[Giải Đáp Chi Tiết] Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì Kiêng Gì?

5/5 - (3 bình chọn)

Khi bị thoát bị đĩa đệm, bên cạnh việc tìm đến các biện pháp cải thiện, phục hồi như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay can thiệp ngoại khoa, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng. Vậy khi bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? Bạn đọc quan tâm có thể cùng tìm hiểu danh sách thực phẩm nên bổ sung và cần hạn chế cho người bệnh được chuyên gia chia sẻ dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh nên kiêng khem một số thực phẩm dưới đây, tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng được chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng khi bị thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh lý khác. Thực phẩm này cản trở đến quá trình hấp thụ canxi và khoáng chất trong cơ thể.

Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng còn làm giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch, kích thích tạo điều kiện vùng viêm lan rộng, cơn đau và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Không sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất béo

Tương tự như đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ không được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn hằng ngày. Loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình đào thải canxi qua thận, giảm nồng độ canxi trong máu và trong xương, từ đó gây loãng xương và tình trạng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng.

  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích

Người bệnh dung nạp đồ uống có cồn và chất kích thích giảm hấp thụ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh nên hạn chế đô uống có cồn
Người bệnh nên hạn chế đô uống có cồn
  • Thực phẩm giàu đạm

Trong quá trình hấp thụ thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt trâu,… sản sinh ra nhiều axit và trung hòa của canxi. Lâu ngày, cơ thể bị thiếu canxi, gia tăng nguy cơ viêm khớp và thoát vị đĩa đệm.

  • Thực phẩm Purin và Fructose

Bổ sung thực phẩm chứa chứa Purin và Fructose tăng viêm và khiến cơ đau do thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế thực phẩm như dưa muối, nội tạng động vật, cá trích, thịt gia súc,…

  • Không sử dụng Omega-6 quá nhiều

Hoạt chất Omega-6 được bổ sung quá nhiều vào cơ thể cản trở quá trình lưu thông máu và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa omega 6 vừa đủ tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Ngoài hạn chế một thực phẩm, người bệnh nên kiêng một số hoạt động tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn:

  • Không lao động quá sức hoặc mang vác quá nặng: Việc mang vác quá nặng gây áp lực lên cột sống và phần mô xung quanh và xuất hiện cơn đau.
  • Cúi người quá thấp: Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh được khuyến cáo không cúi quá thấp, xoay vặn tần suất lớn. Thay vào đó bạn nên giữ lưng thẳng trong quá trình di chuyển và làm việc
  • Không ngồi tư thế quá lâu: Khi ngồi sẽ tạo áp lực lên cột sống gấp 3 lần khi đứng. Nên khi người bệnh ngồi trong thời gian quá dài dẫn đến tình chèn ép dây thần kinh và xuất hiện các cơn đau, tình trạng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn.
  • Không cử động thắt lưng quá mạnh: Vận động thắt lưng quá mạnh gây áp lực lên cột sống ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Do đó người bệnh nên hạn chế vận động mạnh liên quan đến thắt lưng.
  • Không nằm nhiều: Nhiều trường hợp người bệnh bị thoát bị đĩa đệm nằm nhiều, nghỉ ngơi và giảm cơn đau. Tuy nhiên khi nằm nhiều dẫn đến cơ bị co cứng, không có sự linh hoạt. Thay vào đó người bệnh nên vận động nhẹ nhàng giúp hệ xương chắc khỏe, linh hoạt.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Bên cạnh chế độ kiêng khem, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bổ sung thực phẩm tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Người bệnh tham khảo thực phẩm dưới đây để bổ sung trong thực đơn:

Thực phẩm giàu canxi

Nếu cơ thể bị thiếu canxi, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, cấu trúc xương trong cơ thể bị yếu giòn dễ bị tổn thương khi tác động từ bên ngoài dẫn đến nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao. Để phòng ngừa hỗ trợ điều trị bệnh, giúp hệ xương chắc khỏe người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi như:

  • Trứng, sữa và chế phẩm từ sữa
  • Bổ sung nhiều rau xanh như cải xoăn, súp lơ,, cải bó xôi,,
  • Bổ sung cá hồi, cá mòi trong thực đơn ngày
  • Các loại đậu như đậu đen, đậu hà lan,.. hay thực phẩm khác như tàu hũ, hạt vừng
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi

Thực phẩm giàu protein

Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Khi bị thiếu protein, dẫn đến nồng độ canxi trong xương và máu thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin như thịt gà, thịt lợn,… giúp làm lành và phục hồi tổn thương ở sụn, xương khớp và mô mềm.Tuy nhiên người bệnh nên hạn chế sử dụng thịt đỏ, bởi thực phẩm này chứa nhiều đạm gây kích thích phản ứng viêm và tổn thương ở khu vực bị thoát vị đĩa đệm.

Thực phẩm giàu Omega 3

Axit omega 3 giúp làm chậm quá trình lão hóa xương và tăng độ dẻo dai, hệ xương khỏe mạnh và linh hoạt. Ngoài ra, dưỡng chất này còn sản sinh collagen phục hồi tổn thương vùng đĩa đệm và ngăn chặn đĩa đệm lệnh ra khỏi vị trí ban đồng.

Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm omega 3 như: cá hồi, các loại hạt, súp lơ, bí ngô,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, từ đó giảm áp lực lên cột sống tránh phần nhân nhầy không thoát ra và áp lực nên dây thần kinh.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ phải kể đến như các loại rau, trái cây….

Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ

Bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thực phẩm giàu magie

Magie có vai trò quan trọng giúp kiểm soát và cân bằng canxi trong xương ở mức ổn định, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu magie như sữa chua, các loại đậu, bơ, rau xanh,…

Bổ sung thực phẩm chứa hoạt chất Glucosamine và Chondroitin

Hoạt chất Glucosamine và Chondroitin đóng vai trò tái tạo sụn khớp, phục hồi collagen trong đĩa đệm, hỗ trợ quá trình sản sinh dịch khớp, tăng độ đàn hồi, xương khớp chắc khỏe và linh hoạt hơn.

Thông thường, hợp chất này được cơ thể tự tổng hợp và cung cấp cho xương. Nhưng, ở người cao tuổi quá trình bị suy giảm, không đủ cung cấp. Do đó, người bệnh nên bổ sung hợp chất này quản nước hầm xương, sụn sườn, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là khoáng chất trung gian thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó giúp hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng phần nhân nhầy thoát khỏi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây đau và triệu chứng đi kèm.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: nấm, ngũ cốc, pho mát, lòng đỏ trứng, cá hồi.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp phục hồi tổn thương tại đĩa đệm và sụn khớp. Người bệnh tham khảo bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, khoai lang, bông cải xanh,…

Khi bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Khi bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Ngoài ra, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin K, E, B12 giúp tủy xương phát triển, nâng cao hệ miễn dịch, giảm tình trạng viêm ở vùng thoái hóa đĩa đệm.

Tuy nhiên, người bệnh không nên bổ sung quá nhiều một thực phẩm, sẽ mát cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không vận động quá mạnh sau khi ăn.

Người bệnh cần lưu ý gì khi bị thoát vị đĩa đệm?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị

  • Với trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, cơn đau kéo dài cần đi thăm khám và điều trị y khoa
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Tuy nhiên người bệnh nên thực hiện bài tập nhẹ nhàng, tốt cho xương khớp như bơi lội, yoga, đi bộ,…
  • Không lao động nặng nhọc, hoặc vận động quá mạnh
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng cùng chế độ ăn uống hợp lý khoa học
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp, người bệnh tránh tình trạng bị thừa cân, béo phì

Biết cung cấp thông tin khi bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì? Bên cạnh đó người bệnh cần biện pháp chăm sóc, đi thăm khám bác sĩ tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Đừng bỏ lỡ:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì quan hệ được?
[Giải Đáp Chi Tiết] Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bao Lâu Thì Quan Hệ Được?

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn...

Các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng là biểu hiện đặc trưng
[Giải Đáp] Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không?

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn...

Người bệnh cần xoa bóp làm giã cơn vùng lưng và hông trước khi bấm huyệt
Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn...

7 Bài Thuốc Nam Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Với Thảo Dược An Toàn 2022
7 Bài Thuốc Nam Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Với Thảo Dược An Toàn 2023

Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?Bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn...