Viêm Mũi Dị Ứng Bội Nhiễm: Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một biến chứng của viêm mũi dị ứng do kéo dài không được điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, virus. Bệnh lý này nếu như tiếp tục không được chữa trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang,… Để giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trong phần thông tin dưới đây.

Giải đáp viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Giải đáp cho thắc mắc này các chuyên gia cho biết đây là một tiến triển nặng hơn của bệnh viêm mũi dị ứng sau một thời gian dài không được điều trị hoặc chữa trị không đúng cách. Vào lúc này sẽ xảy ra hiện tượng viêm nhiễm nặng nề do vi khuẩn, virus xâm nhập trên nền bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

Khi bi bệnh cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động bằng cách giải phóng histamin cùng các chất trung gian, từ đó khởi phát các triệu chứng. Người bệnh có thể thấy ngạt mũi ở một hoặc cả 2 bên cánh mũi, chảy nhiều nước mũi, hắt hơi thành tràng rất khó kiểm soát.

Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, ở một thời điểm nhất định trong mùa hoặc quanh năm và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó phổ biến là do thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm hoặc các yếu tố bẩm sinh,… Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, các bạn hãy cùng theo dõi thông tin phía dưới.

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Như đã nói, viêm mũi dị ứng bội nhiễm không phân biệt độ tuổi, tuy nhiên sẽ phổ biến hơn ở nhóm đối tượng có sức đề kháng kém hoặc chưa phát triển hoàn thiện là người già và trẻ nhỏ. Còn về nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, trong đó có nhiều vấn đề có thể người bệnh không ngờ đến.

Theo các nghiên cứu khoa học trên những bệnh nhân mắc bệnh này, khi bị bệnh bạn thường sẽ tiết ra IgE (immunoglobulin E) nếu gặp các dị nguyên có nguy cơ gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, nấm mốc,… Một khi hàm lượng IgE tăng cao trong máu sẽ kích thích cơ thể giải phóng histamin khỏi các protein. Lượng chất này phóng ra quá nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng sưng viêm niêm mạc mũi, nếu không được điều trị đúng cách còn làm viêm nhiễm nặng hơn, từ đó dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Cụ thể các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm bao gồm:

  • Do di truyền: Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được, khi gia đình bạn có cha mẹ hoặc ông bà có tiền sử viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh về đường hô hấp như xoang mũi, hen suyễn sẽ có nguy cơ viêm mũi dị ứng bội nhiễm cao hơn bình thường. Hơn nữa cũng dễ tái phát hơn, điều này khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, kéo dài.
  • Cấu trúc mũi bất thường: Những trường hợp có dị tật bẩm sinh trong mũi như lệch vách ngăn mũi làm niêm mạc nhạy cảm hơn khi bị kích thích. Hơn nữa nếu không điều chỉnh lại, để kéo dài thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, gây ra viêm nhiễm nặng ở niêm mạc, từ đó dẫn đến bội nhiễm.
  • Tiếp xúc với yếu tố dị nguyên gây dị ứng: Rất nhiều yếu tố dị nguyên xung quanh mà nhiều khi chúng ta không để ý lại chính là nguyên nhân gây ra dị ứng, gồm có bụi bẩn, mạt bụi, hóa chất, lông động vật, nấm mốc,… Chúng tồn tại trong môi trường sống, vì vậy nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cơ thể phóng thích histamin mạnh hơn, từ đó gây ra bội nhiễm.
  • Cơ địa: Những người từng có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp sẽ có khả năng bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm cao hơn.
  • Hệ miễn dịch: Tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy cơ cao gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu kém hơn do virus, vi khuẩn xâm nhập từ đó gây bệnh, khiến niêm mạc mũi bị tổn thương nặng nề, dẫn đến bội nhiễm.
  • Do dị ứng thuốc: Trong hầu hết các loại thuốc đều có chứa một lượng lớn protein có thể gây kích ứng với một số cơ địa nhạy cảm. Đặc biệt là với những người mắc một số bệnh lý nền cần dùng thuốc triền miên, kéo dài hoặc trường hợp thường xuyên dùng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh cũng có thể mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Cách nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm mang nhiều triệu chứng của viêm mũi dị ứng nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Ngứa mũi: Cảm giác kích ứng tại vùng niêm mạc mũi khiến người bệnh liên tục phải dùng tay dụi mũi, rất khó chịu.
  • Nghẹt mũi: Tình trạng này có thể gặp với từng bên mũi, luôn phiên nhau hoặc cùng lúc cả 2 cánh mũi. Đặc biệt nghẹt mũi càng trầm trọng hơn vào mùa lạnh hoặc khi người bệnh ngồi nhiều trong phòng điều hòa.
  • Sổ mũi: Ban đầu chỉ có dịch mũi trong, không mùi, chảy nhiều không kiểm soát được. Tuy nhiên, nước mũi có thể chảy ra ngoài hoặc chảy xuống họng, điều này dẫn đến tình trạng kích ứng niêm mạc họng, ho, viêm họng. Nếu để kéo dài sẽ chuyển thành nước mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh với mùi hôi khó chịu.
  • Hắt hơi: Người bệnh cảm thấy nhột và kích ứng mũi, sau đó bắt đầu hắt hơi. Tuy nhiên có thể hắt hơi vài chục cái, thành tràng dài rất khó kiểm soát. Việc hắt hơi gây co thắt cơ hoành, dẫn đến đau tức ngực, mệt mỏi kèm theo cay mắt, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài ra người bệnh có thể bị sốt, viêm tai giữa, đau đầu, ngứa họng, khàn tiếng do thanh quản bị phù nề.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm kéo dài nhiều ngày
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm kéo dài nhiều ngày

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm kéo dài nhiều ngày khiến sức khỏe người bệnh bị sa sút, ăn không ngon, mất ngủ gây ngạt mũi, khó thở, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị iêm mũi dị ứng bội nhiễm

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như:

  • Viêm họng: Họng và mũi là 2 cơ quan thông nhau, do đó khi dịch ở mũi chảy xuống họng sẽ gây viêm hong, đau họng kéo dài. Hơn nữa, việc thở bằng miệng lâu ngày khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến dịch chảy xuống họng.
  • Viêm xoang: Dịch mũi chảy liên tục là điều kiện để vi khuẩn, virus phát triển, tăng nguy cơ làm tổn thương niêm mạc mũi. Hơn nữa, chất nhầy càng ứ đọng lâu ngày sẽ càng cản trở đến việc dẫn lưu, viêm nhiễm khoang xoang, từ đó dẫn đến viêm xoang mãn tính.
  • Viêm thanh quản: Khi 2 bên hốc mũi bị tắc nghẽn rất dễ dẫn đến viêm thanh quản, người bệnh khó thở bằng mũi, miệng. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ làm thanh quản bị sưng viêm, đau nhức khó chịu.
  • Hen suyễn: Ống phế quản bị sưng sẽ khiến việc hô hấp khó khăn hơn, ngực đau thắt và tăng nguy cơ hen suyễn. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
  • Ảnh hưởng đến tai: Đây là cơ quan liên quan trực tiếp đến mũi họng và cũng dễ bị ảnh hưởng nếu mũi bị viêm. Với người bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm rất có thể dẫn đến viêm tai giữa, giảm thính giác nếu không được xử lý kịp thời.

Căn bệnh này càng kéo dài thì nguy cơ biến chứng ngày càng cao, từ đó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những vấn đề thường về sức khỏe, các bạn nên đi khám để kịp thời kiểm tra và điều trị.

Xem thêm

3 biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm tốt nhất

Tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm nên được điều trị càng sớm càng tốt tránh để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong chữa trị bệnh lý này, các bác sĩ cho biết cần kết hợp các loại thuốc, biện pháp tại nhà và phương pháp chăm sóc khoa học thì mới có thể loại bỏ một cách triệt để. Bên cạnh đó, người bệnh cần đi khám để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, cũng như tùy vào cơ địa từng người để đưa ra phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

Mẹo dân gian tại nhà

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm được sử dụng kết hợp trong phác đồ điều trị với những trường hợp mắc bệnh mức độ nhẹ, mới mắc. Ưu điểm của các mẹo dân gian này là tiện lợi, dễ sử dụng, áp dụng được cho mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, hơn nữa chi phí lại rẻ.

Mẹo dân gian tại nhà trị viêm mũi dị ứng
Mẹo dân gian tại nhà trị viêm mũi dị ứng

Hướng dẫn một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm tại nhà:

Nước ép tỏi

  • Người bệnh chuẩn bị một vài tép tỏi, đem bóc vỏ, rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Dùng máy xay hoặc giã nát và lọc lấy nước cốt tỏi.
  • Đem nước cốt tỏi thu được trộn cùng với dầu vừng theo tỉ lệ là 1:1.
  • Lấy tăm bông thấm hỗn hợp, sau đó đưa vào mũi để vệ sinh và diệt khuẩn hiệu quả.
  • Lưu ý nếu không có mật ong, bạn có thể thay thế bằng dầu vừng.

Nước muối sinh lý

  • Nước muối sinh lý bạn có thể mua tại bất kỳ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng đều được.
  • Dùng nước muối rửa mũi hàng ngày, cả trẻ nhỏ và người trưởng thành đều áp dụng được. Còn với trẻ sơ sinh có thể nhỏ mũi để sát khuẩn, cũng như giúp đường thở được thông thoáng.

Sử dụng tinh dầu

  • Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu của một số thảo dược như hoa ngũ sắc, lá bạc hà, trầu không, tinh dầu tràm, bạch đàn,… mang đến tác dụng kháng khuẩn, tiêu sưng viêm.
  • Các bạn đun sôi nước, sau đó chắt vào một chiếc cốc, sau đó thêm tinh dầu vào và tiến hành xông hơi sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả.

Nhìn chung, các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng các mẹo dân gian tại nhà chỉ mang đến tác dụng cải thiện triệu chứng tức thời tại thời điểm sử dụng, hoàn toàn không có khả năng điều trị tận gốc từ căn nguyên gây bệnh. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chỉ nên áp dụng những bài thuốc này để hỗ trợ tình trạng bệnh nhẹ. Tuyệt đối không lạm dụng cách chữa này, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhẹ gần như không mang lại hiệu quả gì.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Ưu điểm của việc sử dụng bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ do được bào chế 100% từ các thảo dược tự nhiên. Công dụng chính những bài thuốc này mang lại là khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.

Tuy nhiên với phương pháp điều trị này, bạn cần kiên trì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn, vì hiệu quả của bài thuốc Đông y khá chậm, tác dụng từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến từ dược liệu, người bệnh tốt nhất nên đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền uy tín.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Một số các bài thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng đang được đánh giá cao và nhiều người tin tưởng sử dụng là:

  • Bài thuốc số 1: Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm tiến kỳ, phong hương, lá ha chìa, giải mạc gia, mẫu đơn trắng, truật sơn kế, khương thanh, bắc cam thảo, thảo ma hoàng, bách chi. Tất cả đem rửa sạch rồi sắc cùng với 600ml nước, khi sôi đun lửa nhỏ đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp, chia ra uống 2 lần trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Người bệnh chuẩn bị tân di, yến diện mỗi loại 12g; hoàng cầm và yến thực tằm mỗi vị thuốc 12g; khổ ngạch, cam thảo, cửu lý trúc căn, bạc hà mỗi loại 6g. Đem tất cả đi rửa sạch rồi sắc cùng 5 bát nước, đến khi sôi để lửa nhỏ, cạn còn 3 bát nước thì tắt nếp. Chia lượng nước thuốc làm 3 phần, uống vào sau ăn khoảng 1 tiếng.
  • Bài thuốc số 3: Chuẩn bị gỏi cá bạt đài, giả tô, giải lễ sao, phong hương, nhân sâm, thương nhĩ, bạch đậu, ngũ vị tử hoa nam. Các nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào sắc cùng 750ml nước, đun cạn còn 250ml thì tắt bếp, chia ra làm 2 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 4: Chuẩn bị nguyên liệu gồm bạch lý trúc căn 6g, thương nhĩ 12g, tân di 60g, hành 90g. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Kết hợp cùng bột băng phiến, thạch cao và phù thủy cam thạch trộn lẫn với hỗn hợp để vệ sinh mũi.

Phương pháp Tây Y

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm là biện pháp được nhiều người áp dụng nhất, được đánh giá mang lại tác dụng tốt. Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả cao, nhanh chóng, tiện lợi.

Các loại thuốc Tây y được các bác sĩ kê đơn phổ biến nhất trong điều trị bệnh lý này gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Để ngăn chặn và ức chế quá trình sinh sôi, phát triển các vi khuẩn, virus gây hại, tấn công người bệnh, một số loại thuốc kháng sinh cho tác dụng tốt phải kể đến là amoxicillin, erythromycin,…
  • Nhóm thuốc giảm viêm: Nhóm thuốc này giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng hơn ở niêm mạc mũi. Về loại thuốc cụ thể bạn sẽ được kê đơn khi đi thăm khám tại cơ sở y tế, tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng.
  • Thuốc kháng histamin: Mang đến tác dụng ức chế quá trình phóng sinh histamin quá mức của cơ thể, nhờ đó đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi khó chịu cho người bệnh. Các loại thuốc kháng histamin gồm cả dạng xịt và dạng uống, điển hình là salbutamol theophylin.
  • Thuốc giãn phế quản: Giúp ngăn chặn các cơn co thắt phế quản gây hại đến người bệnh. Loại thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn sau khi thăm khám và kiểm tra.
  • Nhóm thuốc an thần: Loại thuốc này sẽ giúp người bệnh ổn định giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn để có năng lượng tràn trề cho việc học tập và làm việc vào ngày hôm sau. Do đó thường được dùng để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm là biện pháp được nhiều người áp dụng
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm là biện pháp được nhiều người áp dụng

Nếu lựa chọn điều trị bệnh bằng thuốc Tây, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bởi tùy vào cơ địa từng người sẽ có những loại thuốc chỉ phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với bệnh nhân khác. Bên cạnh đó, người bệnh phải dùng đúng liều lượng, loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc sớm hoặc lạm dụng thuốc khiến hiệu quả điều trị giảm sút. Hơn nữa, nếu ngừng thuốc sớm còn làm tăng nguy cơ nhờn thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm dạng nặng thì việc điều trị bằng thuốc hiệu quả không cao. Vào lúc này, bác sĩ thường chỉ định phương pháp tiêm hoặc liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi. Nhìn chung, với cơ địa và tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị riêng. Ngoài ra, nếu mắc bệnh lý này khi đang điều trị một bệnh khác, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc phù hợp.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp phía trên, để ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm tái phát cần thực hiện chế độ chăm sóc hàng ngày phù hợp, khoa học. Theo đó bạn cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn nhằm nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn các tác nhân gây dị ứng thì mới có thể điều trị dứt điểm bệnh được.

Cụ thể một số lưu ý quan trọng trong phòng ngừa và chăm sóc người bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm bao gồm:

  • Vệ sinh nhà cửa, các vật dụng xung quanh thường xuyên gồm thay giặt chăn, ga, màn, rèm,… Tránh để vi khuẩn tích tụ, ứ đọng, hoặc nấm mốc hình thành.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân bằng việc đánh răng hàng ngày và cơ thể luôn sạch sẽ. Trong đó chú ý súc miệng bằng nước ấm thường xuyên, điều này sẽ giúp loại bỏ triệt để các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng. Đồng thời dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi và mắt hàng ngày, giúp làm sạch tốt nhất.
  • Khi đi ra ngoài đường, đến những địa điểm công cộng, khu vực nhiều bụi mịn, không khí ô nhiễm hoặc tiếp xúc với người đang gặp các vấn đề về đường hô hấp,… bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ cho bản thân.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng điển hình như hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…
  • Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, nhất là khi chưa rửa sạch sẽ nhằm ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập từ tay qua mũi.
  • Vào mùa lạnh, khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc ấm, đeo bao tay và tất chân,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường sức khỏe cơ thể. Đặc biệt nếu đang bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm, các bạn chỉ nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, thức ăn lỏng và nên uống nhiều nước trái câu. Chúng sẽ giúp bệnh nhanh được chữa lành, cũng như tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc, đồng thời giảm được tình trạng tắc nghẹt mũi mà bạn đang gặp phải.
  • Khi thấy cơ thể có biểu hiện sốt cao trên 38.5 độ C, cần xin ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc hạ sốt ngay, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Ngoài ra nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác về sức khỏe, các bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.

Nếu kiên trì thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể phía trên, không chỉ giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm mà sức khỏe cũng được tăng cường. Nhờ đó cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng để làm việc hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm, hy vọng hữu ích với bạn đọc. Nếu bệnh được nhận biết và điều trị kịp thời chắc chắn không còn là nỗi lo, chính vì vậy người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng liệu trình chữa trị bác sĩ đưa ra. Ngoài ra mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm/1 lần để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn để xử lý nhanh chóng, tránh được các hệ quả nghiêm trọng.

Thông tin hữu ích

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm Mũi Dị Ứng Cấp Tính: Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Viêm Mũi Dị Ứng Cấp Tính: Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhGiải đáp viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễmCách nhận biết bệnh...

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Biến Chứng Cách Điều Trị
Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Biến Chứng Cách Điều Trị

Nội dung chínhGiải đáp viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễmCách nhận biết bệnh...

Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhGiải đáp viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễmCách nhận biết bệnh...

Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ngứa Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách Khắc Phục?
Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ngứa Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách Khắc Phục?

Nội dung chínhGiải đáp viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?Nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễmCách nhận biết bệnh...