Viêm Da Dầu Ở 2 Bên Cánh Mũi Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi được xem là bệnh da liễu mãn tính, xảy ra do bị rối loạn tuyến bã nhờn hoặc xuất phát từ những phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Do đó, bệnh lý này không thể lây truyền khi tiếp tục, tuy nhiên nó có khả năng di truyền từ mẹ sang con. Vậy làm cách nào để điều trị viêm da dầu hiệu quả ở 2 bên cánh mũi? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có lời giải đáp tường tận nhất.

Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da dầu hai hay còn gọi là viêm da tiết bã là bệnh lý về da thường gặp. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như hai bên cánh mũi, da dầu, bả vai, cằm, hai bên má, cổ, ngực,…

Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng
Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng

Căn nguyên của bệnh do hoạt động không ổn định của hệ miễn dịch và rối loạn tuyến bã nhờn. Khi lượng dầu thừa được bài tiết quá mức, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển khiến vùng da bị tổn thương bị viêm đỏ, vảy bong tróc, bề mặt da ẩm dính,…

So với bệnh lý ngoài da khác như nổi mề đay, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,… viêm da dầu ở hai bên cánh mũi không gây ngứa, khó chịu cho người bệnh.

Khi được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh thường sẽ khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên người bệnh chủ quan, không điều trị sớm dẫn bệnh chuyển thành mãn tính, điều trị kéo dài và dễ tái phát.

Ngoài ra, bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong gia tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống công việc.

Vậy viêm da dầu ở hai bên cánh mũi có lây không? – Bệnh KHÔNG LÂY từ người sang người thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh vẫn có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái và lây lan từ vùng khu trú mũi đến vùng da khác như cằm, da đầu, má, cổ ngực.

Do đó, khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, bạn cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.

TÌM HIỂU TỔNG QUAN: Bệnh viêm da dầu là gì? [Tư Vấn Chuyên Gia]

Triệu chứng, nguyên nhân gây viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi

Viêm da dầu ở hai bên cánh mũi thường với triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Hai bên cánh mũi sưng và đỏ hơn so với bình thường và vùng da xung quanh
  • Có vùng ranh giới rõ ràng phân biệt với vùng da khác
  • Da bị ẩm dính trên bề mặt, có vảy bong tróc kết hợp
  • Vùng da bị tổn thương có thể ngứa và đau rát nhẹ
  • Triệu chứng bệnh có tính chất đối xứng giúp người bệnh dễ nhận biết
Bệnh khiến người bệnh khó chịu, sưng, bong tróc trên bề mặt da
Bệnh khiến người bệnh khó chịu, sưng, bong tróc trên bề mặt da

Theo bác sĩ da liễu, chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng quá trình khởi phát bệnh liên quan mật thiết đến những yếu tố dưới đây:

  • Di truyền: Trong gia đình cha mẹ bị viêm da dầu, tỷ lệ con sinh ra mắc viêm da dầu cao hơn so với trẻ bình thường. Bệnh xuất hiện ở nhiều khu vực như mũi, má, cằm, hai bả vai,…
  • Vi nấm Malassezia: Lượng bã nhờn tiết quá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Malassezia xâm nhập gây kích ứng làm viêm, sưng trên da ở hai bên cánh mũi.
  • Phản ứng bất thường của hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch hoạt động bất thường, tác động đến tế bào lympho T và giải phóng histamin khiến da sưng tấy, bong tróc vảy ở hai bên cánh mũi và nhiều vị trí khác.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người bệnh sức đề kháng kém (tiểu sử bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, cấy ghép nội tạng) nguy cơ mắc bệnh viêm da dầu hai bên cánh mũi cao hơn. Bởi khi hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi vi nấm, vi khuẩn gây hại trên da.
  • Rối loạn nội tiết tố: Khi nội tiết tố đột ngột tăng hoặc giảm tăng nguy cơ mắc bệnh về da liễu như viêm cơ địa, bệnh viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc. Hiện tượng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh, dậy thì, tiền mãn kinh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn không khoa học lành mạnh, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, muối, rượu bia, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ kích thích bài tiết dầu thừa và tăng nguy cơ khởi phát bệnh
  • Dị ứng mỹ phẩm: Người bệnh sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hoặc chứa thành phần gây kích ứng da khiến vùng da hai bên cánh mũi bị tổn thương, sưng đỏ, bong tróc da.

Ngoài ra do một số yếu tố khác như tác dụng của thuốc, hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, tiếp xúc khói bụi thường xuyên nguyên nhân gây bùng phát bệnh.

GỢI Ý:  10+ Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Nhờn Ở Mặt Tốt Nhất 

Cách điều trị bệnh viêm da dầu ở cánh mũi

Bệnh viêm da dầu ở hai bên cánh mũi là bệnh viêm da mãn tính, bệnh kéo dài và dễ tái phát trở lại. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm, và mục đích chính trong điều trị là điều trị các triệu chứng, giảm tổn thương trên da, cải thiện yếu tố thẩm mỹ.

Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến như:

Điều trị bằng thuốc Tây

Với trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, vùng da bị tổn thương nhỏ, chưa lây lan sang vùng da khác. Người bệnh sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc bôi ngoài da như:

  • Thuốc bôi ức chế và ngăn ngừa vi nấm: Thuốc ức chế sự phát triển vi nấm Malassezia, giảm nhanh triệu chứng sưng tấy, bong vảy trên da, cải thiện vùng da bị tổn thương. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến
  • Thuốc bạt sừng: Viêm da dầu ở hai bên mũi xuất hiện nhiều vảy bong, bạn được bác sĩ kê đơn thuốc bôi tác dụng bạt sừng. Thuốc tác dụng giảm hoạt động bài tiết dầu thừa, sát trùng nhẹ, ức chế vi khuẩn gây hại. Người bệnh tham khảo một số thuốc như: Acid salicylic, Acid lactic, PHA,..

ĐỌC NGAY: 3+ Cách Chữa Trị Viêm Da Tiết Bã Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Thuốc Acid salicylic điều trị viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi
Thuốc Acid salicylic điều trị viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Trường hợp người bệnh viêm da tổn thương nặng trên hai cánh mũi, bác sĩ kê đơn thuốc bôi chứa corticoid. Thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng, phục hồi vùng da bị tổn thương, tránh gây viêm nhiễm hai bên cánh mũi, da mặt và không lây lan sang vùng da khác. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ có thể gây teo da, suy giảm sức đề kháng trên da, giãn mao mạch. Nên người bệnh chỉ sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Không được lạm dụng thuốc và phải giảm liều lượng khi triệu chứng bệnh thuyên giảm
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Ở một số trường hợp người bệnh bị viêm  da dầu ở hai bên cánh mũi xuất hiện viêm nhiễm được bác sĩ kê đơn thuốc ức chế ức chế calcineurin. Thuốc tác dụng chống viêm, giảm tình trạng bong tróc trên da, không làm giãn mao mạch, hay teo da. Ngoài ra, người bệnh bị kháng thuốc corticoid, hoặc trong quá trình sử dụng có tác dụng phụ, được bác sĩ kê đơn thuốc ức chế calcineurin để thay thế.

Với vùng da bị tổn thương lan rộng, có dấu hiệu bội nhiễm, bạn nên đi thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc khánh sinh, thuốc corticoid đường uống kết hợp thuốc bôi giúp điều trị bệnh nhanh khỏi

  • Kháng sinh đường uống: Với trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng bội nhiễm, vùng da bị tổn thương lan rộng bác sĩ kê đơn kháng sinh đường uống ức chế vi khuẩn gây hại trên da
  • Kháng nấm dạng uống: Người bệnh sử dụng thuốc kháng nấm dạng uống như Itraconazol, ức chế vi nấm, hạn chế vùng da bị tổn thương lan rộng

Bên cạnh đó, người bệnh sử dụng biện pháp điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. Bác sĩ sử dụng tia UV để chiếu trực tiếp lên vùng da bị viêm da dầu ở hai bên mũi, giảm bong tróc vảy, sưng, viêm ở vùng da hai bên cánh mũi.

Tuy nhiên, phương pháp làm tăng nguy cơ ung thư và lão hóa ở da.

Lưu ý: Người bệnh đi thăm khám và sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Đông y trị viêm da dầu

Trong Đông y viêm da dầu ở hai bên cánh mũi là bệnh viêm da mãn tính, bệnh thuốc chứng phong sang. Nguyên nhân gây bệnh yếu tố ngoại tà như phong, nhiệt xâm nhập cơ thể, lâu ngày sinh huyết nhiệt, tăng bài tiết dầu thừa. Vùng da bị tổn thương vảy bong tróc, sưng tấy, nhờn dính trên bề mặt.

Bài thuốc Đông y điều trị căn nguyên của bệnh, giúp thanh nhiệt, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Bạn tham khảo sử dụng thảo dược như Tang bạch bì,  sinh địa, khổ sâm, kim ngân hoa, bồ công anh, hạ khô thảo…

Các loại thảo dược này không chỉ điều trị viêm nhiễm và triệu chứng của bệnh mà còn giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện vùng da bị tổn thương.

Bệnh nhân có thể sử dụng vệ sinh vùng da bị tổn thương và thuốc uống điều trị căn nguyên của bệnh, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi điều trị bằng Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng
Viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi điều trị bằng Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng

Bài thuốc Đông y với thảo dược tự nhiên được đánh giá lành tính, an toàn không tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc hiệu quả chậm, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định. Hơn nữa chọn cơ sở Đông y uy tín, bắt mạch kê đơn để điều trị đúng cách giúp bệnh nhanh khỏi.

Mẹo dân gian chữa viêm da ở 2 bên cánh mũi

Bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa, biện pháp an toàn sử dụng thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Hơn nữa phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí.

  • Mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ hỗ trợ điều trị bệnh lý ngoài da như viêm da tiếp xúc nổi mề đay, viêm da dầu,… Trong mật ong chứa chất chống oxy hóa và axit amin dồi dào ức chế vi nấm phát triển và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Người bệnh sử dụng mật ong nguyên chất thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc kết hợp sữa chua với trường bị nóng rát. Kết hợp mật ong uống nước ấm để giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, điều trị từ bên trong.

XEM THÊM: Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Bội Nhiễm Là Gì? Chữa Được Không?

Bài thuốc từ mật onh giúp điều trị bệnh
Bài thuốc từ mật onh giúp điều trị bệnh
  • Tinh dầu cây trà

Tinh dầu này chống viêm, ức chế vi khuẩn và virus gây hại trên da, hạn chế viêm nhiễm và lây lan vùng da bị tổn thương do viêm da dầu ở hai bên cánh mũi. Sử dụng tinh dầu trà thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng.

Ngoài ra người bệnh bị viêm da dầu ở ở vùng da dầu có thể thêm tinh dầu này vào dầu giảm sưng và loại bỏ vảy bong tróc trên bề mặt da.

  • Sử dụng gel nha đam

Gel nha đam được biết đến là nguyên liệu dưỡng da, chăm sóc da. Sử dụng nguyên liệu này loại bỏ vảy, dưỡng ẩm và tái tạo vùng da bị tổn thương. Trong nha đam chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, tăng sức đề kháng trên da.

Người bệnh sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da bị ảnh hưởng và vùng da lân cận massage nhẹ nhàng. Sau đó rửa sạch và kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm để mang đến hiệu quả nhất.

Sử dụng gel nha đam làm dị và tái tạo vùng da bị tổn thương
Sử dụng gel nha đam làm dị và tái tạo vùng da bị tổn thương
  • Đậu đen

Trong đậu đen chứa vi chất Folate và sắt giúp làm chậm sự lão hóa của da và phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Bạn sử dụng đậu đen rang nóng và đun với 1,5l nước đến khi hạt đậu đen chín.

Thực hiện phương pháp này 3-4 lần/ tuần giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị bệnh hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa viêm da dầu ở hai bên cánh mũi

Bệnh viêm da dầu ở hai bên mũi tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có khả năng tái phát nhiều lần.

Do đó, người bệnh cần lưu ý và thực hiện biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Thường xuyên vệ sinh da mặt và ở vùng da ở hai bên cánh mũi. Đây là vùng da nhạy cảm, lượng bài tiết dầu thừa cao, da mặt mỏng. Người bệnh cần sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, giúp loại bỏ vảy trên bề mặt, dầu thừa và tái tạo vùng da bị tổn thương do viêm da dầu.
Người bệnh nên sử dụng sản phẩm dị nhẹ, không gây kích ứng
Người bệnh nên sử dụng sản phẩm dị nhẹ, không gây kích ứng
  •  Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm da để hạn chế vùng da bị tổn thương lan rộng sang vùng da khác. Bên cạnh đó còn làm dịu, giảm sưng tấy vùng da bị viêm da dầu ở hai bên mũi
  • Hạn chế gãi, chà xát lên vùng da này, tránh gây viêm nhiễm, lở loét khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, kéo dài và khó điều trị
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị như thực phẩm chúa nhiều vitamin A,C, thực phẩm giàu kẽm, Omega 3, bổ sung nhiều rau xanh,… Ngược lại hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia và chất kích thích khác.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho thể, để dưỡng ẩm và hạn chế tình trạng bong tróc trên da. Hơn nữa giúp tăng cường sức đề kháng, hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn virus gây hại
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chất gây dị ứng, bụi bẩn. Khi ra ngoài cẩn sử dụng vật dụng che chắn như đeo khẩu trang, dùng kem chống nắng
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya, tinh thần thoải mái, không căng thẳng, stress
  • Người bệnh hệ miễn dịch suy yếu, bệnh lý về tiểu đường, rối loạn tiết tốt,… cần tích cực điều trị.

Như vậy, viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh nhận biết dấu hiệu của bệnh, điều trị đúng cách giúp triệu chứng thuyên giảm và không tái phát. Không nên chủ quan tránh bệnh gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

XEM THÊM: Top Các Loại Thuốc Chữa Viêm Da Dầu Hiệu Quả

3+ Cách Chữa Trị Viêm Da Tiết Bã Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Viêm da tiết bã là bệnh lý về da mãn tính rất khó điều trị lại có xu hướng dễ...

Viêm Da Thần Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm da thần kinh là một trong những loại eczema phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy kéo...

Các thông tin về thuốc Synalar

TOP 10+ Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Thuốc trị viêm da tiết bã loại nào hiệu quả là vấn đề mà tất cả người mắc phải căn...

Thuốc Trị Viêm Da Gentrisone: Công Dụng, Cách Dùng

Thuốc bôi Gentrisone là sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Daewoo - Việt Nam. Đây được xem...

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Bội Nhiễm Là Gì? Chữa Được Không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng da nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Bệnh lý...