Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

5/5 - (10 bình chọn)

Theo thời gian, các khớp xương của chúng ta sẽ bị lão hóa và mài mòn. Trong số đó, thoái hóa khớp vai không phải tình trạng quá phổ biến như thoái hóa khớp gối nhưng đây cũng là căn bệnh hay gặp ở người trên 60 tuổi. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật để có thể can thiệp làm chậm – ngăn chặn quá trình này. Hãy cùng VNmedipharm tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Về mặt cấu trúc, vai được cấu tạo từ hai khớp chính gồm khớp Acromioclavicular (AC) và khớp Glenohumeral. Khớp AC nằm ở đầu bả vai, ở điểm mà xương đòn gặp xương bả vai. Còn khớp Glenohumeral là đỉnh của xương cánh tay tiếp xúc với xương bả vai.

Khi các sụn bao quanh khớp bị hủy hoại và xương dưới sụn bị xơ hóa do rối loạn chức năng hóa sinh thì xảy ra tình trạng thoái hóa khớp ở vai. Bệnh thoái hóa khớp vai thường diễn ra ở khớp Acromioclavicular hơn là khớp Glenohumeral.

Thoái hóa khớp vai là tình trạng sụn bao quanh khớp bị hủy hoại và xương dưới sụn bị xơ hóa
Thoái hóa khớp vai là tình trạng sụn bao quanh khớp bị hủy hoại và xương dưới sụn bị xơ hóa

Thoái hóa khớp vai là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng có khả năng gặp căn bệnh này nếu có sự rối loạn chuyển hóa chất hoặc nội tiết tố trong cơ thể.

Đồng thời, những người từng bị chấn thương vai hoặc bị tổn thương do phẫu thuật khiến xương biến dạng cũng dễ bị thoái hóa khớp.

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai

Cơ chế gây thoái hóa khớp vai là sự mất cân bằng giữa quá trình tăng trưởng và hủy hoại của mô xương. Các mô không kịp tái tạo hoặc không tái tạo nữa khiến sụn khớp ngày càng bào mòn và gia tăng ma sát giữa các xương.

Quá trình thoái hóa khớp có thể diễn ra dưới sự tác động của các yếu tố cơ học và sinh học. Trong đó một số tác nhân như:

  • Thoái hóa khớp vai nguyên phát: Tình trạng thoái hóa diễn ra do sự lão hóa của xương theo thời gian hoặc có yếu tố di truyền. Sự thay đổi nội tiết hay chuyển hóa chất trong cơ thể do tuổi tác khiến xương vai bị thoái hóa nhanh chóng.
  • Thoái hóa khớp vai thứ phát: Tình trạng khớp vai bị thoái hóa do chấn thương, phẫu thuật, xương dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng trong quá trình phát triển xương. Các căn bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường cũng có thể khiến xương khớp bị thoái hóa.

Do đó, thoái hóa khớp vai là căn bệnh dễ xuất hiện ở những đối tượng như:

  • Người trung niên (từ 40 trở lên) đến người cao tuổi.
  • Những người từng bị tai nạn giao thông, phẫu thuật khớp.
  • Người hay ngồi sai tư thế, vẹo vai, lệch cổ.
  • Người lao động chân tay thường xuyên lao động nặng nhọc.
  • Người bị bệnh đái tháo đường.

Biểu hiện của thoái hóa khớp vai

Do các mô xương vai bị thoái hóa, sụn khớp biến mất, xương dưới sụn bị xơ hóa nên người bị thoái hóa khớp thường có các triệu chứng lâm sàng:

  • Khớp vai sưng đỏ: Tình trạng viêm nhiễm khiến khớp bị sưng lên. Người bệnh có cảm giác nóng ở xương vai, khi sờ vào thì tình trạng khớp nhô lên rõ ràng hơn.
Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, cứng khớp
Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, cứng khớp
  • Đau mỏi vai: Người bệnh thấy tình trạng đau vai ngày càng tăng lên do khớp vai bị viêm. Cảm giác đau đớn rõ rệt hơn khi di chuyển, cử động, mang vác đồ vật trên vai hoặc lúc nằm ngủ mà thay đổi tư thế.
  • Cứng khớp vai: Do lớp sụn của xương bị phá hủy nên khớp bả vai mất đi tính linh hoạt. Người bệnh thường bị cứng khớp nhiều nhất vào buổi sáng. Thời gian có thể không kéo dài quá 30 phút.
  • Tiếng kêu khi chuyển động: Khớp bả vai bị thoái hóa khiến cho xương vai bị ma sát nhiều hơn khi chuyển động. Từ đó dẫn đến những tiếng kêu lạo xạo khi vận động, di chuyển khớp.
  • Teo cơ: Khi bị thoái hóa khớp vai, các cử động ở vai và tay trở nên hạn chế hơn. Người bệnh ít vận động và có xu hướng bị teo cơ. Thậm chí là bại liệt nếu không điều trị nhanh chóng.

Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?

Khớp vai có mối liên hệ mật thiết với cánh tay, lưng trên cũng như các dây thần thần kinh ở cổ. Do đó, tình trạng thoái khớp có thể gây đau đớn lan rộng đến cả lưng, tay, cổ và khiến người bệnh bị hạn chế di chuyển, cử động.

Tình trạng này khiến các hoạt động đời sống sinh hoạt, công việc hàng ngày bị ảnh hưởng.

Người bệnh có thể bị mất cảm giác, liệt tay
Người bệnh có thể bị mất cảm giác, liệt tay

Ngoài ra, thoái hóa khớp vai còn dẫn đến những biến chứng như:

  • Biến dạng khớp: Các mô, sụn và xương dưới sụn bị phá hủy, dần dần khớp xương bị biến dạng có thể gây hiện tượng lệch vai.
  • Vôi hóa khớp vai: Thoái hóa xương có thể dẫn đến tình trạng vôi hóa. Phần lớn các trường hợp là viêm gân chóp xoay và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
  • Liệt khớp: Khớp vai bị mất chức năng sinh lý, không được điều trị lâu ngày dẫn đến các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Từ đó người bệnh bị mất cảm giác và tê liệt tay.

Vì vậy, việc điều trị thoái hóa khớp vai nhanh chóng là điều vô cùng cần thiết. Ngoài các biện pháp điều trị giúp thuyên giảm chứng đau nhức, sưng khớp, người bệnh cũng cần kiên trì trị liệu vật lý để cơ vai không bị teo, bại liệt.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Để chẩn đoán thoái hóa khớp vai, bác sĩ cần thực hiện chẩn đoán trên lâm sàng, tiền sử bệnh lý và các xét nghiệm hình ảnh.

Trước tiên, người bệnh cần được chẩn đoán xác định thông qua các yếu tố:

  • Tiền sử bệnh gia đình: Xem xét có yếu tố di truyền hay không.
  • Tuổi tác: Nếu người bệnh trên 40 tuổi thì có nguy cơ cao bị lão hóa xương khớp.
  • Tình trạng khớp: Cứng khớp không quá 30 phút, tiếng kêu khi cử động khớp, tràn dịch khớp hoặc khớp biến dạng.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để kết quả chẩn đoán chính xác hơn:

  • X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI): Xem xét tình trạng sụn vai, xương dưới vai biến đổi như thế nào.
  • Xét nghiệm máu: Xem xét có yếu tố viêm khớp dạng thấp hay không và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

Cách điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả

Để chữa thoái hóa khớp hiệu quả, người bệnh cần phối hợp tốt giữa thuốc điều trị với các biện pháp trị liệu vật lý. Thoái hóa khớp vai có thể điều trị bằng các phương pháp:

Các biện pháp chữa trị tại nhà

Các phương pháp chữa thoái hóa khớp vai tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và hỗ trợ các phương pháp điều trị chuyên sâu. Người bệnh không lạm dụng và dùng các biện pháp này như một phương pháp điều trị chính.

Người bệnh có thể thường xuyên chườm nóng/lạnh để giảm sưng đau
Người bệnh có thể thường xuyên chườm nóng/lạnh để giảm sưng đau

Mỗi khi bị đau vai gáy, người bệnh có thể thực hiện:

  • Chườm lạnh/nóng

Cả chườm lạnh và chườm nóng đều có tác dụng giảm sưng đau khớp. Người bệnh sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước lạnh/nước nóng và đắp lên bả vai trong khoảng 10-15 phút. Thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày hoặc mỗi khi người bệnh cảm thấy đau đớn.

  • Cây cỏ xước

Lấy khoảng 300g cây cỏ xước sắc cùng với 500ml cho đến khi cạn còn 200ml. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống vào sáng – trưa – tối sau mỗi bữa ăn.

  • Ngải cứu

Lấy một nắm ngải cứu rửa sạch, để ráo, sau đó đem rang cùng muối hạt cho thật nóng và bọc hỗn hợp trong khăn sạch. Khi hỗn hợp có độ ấm vừa phải, không gây bỏng da thì đắp lên vùng vai sưng viêm trong khoảng 10 phút. Người bệnh nên thực hiện phương pháp này trước khi ngủ.

Trị thoái hóa khớp vai bằng Tây y

Theo y học hiện đại, thoái hóa khớp là căn bệnh khó điều trị dứt điểm nên các biện pháp điều trị chỉ tập trung làm giảm đau, hạn chế tình trạng biến dạng khớp, teo cơ. Từ đó giúp người bệnh duy trì vận động tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cải thiện biểu hiện bệnh
Uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cải thiện triệu chứng

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc:

  • Thuốc đường uống: Thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen), thuốc chống viêm không steroid (Etoricoxia, Diclofenac, Piroxicam…) giúp giảm triệu chứng đau nhức vai. Thuốc có khả năng làm giãn cơ như Myonal, Mydocalm…có tác dụng giảm triệu chứng cứng khớp. Thuốc Glucosamin giúp bảo vệ sụn khớp.
  • Thuốc đường tiêm: Thuốc dạng tiêm có tác động trực tiếp vào nội khớp để giảm nhanh các triệu chứng, bao gồm các loại như Hydrocortison, Diprospan, Depomedrol…
  • Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc bôi đau khớp dạng gel (Voltaren Emulgel, Profenid Gel), thuốc bôi chứa Corticosteroid giúp kháng viêm hiệu quả.

Trong trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả và bệnh tình chuyển biến xấu, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, phẫu thuật thoái hóa khớp vai bao gồm các dạng:

  • Thay toàn bộ khớp vai hoặc thay đầu xương cánh tay trong trường hợp viêm khớp Glenohumeral.
  • Cắt bỏ khớp (mô cuối xương đòn) trong trường hợp bị viêm khớp AC.

Đông y chữa thoái hóa khớp vai

Theo quan điểm của YHCT, thoái hóa khớp vai là một trong những bệnh do phong hàn thấp, huyết ứ hàn đàm hoặc ngoại thương gây ra. Tùy vào mỗi căn nguyên của bệnh mà có bài thuốc chữa trị riêng biệt.

Thuốc Đông y sử dụng thành phần hoàn toàn từ thảo dược, đảm bảo an toàn
Thuốc Đông y sử dụng thành phần hoàn toàn từ thảo dược, đảm bảo an toàn
  • Phong hàn thấp: Sử dụng bài thuốc có tác dụng khu phong chỉ thống bao gồm các vị như phòng kỉ, cam thảo, tang ký sinh, tần giao, ngân hoa, tiểu tang chi, ngưu tất, quế chi.
  • Huyết ứ hàn đàm: Sử dụng bài thuốc có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, bao gồm các vị thuốc như đan sâm, xuyên ô, kê đằng, nhũ hương, liên kiều, địa long, khương hoàng, đương quy, nam tinh.
  • Ngoại thương: Sử dụng bài thuốc có các vị huyền hồ, thấu cốt thảo, quy đầu, đan sâm, kê huyết đằng, nhũ hương, hương phụ.

Mỗi tình trạng sức khỏe và độ tuổi người bệnh sẽ có một tỷ lệ thuốc phù hợp. Do đó, người bệnh cần trực tiếp đến phòng khám đông y để bốc thuốc điều trị. Người bệnh không nên sử dụng bài thuốc của người khác để chữa bệnh.

Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp vai

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng cần kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi và tăng cường chức năng cơ khớp. Vật lý trị liệu cũng là phương pháp ngăn ngừa tình trạng teo cơ và bại liệt khi khớp bị hạn chế hoạt động.

Người bệnh có thể chọn nhiệt trị liệu hoặc điện trị liệu khi đến các trung tâm phục hồi chức năng. Thông thường, nhiệt trị liệu bao gồm các biện pháp như chườm nóng, đắp paraphin… Còn điện trị liệu bao gồm các biện pháp sử dụng sóng điện để kích thích dây thần kinh cơ.

Ngoài ra, người bệnh có thể tự luyện tại nhà với các bài tập chữa thoái hóa khớp vai như:

Bài tập chữa thoái hóa khớp vai tại nhà
Bài tập chữa thoái hóa khớp vai tại nhà
  • Vắt chéo tay: Đứng thẳng lưng, hai chân mở rộng ngang bằng vai. Đưa tay phải sang ngang và sử dụng tay trái để giữ và kéo cơ trong khoảng 30 giây. Đối với tay trái cũng thực hiện tương tự.
  • Động tác kéo dây sang ngang: Sử dụng dây cao su cột chắc vào cửa hoặc thanh xà. Đứng thẳng lưng, cách sợi dây 50cm và sử dụng tay từ từ kéo sợi dây ra phía sau theo chiều ngang. Thực hiện động tác này 10 lần mỗi bên, một tuần tập 3 lần.
  • Động tác kéo dây chéo: Sử dụng dây cao su cột chắc vào cửa hoặc thanh xà. Đứng thẳng lưng, cách sợi dây 50cm và sử dụng tay từ từ kéo sợi dây về phía đầu. Thực hiện động tác này 10 lần mỗi bên, một tuần tập 3 lần.

Để có được bài tập tốt nhất và phù hợp với tình trạng sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là với những người bị thoái hóa khớp vai nặng, diễn tiến bệnh trong nhiều năm và rất khó cử động khớp bả vai.

Biện pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một yếu tố rất quan trọng, không chỉ làm tăng hiệu quả của thuốc mà còn giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

  • Người bị thoái hóa khớp vai nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp: Hải sản, quả cherry (anh đào), ớt đỏ, cá hồi, yến mạch, củ nghệ, trứng, sữa, hạt óc chó, rau cải…
  • Người bệnh cần hạn chế nhóm thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Các thực phẩm có quá nhiều đường (bánh kẹo ngọt, nước ngọt), muối (đồ ăn mặn, đồ chế biến sẵn, đồ muối chua…) cũng cần được khống chế liều lượng.
Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hằng ngày
Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hằng ngày

Thoái hóa khớp vai là một tiến trình lão hóa tự nhiên của con người. Nhưng bệnh có thể xảy ra nhanh hơn nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng tránh. Để ngăn ngừa bệnh, bạn đọc nên:

  • Không mang vác vật quá nặng trên vai khiến cho vai phải chịu áp lực quá lớn, dễ gặp chấn thương và làm khớp biến dạng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động quá mức khiến cho khớp xương không được thư giãn, luôn trong tình trạng căng thẳng.
  • Ngồi làm việc và học tập đúng tư thế, không ngồi nghiêng vẹo quá lâu. Hạn chế tình trạng ngồi ngủ khiến chân tay tê bì, cứng cổ, cứng khớp vai.
  • Không sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá…khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Tập luyện thể dục hàng ngày, nhất là các bộ môn giúp tăng tính linh hoạt của xương khớp như Yoga, Pilates…
  • Khi gặp chấn thương cần cấp cứu và điều trị ngay để tránh tình trạng biến dạng khớp và để lại di chứng.

Như vậy, thoái hóa khớp vai không chỉ là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nếu có yếu tố di truyền, sự thay đổi bất thường về nội tiết tố và chuyển hóa chất trong cơ thể. Vì vậy, bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần nâng cao nhận thức về bệnh.

Có thể bạn cần biết:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp
[Giải Đáp Chi Tiết] Bị Đau Khớp Gối Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì?

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớp vaiBiểu hiện của thoái hóa khớp vaiThoái hóa khớp vai có nguy...

Đầu Gối Kêu Lạo Xạo Rắc Rắc Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp 2022]
Đầu Gối Kêu Lạo Xạo Rắc Rắc Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp 2023]

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớp vaiBiểu hiện của thoái hóa khớp vaiThoái hóa khớp vai có nguy...

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Tìm Hiểu Chi Tiết Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Chất Nhờn

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớp vaiBiểu hiện của thoái hóa khớp vaiThoái hóa khớp vai có nguy...

Tập gym đúng cách là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
[Chuyên Gia Giải Đáp] Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Tập Gym Không?

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp vai là gì?Nguyên nhân thoái hóa khớp vaiBiểu hiện của thoái hóa khớp vaiThoái hóa khớp vai có nguy...