Chi Tiết Về Phương Pháp Tiêm Ngoài Màng Cứng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

5/5 - (9 bình chọn)

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là giải pháp tối ưu nhằm giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc về mức độ hiệu quả của phương pháp cũng như các biến chứng có thể xảy ra. Vậy nên, để có thể giải đáp các thắc mắc trên một cách chính xác thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là như thế nào?

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là thủ thuật sử dụng kim tiêm để đưa những loại thuốc như thuốc steroid, thuốc gây mê, kháng viêm vào phần xung quanh tủy sống.

Mục đích chính của tiêm ngoài màng cứng là giúp người bệnh giảm đau, kháng viêm tạm thời do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Cách chữa này sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Đơn vị thực hiện thường là khoa thần kinh, khoa nội tổng hợp thuộc các bệnh viện Tây y. Cách chữa này đã được ứng dụng tại Việt Nam khoảng 10 năm nay và có hiệu quả tương đối cao.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khá phổ biến hiện nay
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khá phổ biến hiện nay

Bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim tiêm đặc biệt là kim tiêm 22 hoặc 22G, tiêm thuốc trực tiếp vào đoạn xương đang bị đau. Vị trí tiêm thường là khoang màng cứng của cột sống lưng.

Vì vị trí này chứa nhiều rễ thần kinh và bao quanh tủy sống nên thuốc sẽ thẩm thấu rất nhanh vào cơ thể để phát huy tác dụng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách này có thể làm giảm sưng đau ở xung quanh vùng thoát vị, nhất là các rễ thần kinh cột sống, những dây thần kinh bị tổn thương chưa kịp hồi phục.

Nên tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi nào?

Phương pháp này có thể dùng cho những bệnh nhân thoát vị nhẹ và cả trong trường hợp bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hoặc bị xương khớp lâu năm.

Các trường hợp có thể tiêm ngoài màng cứng

Việc thực hiện tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm ngoài việc dựa theo mong muốn của người bệnh còn cần căn cứ vào những xét nghiệm, kiểm tra về tình trạng sức khỏe thực tế để bác sĩ chỉ định.

Bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi được quyết định tiêm
Bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi được quyết định tiêm

Một số trường hợp thường được chỉ định tiêm là:

  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có kèm theo dấu hiệu chèn ép dây thần kinh
  • Dây thần kinh cột sống và các mô xung quanh vùng thoát vị bị tổn thương, sưng viêm
  • Bệnh nhân có ống sống bị thu hẹp, có các chấn thương về xương
  • Đã từng mổ để chữa thoát vị nhưng thất bại, bệnh vẫn gây đau đớn và tổn hại các tế bào xung quanh.

Sau khi kiểm tra rõ tình trạng bệnh và sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian để thực hiện thủ thuật.

Các trường hợp bị chống chỉ định tiêm

Mặc dù phương pháp đem lại hiệu quả chữa bệnh khá tốt, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng.

Một số trường hợp không thể áp dụng cách chữa này:

  • Cột sống đã có những tổn thương nặng nề, có biểu hiện khối u hoặc ung thư.
  • Người bị rối loạn đông máu
  • Người có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng nặng tại cột sống
  • Người bị dị ứng với những thành phần có trong thuốc
  • Người đang trong giai đoạn điều trị các bệnh khác, đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, viêm loét dạ dày, tiểu đường…

Bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm và thăm khám kỹ lưỡng, nếu không thuộc một trong số những trường hợp trên và có sức khỏe hoàn toàn ổn định thì mới có thể thực hiện tiêm.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm tốt không?

Hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệ bằng cách tiêm ngoài màng cứng được đánh giá cao. Cụ thể, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm một cách nhanh chóng.

Sau khi thuốc được đưa vào màng cứng sẽ tác động trực tiếp tại vùng thoát vị và các rễ thần kinh bị chèn ép xung quanh để giảm sưng viêm, giảm phù nề.

Một số tác dụng chính mà phương pháp đem lại là:

  • Giảm đau, kháng viêm, giúp người bệnh dễ chịu hơn, có thể thực hiện lại các vận động bình thường như cúi, gập mình, đi lại,…
  • Xác định căn nguyên gây nên các cơn đau cột sống: Đau cột sống không chỉ đơn thuần là do bệnh xương khớp, thoát vị gây nên. Thông qua thủ thuật tiêm ngoài màng cứng và việc theo dõi các phản ứng của bệnh nhân sau khi tiêm, các bác sĩ có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân của các cơn đau này. Từ đó sớm có biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp.
  • Giúp giảm nguy cơ phải phẫu thuật thoát vị: Nếu áp dụng phương pháp này trước, bệnh nhân có thể lợi dụng khi cơn đau không hành hạ, tự thực hiện phục hồi các chức năng vận động, điều trị cho bệnh phục hồi hẳn. Nhờ đó, phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng hơn, giảm nguy cơ can thiệp dao kéo về sau.
Tiêm ngoài màng cứng đem lại nhiều tác dụng chữa thoát vị nhưng cũng không hẳn là giải pháp bền vững
Tiêm ngoài màng cứng đem lại nhiều tác dụng chữa thoát vị nhưng cũng không hẳn là giải pháp bền vững

Phương pháp này được khá nhiều người lựa chọn vì tác dụng nhanh tức thời, ít xâm lấn. Bên cạnh đó, liệu trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm rất đơn giản. Thông thường người bệnh chỉ cần 1 mũi tiêm cho giai đoạn nhẹ hoặc 2 – 4 mũi tiêm nếu nặng hơn.

Để phương pháp này phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ đúng quy trình và hướng dẫn từ chuyên gia cả trước và sau khi thực hiện.

Quy trình thực hiện tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Quy trình thực hiện thủ thuật này cũng không có gì quá phức tạp. Người bệnh chỉ cần chú ý tuân thủ chỉ dẫn từ chuyên gia.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước khi tiêm

  • Thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu
  • Không ăn uống bất cứ thứ gì ít nhất 4 tiếng trước khi tiêm để tránh đau bụng hoặc nôn trong quá trình thực hiện
  • Đi vệ sinh trước khi tiến hành tiêm, đây gần như là điều bắt buộc để tránh những phát sinh.
  • Thay đồ đã được khử trùng trước khi vào tiêm để hạn chế vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.

Giai đoạn 2: Tiêm ngoài màng cứng

Bác sĩ tiến hành chụp CT và đánh dấu vị trí tiêm, góc tiêm chính xác nhất.

Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng người thư giãn, chân co vào ngực, cong phần cột sống. Lưu ý quay lưng ra phía bác sĩ để quá trình thực hiện tiêm dễ dàng hơn.

Cần xác định chính xác điểm chọc kim để tránh gây ra những sai lầm
Cần xác định chính xác điểm chọc kim để tránh gây ra những sai lầm

Sau khi xác định được vị trí tiêm, các bước thực hiện như sau:

  • Bác sĩ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo găng tay và khử trùng vùng tiêm bằng cồn i ốt và cồn 70 độ rồi mới tiến hành chọc mũi kim.
  • Xác định vị trí tiêm là khoảng liên đốt L5 – S1 trên chiều dài tủy sống.
  • Sau khi đưa kim vào phần da ở khoảng đốt này, kim sẽ đi qua dây chằng vàng, bác sĩ có thể cảm thấy độ hẫng nhất định. Lúc đó, bằng thủ thuật kiểm tra, bác sĩ sẽ nhận định xem kim đã vào đúng vị trí ngoài màng cứng chưa. Nếu đúng thì tiến hành bơm thuốc.
  • Thuốc bơm đã được chuẩn bị trước. Thông thường bác sĩ sẽ bơm khoảng 40mg Depomedrol hoặc 3ml Hydrocortison acetate.
  • Bơm từ từ cho đến khi hết lượng thuốc thì rút kim, ép cầm máu tại chỗ, sát khuẩn và dùng băng gạc để vô khuẩn vết thương, tránh nhiễm trùng.

Người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút để tình trạng ổn định hơn sau đó mới xuống giường.

Quy trình thực hiện khá đơn giản, nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, người bệnh nên hết sức chú ý để tránh những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng có nguy hiểm không?

Những rủi ro này có thể xuất hiện ngay khi tiến hành tiêm hoặc sau quá trình tiêm.

  • Nhiễm trùng: Xảy ra khi dụng cụ tiêm không được sát trùng cẩn thận. Tất cả quy trình đều được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong môi trường vô khuẩn. Tỷ lệ nhiễm trùng khi thực hiện chỉ là 0,01% – 0,1%. Đa số là bệnh nhân bị nhiễm trùng về sau là do không chăm sóc và giữ gìn cẩn thận.
  • Thủng ngoài màng cứng: Rủi ro này xảy ra với tỷ lệ 0,3%. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh não bộ, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu dữ dội. Cơn đau có thể suy giảm sau vài ngày hoặc trở nên nặng và thường xuyên hơn.
  • Chảy máu: Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, máu khó đông. Đó cũng chính là lý do tại sao những đối tượng này không nên áp dụng.
Tiêm ngoài màng cứng nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến rủi ro
Tiêm ngoài màng cứng nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến rủi ro
  • Tổn thương các thần kinh: Nếu bác sĩ thực hiện tiêm có ít kinh nghiệm thì việc xác định sai hoặc làm lệch vị trí tiêm sẽ rất dễ diễn ra. Khi đó tiêm ngoài màng cứng sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh và tế bào xung quanh, khiến chúng sưng viêm, có thể dẫn đến những tổn hại không nhỏ.
  • Chấn thương phần cột sống, bại liệt, đột quỵ và tử vong: Rủi ro này xảy ra khi tiêm không đúng vị trí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh tủy sống liên quan đến não bộ và chức năng sống của cơ thể.

Người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng vì vị trí tủy sống chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng, chỉ cần thực hiện sai 1 li sẽ đi cả 1 dặm.

Bên cạnh đó, những loại thuốc sử dụng trong quá trình tiêm cũng có thể gây ra những phản ứng phụ không tốt cho người bệnh như:

  • Gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, sốt nhẹ vào ban đêm hoặc tay chân trở lạnh bất thường
  • Tê buốt, nhức mỏi trong khoảng 2 ngày đầu sau tiêm.
  • Tụt huyết áp, tăng đường huyết
  • Khó ngủ, trằn trọc, khó chịu trong người

Cả trong và sau khi tiêm, bệnh nhân cần theo dõi kỹ tình hình sức khỏe của bản thân và tìm gặp bác sĩ ngay khi có vấn đề xảy ra.

Lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Để có lựa chọn đúng và hiệu quả cao khi áp dụng phương pháp, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

  • Tiêm ngoài màng cứng đòi hỏi tính chính xác cao để đảm bảo an toàn. Chính vì hãy tìm đến những cơ sở y tế uy tín để điều trị
  • Nên nghỉ ngơi sau khi tiêm thuốc để thể trạng ổn định rồi mới được ngồi dậy. Bệnh nhân có thể xuất viện ngay nhưng không vận động quá mạnh, không tự lái xe khi ra về để tránh nguy hiểm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp tập luyện nhẹ nhàng các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường hoạt động dẻo dai hơn cho bệnh khỏi về lâu dài.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để nuôi xương chắc khỏe hơn
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để nuôi xương chắc khỏe hơn

Tuy đem lại hiệu quả rất nhanh nhưng một mũi tiêm ngoài màng cứng thường chỉ đem đến tỷ lệ giảm đau thành công cho khoảng 50% người bệnh áp dụng. Hơn nữa công dụng kéo dài chỉ được một thời gian ngắn, thường chỉ từ 1 tháng đến 1 năm.

Bởi vậy, nếu muốn khỏi bệnh hoàn toàn thì đây không hẳn là giải pháp tối ưu. Người bệnh chỉ nên áp dụng trong giai đoạn đầu và dùng để hỗ trợ trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng vận động, đi lại. Không nên lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm  được nhiều người quan tâm. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và sớm thoát khỏi những đau đớn, phiền toái do thoát vị đĩa đệm gây nên.

Thông tin nên đọc:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giữ tâm thế thoải mái nhất khi đi bộ
[Cùng Tìm Hiểu] Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không?

Nội dung chínhTiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là như thế nào?Nên tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi...

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cấy Chỉ Có Hiệu Quả Không? [Giải Đáp]
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cấy Chỉ Có Hiệu Quả Không? [Giải Đáp]

Nội dung chínhTiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là như thế nào?Nên tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi...

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp tương đối nguy hiểm 
Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhTiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là như thế nào?Nên tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi...

Khi sử dụng thuốc trị thoát vị đĩa đệm của Nhật, bệnh nhân cũng cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan
Gợi Ý 10 Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Của Nhật Chất Lượng Nhất

Nội dung chínhTiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là như thế nào?Nên tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi...