Bệnh Vảy Nến Có Tự Khỏi Được Không, Hay Làm Cách Nào Nhanh Hết?

5/5 - (2 bình chọn)

Vảy nến là bệnh lý về da liễu tự miễn mãn tính, có thể gây ra các triệu chứng như nứt nẻ, bong tróc, khô ráp và kèm theo việc ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Liên quan đến tình trạng này, nhiều người thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, hay cần điều trị như thế nào? Đáp án của những câu hỏi này sẽ được chúng tôi cung cấp ngay sau đây.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Vảy nến là bệnh mãn tính với đặc trưng trên da xuất hiện vùng tổn thương đỏ, đóng vảy. Bệnh lý này có thể xuất hiên ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể và nó liên quan mật thiết đến yếu tố miễn dịch với gen gây bệnh ở nhiễm sắc tố số 6.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không là vấn đề rất được quan tâm hiện nay
Bệnh vảy nến có tự khỏi không – vấn đề rất được quan tâm hiện nay

Những bất thường gen làm tế bào miễn dịch lympho T bị hoạt hóa, giải phóng chất trung gian và làm rối loạn chuyển hóa trên da. Từ đó, tầng thượng bì có hiện tượng tăng sinh tế bào và gây bệnh.

Người bị vảy nến sẽ có quá trình sản xuất tế bào sừng trên da nhanh hơn rất nhiều so với những người bình thường.

Dù là những tổn thương trên da do hệ miễn dịch nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được căn nguyên, nguồn gốc gây ra bệnh này. Đây cũng chính là lý do khiến bệnh chưa có biện pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp hiện nay chỉ làm giảm triệu chứng, hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa.

Bệnh càng để lâu, các tổn thương trên da càng nghiêm trọng. Nó gây biến chứng khôn lường như ảnh hưởng tới mắt, gây tâm lý nặng nề, nguy cơ ung thư ngày càng tăng…

Do đó, có thể khẳng định, vảy nến là bệnh mãn tính và nó không thể tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể thực hiện những biện pháp để ngăn ngừa sự phát triển, lây lan.

Vảy nến có cần chữa không?

Như đã nói, vảy nến không thể tự khỏi. Nhưng nó cũng không thể chữa khỏi 100% dù áp dụng biện pháp gì. Cho nên, khi bị vảy nến, người bệnh cần xác định tâm lý, sống chung với bệnh.

Điều trị vảy nến bằng nhiều cách khác nhau
Điều trị vảy nến bằng nhiều cách khác nhau

Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần sớm áp dụng những biện pháp điều trị để hạn chế sự phát triển và lây lan của bệnh. Ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu của vảy nến, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm biện pháp chữa trị phù hợp.

Có nhiều cách chữa vảy nến, trong đó hiện nay chủ yếu sử dụng bốn phương pháp là điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân, điều trị bằng đông y và điều trị bằng quang trị liệu.

Chữa bệnh vảy nến tại chỗ

Các thuốc bôi tại chỗ sẽ giúp giảm cảm giác ngứa, làm mềm da, cấp ẩm cho da từ đó làm lành những tổn thương vốn có trên da. Nó giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm, ngứa do bệnh.

Sau khi thăm khám, nhận định về bệnh, các bác sĩ sẽ kê một số thuốc bôi cho người bệnh như: thuốc mỡ, acid Salicylic, kem corticosteroid  bôi ngoài da, thuốc gây ức chế calcineurin,..

Các thuốc này có nồng độ nhẹ nên chỉ áp dụng cho những người bị vảy nến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tuy không gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng người bệnh cần nên thực hiện chỉ định của bác sĩ trong sử dụng. Thời gian sử dụng thường kéo dài từ 2 – 4 tuần.

Điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Trong trường hợp vảy nến ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ phải kê thuốc uống và thuốc tiêm ở liều nặng hơn. Mục đích là khống chế nhanh những cơn ngứa ngáy khó chịu cũng như làm giảm tình trạng rạn nứt, bong tróc da, chống viêm nhiễm.

Các loại thuốc như cyclosporine, methotrexte, retinoids gồm cả đường uống và đường tiêm. Tùy theo từng mức độ bệnh cũng như phản ứng của cơ thể mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

Các thuốc uống (hoặc thuốc tiềm) có tác dụng rất nhanh, chỉ sau 1 lần sử dụng. Đây cũng là lí do khiến nó gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để không gây ra bất cứ phản ứng bất thường nào.

Trị vảy nến bằng quang trị liệu

Một trong những cách điều trị vảy nến được áp dụng nhiều hiện nay đó là quang trị liệu. Cách này dùng tia cực tím (UVA và UVB) chiếu lên da để tái tạo tế bào, cải thiện tình trạng da bong tróc. Không chỉ thế, nó cũng giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm trên da hiệu quả.

Cách điều trị này sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng đóng vảy, ngứa rát trên da. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ mang đến tác dụng một thời gian. Nếu người bệnh không có những biện pháp phòng tránh sau điều trị thì khả năng tái phát bệnh rất cao.

Chữa vảy nến bằng các bài thuốc Đông y

Đông y cũng là một trong những cách điều trị vảy nến được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Khác với điều trị triệu chứng của Tây y thì Đông y mang đến phương pháp điều trị tận gốc.

Với việc kết hợp những bài thuốc uống trong, bôi ngoài và tắm rửa từ các thảo được quý trong tự nhiên, đông y giúp chữa bệnh từ bên trong ra bên ngoài. Nó giúp cải thiện bệnh, vừa đào sâu từ bên trong giúp điều trị hiệu quả hơn.

Các vị thuốc Đông y đều là thảo được lành tính, không gây tác dụng phụ, có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, nó có tác dụng chậm, cần sử dụng lâu dài. Hơn nữa, nó chỉ hiệu quả cho những người bệnh ở mức độ nhẹ, có cơ địa phù hợp với thuốc.

Cách phòng tránh bệnh vảy nến tái phát

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị thì muốn vảy nến không tái phát nhiều lần, người bệnh cần thực hiện các cách phòng tránh. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì nó không những ngăn ngừa được nguy cơ mắc vảy nến mà còn giúp hạn chế sự lây lan, phát triển cũng như tái phát của người bệnh.

Uống nhiều nước để phòng tránh bệnh vảy nến
Uống nhiều nước để phòng tránh bệnh vảy nến
  • Cần luôn giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với những nơi khói bịu, ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc với động vật nuôi như chó, mèo.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tươi là rất hữu ích. Ngoài ra, cần tránh thuốc lá, rượu bia, đồ uống có chất kích thích để hạn chế sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, cũng cần hạn chế một số thực phẩm có thể gây kích ứng da như hải sản, thịt bò, rau muống, thịt gà,…
  • Không nên tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng da. Khi tắm gội, cần dùng những loại dầu gội dầu, sữa tắm, xà phòng có nguồn gốc tự nhiên để tránh đối đa sự phát triển của bệnh.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa vì nó có thể khiến vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nặng.
  • Cấp ẩm cho da bằng cách uống đủ 2 lít nước trong ngày.
  • Mỗi ngày nên dành 30 – 60 phút tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, có hệ miễn dịch tốt từ đó có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Không mặc quần áo quá chật, cần lựa chọn chất vải mềm, để tránh gây cọ xát làm tổn thương da.
  • Khi ra ngoài cần dùng kem chống nắng để giữ ẩm cho da.
  • Có chế độ sinh hoạt điều độ, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi đúng lúc.
  • Hạn chế tình trạng mệt mỏi, áp lực suốt thời gian dài.
  • Không tự ý mua thuốc về điều trị, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia.
  • Khi bệnh có dấu hiệu trở nặng, cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và cho thuốc điều trị.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời thắc mắc “bệnh vảy nến có tự khỏi không? Có cần chữa?”. Dù đây là bệnh không thể tự khỏi và cũng khó có thể chữa được 100% nhưng vẫn cần sớm áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh trở nặng gây biến chứng.

Ngay sau khi thấy các triệu chứng, người bệnh tốt nhất nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị vảy nến nên ăn và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Vảy Nến Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? [Giải Đáp Chi Tiết]

Nội dung chínhBệnh vảy nến có tự khỏi không?Vảy nến có cần chữa không?Chữa bệnh vảy nến tại chỗĐiều trị bệnh vảy nến toàn thânTrị...

Bệnh vảy nến
Bệnh Vảy Nến: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Nội dung chínhBệnh vảy nến có tự khỏi không?Vảy nến có cần chữa không?Chữa bệnh vảy nến tại chỗĐiều trị bệnh vảy nến toàn thânTrị...

Bệnh vảy nến hồng gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Bệnh Vảy Nến Hồng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhBệnh vảy nến có tự khỏi không?Vảy nến có cần chữa không?Chữa bệnh vảy nến tại chỗĐiều trị bệnh vảy nến toàn thânTrị...

Thuốc chữa vảy nến
Top 12 Thuốc Chữa Vảy Nến Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Nội dung chínhBệnh vảy nến có tự khỏi không?Vảy nến có cần chữa không?Chữa bệnh vảy nến tại chỗĐiều trị bệnh vảy nến toàn thânTrị...