TOP 7 Mẹo Trị Chàm Bằng Lá Trầu Không Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

5/5 - (5 bình chọn)

Trị chàm bằng lá trầu không là phương pháp chữa bệnh được nhiều người áp dụng tại nhà. Đặc biệt, việc chữa bệnh bằng lá trầu còn rất an toàn, có thể dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Vậy chữa chàm bằng lá trầu không được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm bạn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị này.

Top 7 cách trị chàm bằng lá trầu không tại nhà

Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, có tác dụng hạ trí, khử phong, tán hàn, giúp giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh. Do đó loại dược liệu này thường được dùng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, đau đầu, đau nhức xương khớp, viêm nhiễm ngoài da như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm da, nhiễm trùng da, phát ban, vảy nến, á sừng, hắc lào, viêm nang lông, viêm phụ khoa,…

Theo Y học hiện đại, những dược tính mạnh trong lá trầu không có khả năng kháng viêm sát khuẩn cực mạnh, giúp ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và vi nấm như trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… Ngoài ra những khoáng chất có lợi trong lá trầu không như: Canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, các axit amin, tanin, kẽm, vitamin… cũng có tác dụng tốt trong việc làm xoa dịu tổn thương trên da, giảm ngứa ngáy, sưng viêm và một vài triệu chứng khó chịu do bệnh chàm gây ra như mẩn đỏ, da khô ráp, vảy nhỏ li ti, nứt da….

Với những công dụng trên, bạn có thể trị chàm bằng lá trầu theo một trong 7 cách đơn giản dưới đây:

Dùng nước cốt lá trầu không

Có thể nói đây là cách trị chàm bằng lá trầu tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Bởi tất cả những gì tinh túy nhất trong lá trầu đều nằm ở phần nước cốt. Người bệnh khi bôi nước cốt trực tiếp lên da sẽ nhanh thu được kết quả điều trị tốt.

Lá trầu không giã nhỏ lấy nước cốt sử dụng rất tốt cho vùng da bị chàm
Lá trầu không giã nhỏ lấy nước cốt sử dụng rất tốt cho vùng da bị chàm

Chuẩn bị: 1 năm lá trầu không, 1 ít muối hạt.

Cách thực hiện: 

  • Lá trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tạp chất.
  • Vớt lá trầu không ra rổ và để ráo nước.
  • Cho lá trầu không vào giã nhuyễn cùng với một ít muối hạt.
  • Vắt lấy nước cốt, dùng nước này bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
  • Sau khoảng 30-45 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.

Chữa chàm bằng bã trầu

Chữa chàm bằng bã trầu cũng được đánh giá là một phương pháp mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với làn da. Ngoài nước lá trầu không thì phần bã trầu cũng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp kháng khuẩn mạnh và làm dịu tổn thương trên da. Cách làm này rất đơn giản, người bệnh sẽ thực hiện theo các bước như sau.

Bã lá trầu không đắp lên da cũng là một cách điều trị bệnh chàm tại nhà
Bã lá trầu không đắp lên da cũng là một cách điều trị bệnh chàm tại nhà

Chuẩn bị: 30g lá trầu không, muối hạt. 

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Vớt lá trầu không ra, để ráo nước rồi dùng tay vò nát lá trầu. 
  • Dùng lá trầu đã vò nát chà sát lên vùng da bị bệnh.
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất có trong lá trầu có thể thẩm thấu vào sâu bên trong.
  • Giữ lá trầu không trên da thêm khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tinh dầu lá trầu không bôi da

Phương pháp trị chàm bằng lá trầu không này có thể áp dụng cho những người bị chàm ở mức độ nhẹ, chỉ xảy ra ở phạm vi nhỏ. Tinh dầu từ lá trầu không có thể giúp giảm ngứa ngáy ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn thúc đẩy tốc độ hồi phục da, giúp làm giảm sưng và làm dịu tình trạng ngứa ngáy, kích ứng.

Tinh dầu từ lá trầu không có tác dụng tốt trong việc giảm ngứa ngáy, đau rát
Tinh dầu từ lá trầu không có tác dụng tốt trong việc giảm ngứa ngáy, đau rát

Chuẩn bị: 1 năm lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối để tiêu diệt hết bụi bẩn và vi khuẩn. 
  • Vò nát hoặc giã nát lá trầu không để chúng tiết ra nhiều tinh dầu.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ với nước mát, lau khô lại bằng khăn bông mềm.
  • Dùng bông gòn thấm tinh dầu thoa đều lên vùng da bị chàm.
  • Để nguyên như vậy qua đêm và rửa sạch lại vào sáng hôm sau.
  • Nên thực hiện phương pháp này mỗi tuần từ 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tắm lá trầu không

Đối với những người bị bệnh chàm toàn thân hoặc các vết thương ở những khu vực khó bôi thuốc có thể áp dụng phương pháp tắm nước lá trầu không này. Việc tắm nước lá thường xuyên sẽ mang đến hiệu quả điều trị toàn diện hơn, giúp giảm thiểu được tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, viêm nhiễm. Phương pháp này cũng thực hiện rất đơn giản, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau.

Tắm lá trầu không giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh chàm
Tắm lá trầu không giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh chàm

Chuẩn bị: 3-4 nắm lá trầu không.

Cách thực hiện: 

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước rồi vào nồi.
  • Đổ thêm khoảng 2 lít nước, bật bếp lên và đun sôi trong khoảng 20 phút.
  • Pha nước lá trầu không với nước lạnh sao cho độ ấm vừa đủ. 
  • Ngâm mình trong bồn tắm, dùng bã lá trầu không chà nhẹ lên vùng da bị bệnh.
  • Tắm lại một lần nữa với nước sạch là được.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da, cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm hiệu quả.

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không kết hợp cùng dầu dừa

Trị chàm bằng lá trầu không kết hợp cùng dầu dừa cũng là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Dầu dừa là sản phẩm tự nhiên có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Không những vậy dầu dừa cũng là nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc làm mềm da, giảm ngứa ngáy, bong tróc,… Khi kết hợp với lá trầu không sẽ tạo ra bài thuốc chữa viêm nhiễm ngoài ra rất tốt, thích hợp cho những người bị bệnh chàm, viêm da cơ địa, hắc lào, vảy nến,… 

Xem thêm

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không kết hợp cùng dầu dừa
Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không kết hợp cùng dầu dừa

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 5-10 phút.
  • Vớt ra để ráo nước sau đó cho vào máy xay sinh tố.
  • Chắt lấy phần nước cốt và bôi lên vùng da bị bệnh để kích thích mầm bệnh trồi lên.
  • Ngày hôm sau sử dụng dầu dừa để thoa vào vùng da bị tổn thương để loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.
  • Thực hiện phương pháp trị chàm bằng dầu dừa và lá trầu không đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu và phèn chua

Một nguyên liệu quen thuộc khác có thể kết hợp với lá trầu không để điều trị bệnh chàm đó là phèn chua. Theo Đông y, phèn chua có vị chua, chát, có khả năng giải độc, sát trùng tốt. Việc kết hợp phèn chua với lá trầu không sẽ mang đến hiệu quả điều trị các triệu chứng của bệnh chàm như ngứa ngáy, đỏ rát, bong tróc,….

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu và phèn chua
Chữa bệnh chàm bằng lá trầu và phèn chua

Chuẩn bị: 20 lá trầu không tươi, 2 viên phèn chua.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá trầu không với nước sạch, sau đó dùng tay vò nát.
  • Bỏ lá vào nồi, cho thêm nước và 2 cục phèn chua vào nồi.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, sau đó tắt bếp.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm sau đó lau sạch bằng khăn bông mềm.
  • Mỗi tuần thực hiện 3-4 lần sẽ thấy các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm được thuyên giảm.

Chữa chàm bằng lá trầu không với rau răm

Một cách trị chàm bằng lá trầu không khá hiệu quả đó là kết hợp với rau răm. Phương pháp này mang đến cho người bệnh hiệu quả sát trùng cao, giúp làm dịu da và mềm da rất tốt. Từ đó các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh chàm gây ra cũng được cải thiện.

Rau răm kết hợp với lá trầu không sẽ tạo ra bài thuốc chữa bệnh chàm hiệu quả
Rau răm kết hợp với lá trầu không sẽ tạo ra bài thuốc chữa bệnh chàm hiệu quả

Chuẩn bị: 30g rau răm, 30g lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và rau răm, đem ngâm với nước muối loãng trong vòng 5 phút để loại bỏ hết các vi khuẩn và bụi bẩn trên da.
  • Cho cả hai nguyên liệu trên vào nồi đun cùng với 500ml nước, khi sôi thì vặn nhỏ lửa khoảng 2-3 phút rồi tắt bếp.
  • Loại bỏ bã, dùng nước này để đun cho bớt nóng rồi ngâm rửa vùng da đang bị bệnh.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày một lần, sau khoảng 2 tuần các triệu chứng của bệnh chàm sẽ được cải thiện.

Lưu khí khi chữa chàm bằng lá trầu không

Phương pháp trị chàm bằng lá trầu không thực hiện đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém lại không gây tác dụng phụ nên được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để việc dùng lá trầu không trị bệnh chàm mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Một số người có làn da nhạy cảm nên bôi thử tinh chất lá trầu không lên vùng da nhỏ xem có bị dị ứng không rồi mới dùng để chữa bệnh. 
  • Nếu dùng lá trầu không trị chàm cho trẻ, bạn nên sử dụng với liều lượng ít hơn người lớn.
  • Trước khi dùng nên ngâm rửa lá sạch sẽ với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên lá.
  • Với phương pháp nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa bạn không nên nấu quá đặc để tránh làm da bị bỏng rát.
  • Nên chọn những lá trầu không bánh tẻ, tươi, không héo úa, sâu bệnh, lá không quá già cũng không quá non. Đồng thời tìm mua nguồn nguyên liệu sạch để tránh làm ảnh hưởng đến da.
  • Vì lá trầu không có tính cay nồng nên người bệnh nên tránh bôi thuốc vào khu vực mắt, miệng, tai,…
  • Cần kiên trì áp dụng phương pháp chữa bệnh chàm bằng lá trầu trong thời gian dài khoảng 2 tuần để cảm nhận được hiệu quả.
  • Trong quá trình sử dụng nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Kết hợp sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc do bệnh chàm gây ra.

Trên đây là 7 cách trị chàm bằng lá trầu không tại nhà mà bạn nên tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khỏe của mình và người thân.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xuất hiện mụn nước chảy dịch ở vùng da bị chàm bội nhiễm
Chàm Bội Nhiễm – Bệnh Lý Nguy Hiểm Với Những Triệu Chứng Khó Chịu

Nội dung chínhTop 7 cách trị chàm bằng lá trầu không tại nhàDùng nước cốt lá trầu khôngChữa chàm bằng bã trầuTinh dầu lá trầu...

Bệnh Chàm Tai Là Gì? Hướng Dẫn Điều Trị Và Một Số Lưu Ý Cần Nhớ

Nội dung chínhTop 7 cách trị chàm bằng lá trầu không tại nhàDùng nước cốt lá trầu khôngChữa chàm bằng bã trầuTinh dầu lá trầu...

Bệnh chàm môi không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình
Bệnh Chàm Môi Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Chữa Trị?

Nội dung chínhTop 7 cách trị chàm bằng lá trầu không tại nhàDùng nước cốt lá trầu khôngChữa chàm bằng bã trầuTinh dầu lá trầu...

Chữa Chàm Bằng Cây Chó Đẻ Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Chữa Chàm Bằng Cây Chó Đẻ Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhTop 7 cách trị chàm bằng lá trầu không tại nhàDùng nước cốt lá trầu khôngChữa chàm bằng bã trầuTinh dầu lá trầu...