Trinh Nữ Hoàng Cung: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

5/5 - (5 bình chọn)

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu được dùng nhiều để điều trị các bệnh như ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tiền liệt tuyến,… Mặc dù đây là một loại dược liệu phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như cách dùng của loại thảo dược này.

Tìm hiểu về dược liệu trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung có tên khoa học gọi là Crinum latifolium L, thuộc họ thủy tiên – Amaryllidaceae. Dược liệu này còn có tên gọi khác là cây náng lá rộng, cây tỏi lơi lá rộng, cây tây nam văn châu lan, cây tỏi Thái Lan, cây vạn châu lan, cây thập bát học sĩ. 

Đặc điểm sinh thái:

  • Cây trinh nữ hoàng cung có thân hình giống cây hành tây, đường kính của cây khoảng 10-15cm, các bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả cao từ 10-15cm.
  • Lá cây mỏng, dài khoảng 80-100cm, rộng từ 5-8cm, hai bên mép lá có gợn sóng, các gân lá chạy song song với nhau.
  • Gân lá mặt trên xếp thành từng lõm, mặt dưới có một sống lá to, phần cuống lá gần thân có màu đỏ tím.
  • Hoa của dược liệu mọc thành từng tán khoảng 6-18 bông, cánh hoa có màu trắng dài từ 30-60cm.
  • Mùa hoa quả xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.
  • Thân cây gốc có thể mọc lên thành nhiều cây con khác nhau.
  • Loại cây này ưa ẩm, ưa sáng, nhiệt độ từ 22-27 độ C, lượng mưa >1500mm/năm, thích hợp sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới.
  • Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và sau đó được nhân giống và trồng nhiều ở các nước châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào….
  • Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam đến Đà Nẵng.

Bài viết liên quan: Giảo Cổ Lam – Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Và Giá Bán Mới Nhất

Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung ngoài tự nhiên
Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung ngoài tự nhiên

Bộ phận sử dụng, thu hái và bảo quản:

  • Bộ phận dùng: Lá và phần thân của cây trinh nữ hoàng cung được dùng để làm nguyên liệu chữa bệnh.
  • Thu hoạch: Người dân sẽ thu hoạch lá bánh tẻ vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 để sử dụng, cứ thu hoạch lá đến khi nào cây không thể mọc thêm lá được nữa.
  • Chế biến: Lá hoặc thân cây trinh nữ hoàng cung sau rửa sạch và đem sắc với nước để uống. Có thể kết hợp thêm với các loại thảo dược khác như phải được sự đồng ý của thầy thuốc Đông y.
  • Bảo quản: Để sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh hư hỏng. 

Thành phần dược chất:

  • Theo Đông y: Dược chất trong cây trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, có tác dụng hành huyết, tán ứ, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, thông lạc hoạt huyết, kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát triển và lây lan, giúp làm tăng huyết áp tạm thời.
  • Theo Y học hiện đại: Trong loại dược liệu này có chứa các thành phần hóa học như: Crinafolin, bulbispenmin, flavonoid, crinafolidin, lycorin, β -epoxyambellin, demethylcrinamin, hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpen và glucan A, glucan B. Các dược chất này có tác dụng ức chế phân bào, làm chậm sự phát triển của khối u và ngăn ngừa tế bào ung thư di căn. Ngoài ra nó còn giúp tiêu diệt virus gây bệnh bại liệt.

Công dụng chữa bệnh của thảo dược trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư cho cả nam và nữ. Cụ thể, dưới đây là những tác dụng chủ yếu của cây thuốc này:

CLICK XEM NGAY: Cây Bìm Bịp Ngâm Rượu: Tác Dụng, Cách Thực Hiện Và Cách Dùng

Dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người
Dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người

Ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh phụ khoa

Trong thành phần của trinh nữ hoàng cung có chứa các hoạt chất như Hippadine, lycorine, pseudo… giúp ngăn cản sự tổng hợp của protein, làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng di căn của các khối u. Chính vì vậy, dược liệu này được dân gian sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung,…

Hỗ trợ kháng viêm diệt khuẩn

Các hoạt chất có trong dược liệu bao gồm: Metanol, alcaloid, lycorin, flavonoids,… có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn và virus. Ngoài ra, cây trinh nữ còn chứa hoạt chất chống viêm crinamidin giúp điều trị tình trạng viêm xương khớp, nhiễm trùng,…

Chữa phì đại và ung thư tuyến tiền liệt

Trinh nữ hoàng cung còn có công dụng trong việc điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Cụ thể, hoạt chất methanol và alkaloid trong dược liệu giúp làm chậm quá trình phân bào, làm chậm phát triển của các khối u. Trong khi đó, lycorin lại có khả năng ức chế protein và DNA, ngăn chặn sự phát triển của virus. Vì vậy sử dụng trinh nữ hoàng cung được xem là một phương pháp tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.

Điều trị bệnh ho do viêm họng, viêm phế quản

Cây trinh nữ hoàng cung có khả năng kháng viêm diệt khuẩn rất tốt nhờ vào sự tham gia của các hoạt chất như lycorin, alkaloid, crinamidin. Vì vậy những người bị ho, viêm họng hạt, viêm phế quản hoàn toàn có thể sử dụng thảo dược này để điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Cây Bìm Bịp (Cây Xương Khỉ) – Công Dụng, Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua

Điều trị bệnh ho do viêm họng, viêm phế quản
Điều trị bệnh ho do viêm họng, viêm phế quản

Hướng dẫn dùng dược liệu trị bệnh

Các chuyên gia cho biết, đây là một loại dược liệu rất tốt cho những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi những thành phần có trong loại cây này có tác dụng tốt trong việc giúp giảm đau, ngăn chặn tình trạng xuất huyết dạ dày, giúp chữa lành các vết thương một cách hiệu quả.

Chữa mụn nhọt

Một trong những tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung mà bạn không nên bỏ qua đó là hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn trứng cá, mụn viêm trên da. Nhờ có chứa nhiều hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa, dược liệu này đã được giới y học sử dụng để điều trị mỹ phẩm trị mụn, giúp chăm sóc da hiệu quả.

Điều trị suy giảm miễn dịch

Các hoạt chất có trong thân và lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch Lympho T. Từ đó giúp phục hồi các bạch cầu ưa axit và bạch cầu hạt trung tính, giúp điều trị các trường hợp suy giảm hệ miễn dịch như ung thư, AIDS, bệnh bạch cầu,…

Chữa rối loạn dị ứng

Trinh nữ hoàng cung có khả năng chữa chứng rối loạn dị ứng là nhờ trong thành phần của dược liệu này có chứa glucan A và phosphatidyllycorine, có tác dụng bảo vệ và chống lại sự suy giảm của các tế bào mast.

Bảo vệ tế bào thần kinh

Một thí nghiệm được thực hiện như sau, người ta tiêm vào người những con chuột chất độc Trimethyltin (một loại độc tố làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương). Sau đó cho chúng sử dụng cao chiết từ trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy cao chiết từ dược liệu này có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khá hiệu quả.

Tìm hiểu ngay: Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Bị Chóng Mặt Không? Chuyên Gia Tư Vấn

Dược liệu giúp bảo vệ tế bào thần kinh
Dược liệu giúp bảo vệ tế bào thần kinh

Chống oxy hóa

Mặc dù khả năng chống oxy hóa của dược liệu này thấp hơn một số loại thảo dược như câu kỷ tử hay atiso. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất của loại cây này có khả năng chống oxy hóa tương đối cao với chỉ số đo lường khả năng hấp thụ gốc oxy hóa peroxyl là 1610 ± 150 μmol TE/g. 

Cách dùng dược liệu hiệu quả

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu khá nổi tiếng trong giới y học. Người ta có thể sử dụng duy nhất dược liệu này hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để chữa bệnh. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và cách chế biến thì mới có thể mang lại hiệu quả cao.

Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ cây trinh nữ hoàng cung, bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc làm tan máu bầm, chữa chấn thương, giảm đau khớp

  • Cách 1: Lá cây trinh nữ hoàng cung rửa sạch, đem sao nóng và đắp lên vết thương, mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.
  • Cách 2: Sử dụng 20g trinh nữ hoàng cung, 20g huyết giác, 20g lá cối xay, 6g quốc lão, đem rửa sạch và sắc lấy nước uống. Sử dụng mỗi ngày 1 thang cho đến khi bệnh được cải thiện.
  • Cách 3: Nướng phần thân hoặc củ trinh nữ hoàng cung, đem giã nát và đắp lên chỗ bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần bệnh sẽ nhanh khỏi.

Không nên bỏ lỡ: Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Kiêng Ăn Gì? Cách Dùng Hiệu Quả Nhất

Thảo dược sắc lấy nước uống
Thảo dược sắc lấy nước uống

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

  • Cách 1: Chuẩn bị 200g lá khô, đem rửa sạch rồi sắc uống. Nên uống thuốc hết trong ngày. Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Dùng 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi, sắc cùng với 2 chén nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp. Dùng 3 lần/ngày và uống sau bữa ăn chính. Sử dụng liên tục trong vòng 20-25 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi dùng tiếp.

Bài thuốc điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, đau bụng kinh

  • Cách 1: Sử dụng 20 lá cây tươi, sắc lấy nước và uống nhiều lần trong ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi bệnh tình của bạn được cải thiện.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20g lá cây trinh nữ hoàng cung, 12g sao đen, 6g hương tư tử, đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Cách 3: Chuẩn bị 20g cây trinh nữ hoàng cung, 20g lá ngải cứu tươi, 20g lá sen, 12g ích mẫu, 6g hương tư tử, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc trị ho, bệnh viêm họng hạt, viêm phế quản

  • Cách 1: Chuẩn bị 20 lá trinh nữ, 20g tạng bạch bì, 10g ô phiến, 6g cam thảo dây, tất cả nguyên liệu trên đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 3 lần sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt.
  • Cách 2: Chuẩn bị 20g lá trinh nữ, 6g hương tư tử, 12g lá táo chua, 12 lá bồng bồng, đem các dược liệu trên sắc thành nước uống. Ngày uống 3 lần, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang.

Đun sôi nhỏ lửa, cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp

  • Cách 1: Chuẩn bị 20g trinh nữ khô, 6g hương tư tử, 12g xa tiền tử. Đem các nguyên liệu trên sắc với 2 bát nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Chia nước thành 3 phần và uống sau mỗi bữa ăn.
  • Cách 2: Chuẩn bị 29g trinh nữ, 20g dừa dại, 20g lá sen, 20g ngải cứu tươi, 20g ích mẫu, 20g hương tư tử. Cho các dược liệu trên vào sắc với 1 lít nước, đun sôi đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc thành nhiều phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

Bài viết hấp dẫn:

Bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tăng hiệu quả trị bệnh
Bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tăng hiệu quả trị bệnh

Bài thuốc trị ung thư vú

Chuẩn bị 200g lá trinh nữ hoàng cung khô, sắc cùng với 2 bát nước đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Tiếp tục đun đến khi nước trong nồi cạn còn 1 nửa thì dừng. Chia nước thuốc thành nhiều phần bằng nhau và uống sau mỗi bữa ăn. 

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Chuẩn bị 20g lá trinh nữ khô, 20g kim ngân hoa, 6g cườm thảo, tất cả mang đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì trong vòng 1 tháng tình trạng mụn nhọt của bạn sẽ được cải thiện.

Cách phân biệt trinh nữ hoàng cung với dược liệu khác

Cây trinh nữ hoàng cung có hình dáng khá giống với các loại cây như: Náng hoa trắng, cây lan huệ hoặc cây lược vàng. Nếu sử dụng nhầm có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Phân biệt dược liệu với cây náng hoa trắng

  • Lá tươi: Lá cây trinh nữ khá mỏng và có màu xanh nhạt hơn. Trong khi cây náng hoa trắng có lá to dày và màu xanh đậm.
  • Lá khô: Lá cây trinh nữ phơi khô sẽ có mùi thơm đặc trưng. Còn cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi hơi ngai ngái.
  • Củ: Củ cây trinh nữ có màu trắng hình cầu tròn, còn củ cây náng có màu đỏ nhạt, hình bầu dục.
  • Hoa: Hoa cây trinh nữ hoàng cung có màu hồng nhạt, còn hoa náng có màu trắng.

Bài đọc thêm:

Cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung
Cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

Phân biệt dược liệu với cây lan huệ

Cây lan huệ có ngoại hình ít bị nhầm lẫn hơn nhưng nếu phơi khô thì cũng rất dễ bị nhầm lẫn với cây trinh nữ hoàng cung. Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt mà bạn cần nắm rõ:

  • Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to và hơi nhọn, trong khi lá lan huệ lại dài và hơi nhỏ.
  • Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khi phơi khô có mùi thơm còn lá lan huệ không có mùi thơm.
  • Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, mùi thơm nhẹ, còn hoa lan huệ màu trắng có mùi thơm đậm.
  • Củ: Củ trinh nữ hoàng cung có hình cầu lớn, còn củ lan huệ có hình cầu nhỏ.

Dược liệu có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Trinh nữ hoàng cung giá bao nhiêu, mua ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Tùy từng loại chế phẩm mà dược liệu này sẽ có giá bán khác nhau, cụ thể như:

  • Dược liệu tươi: Loại này được bán khá ít trên thị trường nên chưa thống kê được giá bán.
  • Dược liệu khô: Sản phẩm ở dạng khô có giá dao động từ 150.000đ – 250.000đ/kg.
  • Dược liệu ở dạng trà: Dạng này được bán trên thị trường với giá dao động từ 50.000 – 100.000đ/hộp 150g.
  • Dược liệu ở dạng cao: Sản phẩm có giá từ 125.000đ/100g.
  • Các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm được chiết xuất từ cây trinh nữ sẽ có giá bán tùy theo từng đơn vị phân phối.

Xem thêm:

Dược liệu thường được bán ở dạng khô nhiều hơn dạng tươi
Dược liệu thường được bán ở dạng khô nhiều hơn dạng tươi

Bạn có thể mua trinh nữ hoàng cung tạo các nhà thuốc Đông y, các cơ sở y học cổ truyền hoặc các trang mua bán trực tuyến như Sendo, Shopee, Lazada,…

Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Cây trinh nữ hoàng cung có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn bạn nên chú ý những vấn đề sau: 

  • Các loại dược liệu kết hợp cùng với trinh nữ hoàng cung đều phải được các bác sĩ kiểm duyệt và cho phép sử dụng. 
  • Có rất nhiều loại cây có ngoại hình giống với trinh nữ hoàng cung. Vì thế bạn cần lựa chọn đúng loại cây để sử dụng, tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Mặc dù cây trinh nữ hoàng cung được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Tuy nhiên vẫn có nhiều bài thuốc chưa được kiểm chứng khoa học nên cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng dược liệu cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan, thận nặng.
  • Khi sử dụng dược liệu này, bạn cần kiêng rau muống và đậu xanh để sản phẩm đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Dược chất có trong cây trinh nữ có thể xảy ra tương tác với một số thuốc Tây hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên uống cách khoảng 4 tiếng hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dù sử dụng dược liệu dưới dạng tươi hay khô bạn cũng cần chú ý vấn đề vệ sinh. Nếu đã sử dụng thuốc trong một thời gian dài nhưng không nhận thấy hiệu quả hoặc cơ thể xuất hiện thêm một số vấn đề bất thường. Người bệnh nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Trên đây là một số thông tin về cây trinh nữ hoàng cung được nhiều người quan tâm nhất. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dược liệu này để chữa bệnh, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây Chìa Vôi Là Cây Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Hiệu Quả 
Cây Chìa Vôi Là Cây Gì? Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh

Nội dung chínhTìm hiểu về dược liệu trinh nữ hoàng cungCông dụng chữa bệnh của thảo dược trinh nữ hoàng cungNgăn ngừa và hỗ trợ...

Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Kiêng Ăn Gì, Cách Dùng Hiệu Quả Nhất
Uống Trinh Nữ Hoàng Cung Kiêng Ăn Gì? Cách Dùng Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhTìm hiểu về dược liệu trinh nữ hoàng cungCông dụng chữa bệnh của thảo dược trinh nữ hoàng cungNgăn ngừa và hỗ trợ...

Khổ Qua Rừng (Mướp Đắng Rừng) - Công Dụng, Cách Dùng, Kiêng Kỵ
Khổ Qua Rừng (Mướp Đắng Rừng) – Công Dụng, Cách Dùng, Kiêng Kỵ

Nội dung chínhTìm hiểu về dược liệu trinh nữ hoàng cungCông dụng chữa bệnh của thảo dược trinh nữ hoàng cungNgăn ngừa và hỗ trợ...

Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ
Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ

Nội dung chínhTìm hiểu về dược liệu trinh nữ hoàng cungCông dụng chữa bệnh của thảo dược trinh nữ hoàng cungNgăn ngừa và hỗ trợ...