyên bê vác nặng, làm việc quá sức hoặc do thói quen ngồi không đúng tư thế,… có thể gây bệnh.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Tình trạng bệnh xương khớp có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng. Đặc biệt là nhóm thuốc corticoid, thuốc điều chỉnh lượng hormone trong cơ thể
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Sử dụng thực phẩm không lành mạnh, có chất kích thích, đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân cản trở sự hấp thu canxi vào xương
  • Một số bệnh lý liên quan: Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc thoái hóa khớp gối do các bệnh lý khác (như viêm khớp dạng thấp, gout, hội chứng rối loạn chuyển hóa,…)

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối ở người già

Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp liên quan đến yếu tố lão hóa. Nhận biết các dấu hiệu từ giai đoạn đầu giúp người bệnh có hướng xử lý kịp thời và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Cụ thể, người lớn tuổi cần đặc biệt chú ý nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau nhức đầu gối: Người bệnh thường có những cơn đau nhức ở đầu gối khi vận động hoặc đi lại. Trong trường hợp nặng, người bệnh bị đau ngay cả khi không hoạt động, thay đổi thời tiết 
  • Cảm giác nóng trong khớp: Người bệnh có biểu hiện sưng đỏ và cảm giác nóng ở khớp gối, đặc biệt khi bệnh diễn tiến nặng.
Đau nhức đầu gối là biểu hiện đặc trưng của bệnh
Đau nhức đầu gối là biểu hiện đặc trưng của bệnh
  • Cứng khớp gối: Biểu hiện cứng khớp gối, không hoạt động được, đặc biệt khi ngồi lâu và vào buổi sáng. Để trở lại hoạt động bình thường, người bệnh phải mất đến 20-30 phút xoa bóp đầu gối ngay khi bị cứng khớp
  • Âm thanh lạ ở khớp gối: Tiếng kêu lạ và rõ (rắc rắc, cộp cộp) khi người bệnh cử động. Hiện tượng này là do lượng dịch khớp ở đầu gối không sản sinh và hai đầu xương trực tiếp chạm vào nhau khi chuyển động
  • Người bệnh khó cử động: Bất kỳ bệnh lý xương khớp nào cũng ảnh hưởng đến khả năng vận động của người mắc. Với tình trạng thoái hóa khớp gối, người bệnh bị hạn chế các hoạt động của chân, đi lại khó khăn, thậm chí không thể đi lại được
  • Biến dạng khớp: Ở mức độ nặng, người bệnh không điều trị sớm có thể sinh ra hiện tượng sưng khớp, lệch khớp,….rất nguy hiểm

Ngoài các biểu hiện trên, tùy mức độ và thể trạng người mắc mà bệnh có thể diễn tiến theo chiều hướng khác nhau. Để có chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh nên đi thăm khám y tế sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Tại cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám kỹ càng các biểu hiện bên ngoài và chỉ định kết hợp các xét nghiệm cần thiết. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về mức độ bệnh.

Tùy mức độ bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị cho phù hợp. Người bệnh lưu ý điều trị theo đúng liều lượng và đơn thuốc mà bác sĩ đã chỉ định

Uống thuốc gì điều trị thoái hóa khớp gối ở người già?

Trường hợp mức độ bệnh trung bình, người già thường xuyên xuất hiện các cơn đau gây ảnh hưởng một phần đến hoạt động thường ngày. Khi đó, việc sử dụng thuốc Tây y sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

Đồng thời, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng và chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. 

  • Thuốc giảm đau: Chỉ định khi người bệnh có các cơn đau bất thường, thường sử dụng Paracetamol (dạng viên uống hoặc dạng sủi bọt). Đây không phải dạng thuốc kê đơn, người bệnh có thể tự mua và sử dụng. Tuy nhiên, cần kiểm soát liều dùng một lần và khoảng cách liều hạn chế tác dụng phụ
Dùng thuốc kiểm soát các cơn đau nhức ở đầu gối
Dùng thuốc kiểm soát các cơn đau nhức ở đầu gối
  • Thuốc kháng viêm: Cần dùng theo đơn kê của bác sĩ. Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ổ khớp, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng
  • Thuốc giãn cơ: Khớp gối bị ảnh hưởng gây co thắt một số nhóm cơ, khiến người bệnh bị đau nhức hoặc khó khăn trong cử động. Nhóm thuốc này sử dụng phải theo đơn kê của bác sĩ và kiểm soát chặt chẽ trong quá trình dùng
  • Thuốc chống thoái hóa khớp: Kê nhằm ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn. Kết hợp với các thuốc điều trị gia tăng hiệu quả chữa bệnh
  • Các loại vitamin cho xương khớp: Bổ sung thuốc bổ, vitamin, viên uống canxi tốt cho xương khớp. 

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh nặng, người mắc xuất hiện nhiều cơn đau cấp thậm chí không thể đi lại. Khi đó, bác sĩ thường phải chỉ định can thiệp ngoại khoa để kiểm soát tình trạng bệnh và giúp người bệnh vận động bình thường. 

  • Cắt bỏ xương: Kiểm soát vùng xương bị tổn thương, viêm nhiễm (thường chỉ định cho người chỉ có tổn thương ở đầu gối)
  • Thay thế tế bào gốc: Phương pháp này được chỉ định và áp dụng cho người bệnh trên 35 tuổi. Các tế bào gốc thay thế cho lớp sụn đã thoái hóa. Tuy nhiên, mức chi phí khá cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng
Can thiệp ngoại khoa khi thoái hóa khớp gối ở người già diễn tiến nặng
Can thiệp ngoại khoa khi thoái hóa khớp gối ở người già diễn tiến nặng
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Phương pháp chỉ định cho người bệnh có mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Khi đó, toàn bộ phần ổ khớp tổn thương sẽ được thay thế bằng kim loại hoặc nhựa. Cuộc phẫu thuật tương đối phức tạp, mức chi phí cao và tiềm ẩn một số rủi ro nhất định

Tất cả các can thiệp ngoại khoa liên quan đến xương khớp nói chung đều tương đối nguy hiểm. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở khám và chữa bệnh uy tín, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiến hành điều trị.

Điều trị thoái hóa khớp gối ở người già bằng phương pháp Đông y

Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh thoái hóa khớp gối thuộc chứng bệnh “Tý”, có nghĩa là tắc. Cơ thể bị ứ trệ khí huyết lâu ngày khiến hệ kinh mạch không hoạt động trơn tru, gây bệnh thoái hóa khớp 

Từ căn nguyên gây bệnh trên, các bài thuốc Đông y tập trung vào khai thông khí huyết, đẩy lùi các cơn đau nhức ở khớp gối. 

Điều trị Đông y với bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang
Điều trị Đông y với bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang

Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang – một bài thuốc Đông y điều trị các chứng thoái hóa xương khớp của Trung tâm Đông y Việt Nam. Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, cụ thể:

  • Thành phần: Phòng phong; Đương quy; Xuyên khung; Thương truật; Phòng kỷ; Ngưu tất; Thiên niên kiện; Quế chi; Hoàng bá và một số thành phần khác. Các vị thuốc này được gia giảm theo liều lượng thích hợp với cơ địa người bệnh
  • Cách thực hiện: Người bệnh chỉ cần sắc uống mỗi ngày một thang, chia thành nhiều lần đảm bảo hiệu quả điều trị. Lưu ý rằng cần dùng thuốc trong ngày, không để thuốc sang ngày hôm sau làm giảm hiệu quả của bài thuốc

Sử dụng Cốt Vương thần hiệu thang thường xuyên giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức, viêm nhiễm. Đồng thời, cải thiện lưu thông khí huyết, bồi bổ can, thận, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng các ổ khớp.

Uống thuốc đủ liều còn giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến sang các giai đoạn sau nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị thoái hóa khớp gối ở người già

Ngoài các cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (Tây y hoặc Đông y), người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Chườm nóng: Người bệnh sử dụng đá chườm, ngâm trong nước sôi từ từ 7-10 phút. Sau đó, bọc đá chườm vào khăn vải, đặt lên vùng khớp gối bị đau nhức. Áp dụng phương pháp này thường xuyên đem lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần kiểm soát nhiệt độ nước tránh gây bỏng trên da
Xoa bóp đầu gối tại nhà cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
Xoa bóp đầu gối tại nhà cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
  • Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp gối bị đau nhức là biện pháp giảm các cơn đau cấp nhanh chóng. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại dầu xoa bóp 
  • Điều trị với bài thuốc thài lài và đậu đen: Người bệnh chuẩn bị bài thuốc gồm 15g thài lài, 50g đậu đen. Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, sắc với khoảng 600ml nước. Đun cạn đến còn khoảng ⅓ lượng nước và uống trong ngày. Chia thành nhiều lần để uống và nên uống khi còn nóng. 

Các phương pháp điều trị dân gian chỉ nên áp dụng khi bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Người bệnh không nên coi là phương pháp điều trị chính nếu có nhiều cơn đau cấp xuất hiện. Chỉ nên dùng kết hợp như phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối ở người già

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già là bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng (teo cơ, biến dạng khớp,…). Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết.

Đối tượng người trung niên, người cao tuổi cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:

  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh để thừa cân, béo phì tạo áp lực lên khớp gối
  • Điều trị các bệnh lý nền, đặc biệt là tiểu đường – ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh lý xương khớp
  • Tập luyện thể dục hàng ngày, nên lựa chọn môn thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Thay đổi thói quen vận động không tốt, hạn chế bê vác nặng hoặc đứng, ngồi quá lâu. 
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối ở người già
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp gối ở người già
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người lớn tuổi. Tăng các sản phẩm giàu canxi, nên uống thêm các loại sữa giàu canxi dành riêng cho lứa tuổi lão hóa
  • Thực hiện xoa bóp khớp gối mỗi ngày, đặc biệt là vào thời điểm buổi sáng mới ngủ dậy giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa thoái hóa khớp
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý xương khớp nói chung từ giai đoạn đầu, điều trị hiệu quả
  • Không tự ý điều trị bằng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên đi khám ngay nếu thấy đau nhức xương khớp, đặc biệt khi thay đổi thời tiết.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa khớp gối ở người già. Đây là căn bệnh xương khớp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại và vận động của đôi chân.

Do đó, để kiểm soát tình trạng này, người bệnh nên đi thăm khám từ sớm nếu có bất kỳ dấu hiệu gì. Kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa giúp bệnh nhanh chóng chữa trị hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ:

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bấm huyệt là tác động vào các huyệt liên quan đến khớp gối để kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cách Bấm Huyệt Chữa Thoái Hóa Khớp Gối

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp gối ở người già là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao...

Bác sĩ sẽ chiết xuất và tiêm hỗn hợp tế bào gốc vào khớp gối
Tìm Hiểu Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Tế Bào Gốc

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp gối ở người già là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao...

Tập gym đúng cách là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
[Chuyên Gia Giải Đáp] Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Tập Gym Không?

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp gối ở người già là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao...

Nhức mỏi đầu gối thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
Đầu Gối Nhức Mỏi Thường Xuyên Do Đâu, Làm Sao Chữa Trị?

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp gối ở người già là gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người cao...