Bật Mí Những Loại Thuốc Giảm Đau Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất Hiện Nay

5/5 - (1 bình chọn)

Các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm đang được nhiều người bệnh lựa chọn để đẩy lùi những cơn đau nhức khó chịu, cùng các triệu chứng tê bì tay chân và cứng khớp. Tuy nhiên, các bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng, hay lạm dụng mà cần xin ý kiến của chuyên gia nếu muốn dùng.

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

Thoát bị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở cột sống, thường gặp ở người cao tuổi, lao động nặng, béo phì, thói quen sinh hoạt xấu. Bệnh tiến triển qua giai đoạn phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm đến thoát vị đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Mỗi giai đoạn có dấu hiệu và tình trạng bệnh khác nhau. Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu để điều trị sao cho phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm tuy không phải bệnh nan y, nhưng tình trạng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, teo chân, rối loạn cảm giác, liệt nửa người,…

Phù thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng của người bệnh được bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Trong đó sử dụng thuốc giảm đau được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi thuốc giúp giảm nhanh cơn đau và triệu chứng của bệnh và phục hồi chức năng cột sống.

Khi nào sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay
Khi nào sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay

Theo chuyên gia khuyến cáo, người bệnh sử dụng thuốc giảm bệnh ở giai đoạn phình hoặc lồi đĩa đệm, khi bao xơ đĩa đệm chưa bị rách và phần nhân nhầy chưa thoát ra đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh. Hoặc sử dụng hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật.

Tuy nhiên thuốc chứa nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ thuộc và tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả khác nhau. Bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm được thường dùng

Mục tiêu của thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm là giảm cơn đau và triệu chứng của bệnh. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ kê đơn chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:

Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm Paracetamol

Thuốc Paracetamol được sử dụng phổ biến giảm đau, hạ sốt do cảm lạnh, viêm họng hoặc bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp,…

Người bệnh sử dụng cải thiện cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Không sử dụng thuốc với người bệnh thiếu máu, tiền sử về tim gan hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Paracetamol gây độc tính lên gan trong quá trình sử dụng thuốc không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích. Ngoài ra thuốc gây tác dụng phụ như buồn nôn, nổi phát ban, mề đay mẩn ngứa.

Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, tránh tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe

Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid tác dụng giảm đau kết hợp kháng viêm. Thuốc ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) giảm khả năng tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin ở thần kinh trung ương.

Thông thường thuốc được sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc Paracetamol. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ có thể gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng nên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.

Một số thuốc được sử dụng phổ biến như Meloxicam, Aspirin, Diclofenac, Indometacin,…

Chống chỉ định trong trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử với NSAID
  • Người bệnh có tiền sử xuất huyết suy gan, suy thận, xuất huyết tiêu hóa
Thuốc giảm đau Indometacin
Thuốc giảm đau Indometacin

Thuốc giảm đau opioids

Thuốc tác dụng áp dụng giảm cơn đau trung bình đến nặng, được sử dụng với trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm gây đau nhiều, đau âm ỉ thuốc giảm đau thông thường không đáp ứng. Tuy nhiên thuốc có thể gây nghiện, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

Ngoài ra thuốc có thể gây tác dụng phụ gây co giật, đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Người bệnh cần giảm liều lượng trước khi ngưng sử dụng hẳn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau opioids:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Chống chỉ định với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh tiền sử suy gan suy thận, ngộ độc với ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần, thuốc ngủ,…
  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 15 tuổi

Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc tác dụng giảm cơn đau trung bình đến nặng, sử dụng thuốc giảm giảm đau thông thường không mang đến hiệu quả. Người bệnh sử dụng khi xuất hiện triệu chứng chèn ép dây thần kinh tê bì cánh tay, tê buốt, cơn đau dữ dội và dai dẳng.

Người bệnh tham khảo thuốc được sử dụng phổ biến như Pregabalin, Gabapentin.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Không sử dụng cho người bệnh dưới 18 tuổi
  • Chống chỉ định với trường hợp người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Với người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế MAO ( Monoamine oxidase) hoặc ngưng sử dụng trước đó 15 ngày
Thuốc Pregabalin (Lyrica) giảm cơn đau thoát vị
Thuốc Pregabalin (Lyrica) giảm cơn đau thoát vị

Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm khác

Ngoài thuốc giảm đau được sử dụng trên, người bệnh tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm đi kèm, giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ cơn đau nhanh chóng.

Thuốc giãn cơ

Thuốc tác dụng giãn cơ, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh giúp giảm đau và ức chế phản xạ đau. Thuốc có thể gây buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt. Người bệnh tiền sử về gan thận thận trọng trước khi sử dụng. Một số thuốc được bác sĩ khuyên dùng như: amitriptyline, gabapentin, pregabalin,…

Thuốc corticoid dạng tiêm

Thuốc ức chế khả năng miễn dịch, tác dụng chống viêm, giảm đau với trường hợp nặng. Thuốc chứa nhiều rủi ro và tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không được lạm dụng thuốc tránh biến chứng nghiêm trọng tăng đường huyết, loãng xương, mô xương hoạt tử,…

Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm

Thuốc giúp phục hồi mô sụn và cải thiện độ đàn hồi đĩa đệm. Sử dụng thuốc tăng hấp thụ canxi, chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tái phát. Bởi thuốc không tác dụng giảm đau, nên người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc giảm đau như: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau opioids,…

Vitamin nhóm B

Thuốc được sử dụng phục hồi tổn thương, giảm nguy cơ rối loạn thần kinh. Tuy nhiên sử dụng vitamin B liều cao có thể gây nổi mề đay, nổi mụn, nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng vitamin nhóm B giúp phục hồi thoát vị đĩa đệm bị tổn thương
Sử dụng vitamin nhóm B giúp phục hồi thoát vị đĩa đệm bị tổn thương

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện cơn đau, kiểm soát tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc, tránh gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh sử dụng thuốc với bệnh nhẹ ở giai đoạn phình và lồi đĩa đệm. Với trường hợp nặng cần phẫu thuật và phương pháp khác giúp điều trị bệnh hiệu quả
  • Khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng ngắt quãng.
  • Với trường hợp người bệnh có tiền sử về huyết áp, bệnh gan thận,… cần thận trọng khi sử dụng
  • Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc kéo dài, gây tác dụng phụ ngoài ý muốn ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu canxi, khoáng chất trong thực đơn hằng ngày
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, không chỉ cơn đau thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, tình trạng bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Người bệnh cần hạn chế mang vác nặng, lao động quá sức, ngồi quá lâu một tư thế
  • Bên cạnh sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh tham khảo phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, thuốc Đông y, châm cứu bấm huyệt,…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, có bất kỳ tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế thăm khám

Bài viết cung cấp thông tin thuốc giảm đau chữa thoát vị đĩa đệm, giúp bạn độc hiểu rõ hơn tác dụng và lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cần sự tham vấn y khoa, không tự ý sử dụng thuốc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

BÀI XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người bệnh cần xoa bóp làm giã cơn vùng lưng và hông trước khi bấm huyệt
Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhKhi nào nên sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệmCác loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm được thường dùngThuốc...

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông
[Thực Hư] Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Đàn Ông?

Nội dung chínhKhi nào nên sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệmCác loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm được thường dùngThuốc...

Thoát vị đĩa đệm L4,L5 tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm
Khám Chữa Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu? Top 9 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Nội dung chínhKhi nào nên sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệmCác loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm được thường dùngThuốc...

Nguyên Nhân Gây Đau Lưng Không Cúi Được, Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Nguyên Nhân Gây Đau Lưng Không Cúi Được, Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Nội dung chínhKhi nào nên sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệmCác loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm được thường dùngThuốc...