Viêm Da Tiếp Xúc Côn Trùng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

5/5 - (2 bình chọn)

Tại nước ta, tình trạng viêm da tiếp xúc côn trùng là bệnh lý da liễu nhiều người gặp phải, đặc biệt trong thời tiết ẩm nóng mùa hè, mùa mưa lũ hay những khu vực nhiều cây cối. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng thường thấy và cách điều trị, phòng ngừa viêm da khi tiếp xúc với các loại côn trùng.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?

Viêm da tiếp xúc côn trùng là hiện tượng trên da có những tổn thương dạng viêm do bị côn trùng cắn. Nói một cách cụ thể, dạng viêm da tiếp xúc này là phản ứng cấp tính của da đối với những chất kích ứng từ các loại côn trùng như nọc độc, dị nguyên (dịch tiết, chất, nhựa mủ),…

Viêm da tiếp xúc côn trùng là hiện tượng da bị tổn thương do côn trùng cắn
Viêm da tiếp xúc côn trùng là hiện tượng da bị tổn thương do côn trùng cắn

Viêm da tiếp xúc dễ gặp phải ở nhiều đối tượng, đặc biệt là những người ở vùng nông thôn. Vào những mùa vụ, nơi những cánh đồng lúa hoặc hoa màu xuất hiện rất nhiều loại côn trùng khác nhau.

Việc tránh để không bị tiếp xúc đối với người nông dân tương đối khó khăn.

Những tổn thương trên da chỉ được tạo ra khi có tiếp xúc với côn trùng. Do đó, bệnh thường có diễn biến nhẹ, không quá phức tạp và có thể áp dụng những biện pháp điều trị.

Tuy nhiên, đôi khi nó gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh cần sớm có biện pháp ngăn ngừa và điều trị để bảo vệ sức khỏe.

Những loài côn trùng gây viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng viêm da này đó chính là côn trùng. Không giống với những bệnh viêm da khác, viêm da do tiếp xúc với côn trùng chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian nhất định.

Cụ thể vào mùa thu hoạch lúa hoặc hoa màu. Đôi khi, nó cũng xuất hiện vào thời điểm thời tiết giao thoa, hoặc khi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Loại côn trùng gây ra tình trạng viêm da lớn nhất đó chính là Paederus. Loại côn trùng này cánh cứng có đến 1400 – 20000 giống khác nhau. Giống côn trùng thường gặp và dễ gây bệnh nhất chính là literalis, fuscipes, caligatus, Paederus.

Đặc điểm của các giống côn trùng này chính là có thân hình dài, cánh cứng. Những loài này có hình dáng gần giống với con kiến nên nhiều nơi gọi chúng với những tên khác nhau như kiến kim, kiến khoang, kiến cong đít,…

Đặc điểm nhận dạng của loài kiến này đó là cánh cứng, có ba chân, bung có đốt (trong đó có một đốt màu vàng). Loài kiến này bay rất nhanh, thường sống ở bãi cỏ, quanh gốc rạ, ở ruộng rau, công trường đang xây dựng,…

Theo bác sĩ của Trung tâm Da liễu Hà Nội, trong kiến khoang có một chất (gần giống với Căngtadin ở sâu miêu hoặc Phospho ở con bọ giời) làm bỏng da. Những ngày mưa lũ đến, đồng ruộng, ao hồ bị ngập, loài côn trùng ngày sẽ theo ánh đèn bay vào nhà.

Bệnh này chủ yếu do loài côn trùng có tên Paederus gây ra
Bệnh này chủ yếu do loài côn trùng có tên Paederus gây ra

Nhiều người làm việc dưới ánh đèn sẽ bị côn trùng cắn vào nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đặc biệt, người bị cắn sẽ có hành động tự nhiên đó là đập, quệt nó khiến chất Pedirin bên trong dính lên da và gây bệnh.

Hoặc cũng có thể, côn trùng bay vào nhà, rơi vào bồn tắm, bám vào quần áo, khăn mặt. Nhiều người không chú ý quệt vào nó cũng có thể gây bệnh.

Ngoài Paederus thì viêm da tiếp xúc côn trùng còn có thể do một số loài côn trùng khác như bướm đuôi vàng, kiến ba khoang, hoặc ruồi Tây Ban Nha. Song, dù nguyên nhân gây bệnh là gì thì ngay khi da bị tổn thương người bệnh cũng cần áp dụng biện pháp điều trị.

Biểu hiện viêm da tiếp xúc do côn trùng

Ngay sau khi da tiếp xúc với côn trùng, người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như cảm thấy ngứa, rát và nóng bỏng trên da.

Các vết đỏ trên da sẽ xuất hiện sau khoảng 6 – 12h. Kích thước của vùng da bị tổn thương không lớn lắm, thường dài 1 – 1.5cm và rộng 3 – 4mm. Tổn thương này sẽ bắt đầu lên mọng nước và bọng mủ (sau 1 – 3 ngày).

Ở một số trường hợp sẽ có hiện tượng sốt nhẹ khi tổn thương lên mủ. Hoặc một số người bị sưng húp hai mắt, nổi hạch ở bẹn. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 5 – 24 ngày.

Theo số liệu thống kê, những tổn thương trên da do tiếp xúc côn trùng như sau:

  • Có đến 100% người bị sẽ có biểu hiện bởi vết đỏ, cộm lại và nóng rát.
  • Có đến 80% số người bị viêm da tiếp xúc ở vị trí như đầu, cổ, thân, mặt.
  • Có đến 60% người thấy các tổn thương xuất hiện vào buổi sáng.
  • Đặc biệt, có 3.82% người có hiện tượng mi mắt bị sưng.

Điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Theo các bác sĩ, viêm da tiếp xúc do côn trùng không phải là tình trạng phức tạp hay nguy hiểm. Nó hoàn toàn có thể khống chế được với những loại thuốc khác nhau.

Tùy thuộc vào giai đoạn tổn thương, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Giai đoan 1: Xuất hiện vết đỏ, nóng rát

Ở giai đoạn đầu khi mới bị viêm da tiếp xúc do côn trùng, các triệu chứng chỉ mới ở mức độ nhẹ. Khi đó, trên da bắt đầu chỉ mới xuất hiện những vết đỏ và có hiện tượng nóng rát.

Nước vôi nhì giúp loại bỏ triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu
Nước vôi nhì giúp loại bỏ triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu

Lúc này, người bệnh chỉ cần dùng muối loãng 9% hay nước vôi nhì bôi vào là khỏi. Cụ thể, trong 1 – 3 ngày đầu tiên bị bệnh, mỗi ngày hãy chấm 3 – 4 lần thuốc vào phần da bị côn trùng cắn để loại bỏ độc tố tên da.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế rửa nhiều với nước vì nó có thể khiến da bị tróc vảy và tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn 2: Da có hiện tượng đau rát ở mức độ nhiều hơn

Đó là trong khoảng từ 4 ngày trở đi, những vết đỏ trên da rõ hơn. Người bệnh cũng cảm thấy đau rát nhiều hơn. Khi đó, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ da liễu thăm khám và cho thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc được sử dụng trong thời gian này đó là:

  • Các loại dung dịch sát khuẩn như Yarish, Đalibua
  • Các loại hồ như Hồ nước, Tetra – Pred
  • Kèm theo một số loại thuốc kháng sinh dùng cho đường uống.

Mục đích của việc dùng các loại thuốc này đó chính là làm dịu những cơn ngứa trên da. Đồng thời, loại bỏ độc tố, làm lành tổn thương. Sau 4 – 6 ngày dùng thuốc bệnh sẽ hết.

Giai đoạn 3: Viêm da tiếp xúc côn trùng hóa mủ

Nếu tình trạng bệnh để quá lâu ngày không được xử lý, vùng da bị tổn thương sẽ có thể bị nhiễm trùng, hóa mủ. Khi đó, điều trị bệnh sẽ phức tạp hơn một chút, lâu hơn một chút.

Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho thuốc phù hợp.

Khi đó, thuốc được sử dụng phổ biến chính là các dung dịch thuốc màu như thuốc tím, thuốc Xanh Methylen. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê kem mỡ hoặc thuốc kháng sinh Corticoid, Histamin đường uống.

Công dụng của những loại thuốc này đó là làm dịu da, kháng viêm, loại bỏ vảy tiết. Thuốc có tác dụng nhanh, thường bệnh sẽ hết sau 4 – 5 ngày sử dụng.

Chăm sóc da khi bị bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng, người bệnh cần ngay lập tức thực hiện biện pháp chăm sóc da để hạn chế sự lây lan, phát triển của tổn thương.

Chườm đá để hạn chế tình trạng sưng, ngứa rát khi bị côn trùng cắn
Chườm đá để hạn chế tình trạng sưng, ngứa rát khi bị côn trùng cắn

Theo đó, bạn cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Mỗi ngày vệ sinh vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần. Tuy nhiên, chú ý không để nước dây vào vì nó sẽ khiến tổn thương lan rộng.
  • Ngay sau khi bị côn trùng cắn, hay lấy đá chườm lạnh lên vùng da đó để giảm sự ngứa ngáy và hạn chế sưng.
  • Mặc trang phục rộng rãi, tránh cọ xát vào vùng da bị tổn thương.
  • Hạn chế gãi hay chà xát mạnh lên vùng da đó.

Phòng tránh bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh.

Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn có thể thực hiện những biện pháp phòng tránh như:

  • Tối đến, hãy đóng tất cả cửa sổ trong nhà để tránh côn trùng bay vào.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhất là nhà tắm.
  • Trước khi mặc quần áo hoặc lau mặt, cần kiểm tra xem có côn trùng đậu trên đó không.
  • Tránh phơi quần áo vào ban đêm vì côn trùng có thể đậu vào và trú ngụ tại đó.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe, cuộc sống vì thế người bệnh cần có những biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Bị Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi? Làm Gì Để Bệnh Nhanh Lành?

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?Những loài côn trùng gây viêm da tiếp xúcBiểu hiện viêm da tiếp xúc do...

Hạn chế gãi ngứa gây viêm loét vết thương
Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì Và Nên Làm Gì Để Nhanh Lành Bệnh?

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?Những loài côn trùng gây viêm da tiếp xúcBiểu hiện viêm da tiếp xúc do...

Viêm da tiếp xúc - bệnh lý ngoài da ở mọi đối tượng
Viêm Da Tiếp Xúc Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?Những loài côn trùng gây viêm da tiếp xúcBiểu hiện viêm da tiếp xúc do...

Viêm da tiếp xúc ở mặt là bệnh lý ngoài da phổ biến
Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?Những loài côn trùng gây viêm da tiếp xúcBiểu hiện viêm da tiếp xúc do...