Viêm Mũi Dị Ứng Cấp Tính: Nhận Biết Và Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng cấp tính gây ra biểu hiện khó chịu, sưng tấy và chảy nước mũi. Căn bệnh hiện đang khá phổ biến ở nhiều thành phố hoặc trung tâm công nghiệp. Bệnh cũng có xu hướng trẻ hóa nên việc nắm bắt các thông tin nhận biết dấu hiệu và can thiệp sớm là hết sức cần thiết. 

Viêm mũi dị ứng cấp tính là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Chuyên gia cho rằng viêm mũi dị ứng là phản ứng của mũi với các chất gây dị ứng. Những chất này thường có ở trong không khí và đi vào trong cơ thể thông qua đường hô hấp. Căn bệnh được chia thành 2 cấp độ là viêm mũi dị ứng cấp tính và mãn tính.

Bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bệnh lý này không phải là bệnh lây nhiễm, chúng xuất hiện do tình trạng dị ứng và cơ địa của từng người. Mặc dù bệnh không lây nhiễm qua việc tiếp xúc nhưng lại có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số tài liệu đã chứng minh khi trong gia đình có người mắc viêm mũi dị ứng thì tỷ lệ lây truyền sang thế hệ sau có thể lên tới 70%. Vì vậy tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng tránh là hết sức cần thiết.

Viêm mũi dị ứng cấp tính gây ra bởi các dị nguyên dị ứng
Viêm mũi dị ứng cấp tính gây ra bởi các dị nguyên dị ứng

Bản chất của viêm mũi dị ứng cấp tính là do cơ thể gặp phải các chất gây dị ứng, làm xuất hiện phản ứng giải phóng histamin. Chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi dị nguyên. Tuy nhiên nếu chúng sản sinh quá nhiều sẽ kích thích phản ứng dị ứng, thậm chí gây viêm.

Những yếu tố có thể thúc đẩy phản ứng viêm và gây viêm mũi dị ứng cấp tính bao gồm:

  • Các dị nguyên đường thở: Dị nguyên đường thở thường bao gồm phấn hoa, lông thú, mạt bụi, bọ ve, cỏ khô,… Chúng xuất hiện ở nhiều thời điểm trong năm, gây ra triệu chứng khó chịu cho nhiều người.
  • Thay đổi thời tiết: Sự biến đổi đột ngột của thời tiết, kéo theo bất thường vệ nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí. Tình trạng thời tiết này có thể làm gia tăng các kích thích tới niêm mạc mũi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người phải chịu đựng các cơn viêm mũi cấp tính vô cùng khó chịu.
  • Dị ứng với thuốc: Một vài loại thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng sinh khi được sử dụng gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng, rất khó chịu.
  • Do bệnh lý: Khi mắc các bệnh như viêm VA, viêm họng, viêm xoang hay viêm amidan, bạn rất có thể gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng.
  • Dị ứng với thức ăn: Một vài loại thực phẩm thúc đẩy dị ứng mũi với người sử dụng, trong đó có động vật có vỏ, trứng và hải sản.
  • Do cấu trúc mũi bất thường: Trẻ sơ sinh đã có cấu trúc mũi bất thường như vách ngăn, mũi vẹo thường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng khi lớn lên.

Dấu hiệu nhận biết

Việc nhận biết các triệu chứng của viêm mũi dị ứng cấp tính là rất cần thiết, giúp bệnh nhân phát hiện và có biện pháp can thiệp điều trị sớm. Khi mắc bệnh, dù đối tượng là người lớn hay trẻ nhỏ thì vẫn sẽ xuất hiện những biểu hiện sau đây:

Hắt hơi thường xuyên là biểu hiện của căn bệnh
Hắt hơi thường xuyên là biểu hiện của căn bệnh
  • Ngứa mũi: Người bệnh bị ngứa mắt, mũi, cổ họng, ngứa da hoặc nhiều vùng liên quan khác.
  • Hắt hơi: Người bệnh có biểu hiện hắt hơi rất nhiều sau khi tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Chảy nước mũi thường xuyên: Nước mũi trong suốt, có dạng lỏng hoặc đặc nhầy, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ có kèm theo mủ.
  • Nghẹt mũi: Đây là một trong những biểu hiện của tình trạng viêm mũi dị ứng gây khó chịu, nghiêm trọng hơn với bệnh nhân là trẻ nhỏ. Chuyên gia lý giải nghẹt mũi xuất hiện do nước mũi chảy quá nhiều gây cản trở không khí lưu thông ở khoang mũi.
  • Đau đầu: Khi nước mũi chảy ra nhiều, người bệnh có thể cảm thấy khó thở. Việc bị thiếu oxy sẽ gây ra các cơn ù tai, chóng mặt và đau đầu cho người bệnh.

Bên cạnh những triệu chứng nói trên, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng phát ban, mệt mỏi, ho, viêm họng, chảy nước mắt. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi kéo dài và rất khó chịu.

Chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính như thế nào?

Chuyên gia cho biết chứng viêm mũi dị ứng cấp tính cần được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nhân khi phát hiện các biểu hiện đầu tiên của căn bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chỉ định các biện pháp chẩn đoán phù hợp. Các phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với những trường hợp có triệu chứng viêm mũi dị ứng là:

Thực hiện khám lâm sàng

Bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác và tìm hiểu những triệu chứng lâm sàng người bệnh đang hoặc đã gặp phải để bước đầu có những chẩn đoán về căn bệnh. Những triệu chứng cơ năng sẽ bao gồm các cơn hắt hơi kéo dài, chảy nước mũi trong kèm theo tình trạng ngạt mũi, xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng.

Kèm theo đó, các triệu chứng thực thể có thể phát hiện được sẽ bao gồm: Niêm mạc nhợt và phù nề; cuốn mũi bị thoái hóa, quá phát; xuất hiện polyp,…

Xét nghiệm

Bên cạnh việc khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên biệt để xác định chính xác bệnh lý, trong đó có:

  • Xét nghiệm tìm kháng thể dị ứng IgE.
  • Xét nghiệm dịch mũi tế bào.
  • Xét nghiệm bạch cầu Eo và test da để kiểm tra mẫn cảm của cơ thể khi xuất hiện dị nguyên, đồng thời đánh giá các đặc điểm của phản ứng viêm tại chỗ. Một vài test kích thích khác cũng được chỉ định thực hiện, đó có thể là phương pháp test nóng, lạnh, test nhỏ mũi.
Xét nghiệm dịch mũi tế bào thường được các bác sĩ chỉ định
Xét nghiệm dịch mũi tế bào thường được các bác sĩ chỉ định

Thông qua những biện pháp nói trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định chính xác có mắc bệnh hay không và tình trạng viêm mũi dị ứng cấp tính hiện tại như thế nào. Từ đó, bác sĩ có căn cứ để chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu viêm mũi dị ứng cấp tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng cấp tính do dị nguyên thường sẽ không gây nguy hiểm ngay lập tức tới tính mạng của người mắc, tuy nhiên bệnh lý này vẫn có thể gây ra sự ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân, nếu như không có biện pháp can thiệp sớm.

  • Bệnh lý làm suy giảm sức khỏe, bệnh nhân thường xuyên mất ngủ bởi các triệu chứng nghiêm trọng hơn vào buổi đêm.
  • Nếu không can thiệp, điều trị sớm thì có thể dẫn tới viêm tai giữa mãn tính, nhiễm trùng xoang, viêm xoang,…
  • Viêm mũi dị ứng cấp tính không điều trị có thể tiến triển tới mãn tính, gây ngủ ngáy, rối loạn khứu giác.

Chuyên gia cảnh báo các biến chứng của viêm mũi dị ứng thường chuyển biến thành mãn tính, rất khó khăn trong việc điều trị. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu, thậm chí gây viêm nhiễm, thấp tim, suy thận hoặc áp xe đường hô hấp.

Xem thêm

Biện pháp điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính có chữa được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo chuyên gia, căn bệnh nếu như được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, kết hợp với lối sống lành mạnh thì hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị tốt.

Tuy nhiên, nếu không được can thiệp, có biện pháp đúng, phù hợp, việc điều trị sau đó sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí tái phát nhiều lần gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc.

Điều trị bệnh lý bằng Tây y

Tây y chữa bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính được rất nhiều người lựa chọn và đánh giá cao bởi các ưu điểm về hiệu quả và sự nhanh chóng. Căn cứ vào tình trạng thực tế của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc liệu pháp miễn dịch.

Sử dụng thuốc Tây

Người bị tổn thương do các chất gây dị ứng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, trong đó có thể bao gồm:

  • Thuốc thông mũi: Loại thuốc thường ở dạng xịt, phụt, có tác dụng là làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho người bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thường chỉ trong một thời gian ngắn.
Thuốc kháng histamin sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong một vài trường hợp
Thuốc kháng histamin sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong một vài trường hợp
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin, có thể được bào chế ở dạng uống hoặc dạng xịt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi dùng bởi thuốc có thể gây ra tình trạng buồn ngủ và nhiều tác dụng phụ khác.
  • Nhóm thuốc corticoid: Loại thuốc này chỉ sử dụng với các trường hợp bị viêm mũi nặng. Chúng thường được bào chế ở dạng xịt hay dạng uống. Vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên loại thuốc này chỉ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn, không dùng với đối tượng là phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ.

Thuốc Tây giúp đẩy lùi các biểu hiện của chứng viêm mũi dị ứng cấp tính do dị nguyên nhanh chóng. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý tăng giảm liều lượng vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày hoặc hệ thần kinh.

Liệu pháp miễn dịch

Biện pháp được chỉ định với các trường hợp bị viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc nặng. Thông thường, các trường hợp cấp tính chưa cần tới liệu pháp này. Tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể tham khảo các thông tin về phương pháp để có thêm định hướng điều trị.

Người bệnh cũng có thể được chỉ định áp dụng biện pháp đặt thuốc dưới lưỡi. Tuy vậy cũng cần lưu ý khi áp dụng biện pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như rát họng, ngứa tai hoặc ngứa miệng.

Thuốc Đông y

Đông y cho rằng viêm mũi dị ứng cấp tính xuất hiện do âm dương mất cân bằng và vệ khí kém khiến ngoại tà xâm nhập gây bệnh. Để điều trị bệnh lý, Đông y sử dụng các bài thuốc nhằm triệt tiêu viêm nhiễm và cân bằng âm dương. Khi đó tà khí sẽ tự lui đồng thời ngoại tà không thể xâm nhập, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau.

Bài thuốc số 1

  • Dược liệu: Xuyên khung và hoàng kỳ, mỗi loại chuẩn bị 16g, bạch thược, bạch chỉ, bạch truật mỗi loại dùng 12g, quế chi, bán hạ, khương hoạt mỗi loại sử dụng 8g, ma hoàng, phòng phong mỗi loại dùng 6g, cam thảo 4g.
  • Cách sử dụng: Toàn bộ dược liệu nói trên đem sắc để lấy nước thuốc, chia thành các bữa nhỏ uống trong ngày.
Thuốc Đông y có tính an toàn cao
Thuốc Đông y có tính an toàn cao

Bài thuốc số 2

  • Dược liệu: Bài thuốc cần sử dụng chích kỳ, nhĩ tử, phụ tử chế mỗi loại 10g, thuyền thoái, phòng trong, chích thảo, xuyên khung, tân di, bạc hà mỗi loại 6g.
  • Cách sử dụng: Thảo dược sắc chung với nước, nước thuốc chia uống trong ngày, nên dùng 3 ngày 1 thang.

Bài thuốc số 3

  • Dược liệu: Thành phần của bài thuốc bao gồm những dược liệu chính là ké đầu ngựa 12g, kinh giới 10g, hành trắng 8g, thông bạch 8g, quế chi 8g, mã đề 8g, bạch chỉ 8g, gừng tươi 4g và 3 quả đại táo.
  • Cách thực hiện: Các dược liệu trên đem sắc chung với khoảng 600ml nước và đun cho đến khi chỉ còn lại khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp, dùng để uống trong ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng cấp tính bằng thuốc Đông y cần thăm khám với bác sĩ, tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên kiên trì áp dụng hết liệu trình để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Với các trường hợp viêm mũi dị ứng cấp tính, biểu hiện bệnh chưa quá phức tạp thì các bài thuốc dân gian điều trị tại nhà cho hiệu quả tốt. Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc sau đây cho tình trạng của mình.

  • Sử dụng nước muối: Đây là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng đơn giản nhưng lại đem tới hiệu quả bất ngờ. Tính sát khuẩn của nước muối sẽ giúp loại bỏ chất nhầy hoặc dị nguyên có tồn tại ở trong mũi. Người bệnh nên sử dụng nước muối để làm vệ sinh xoang mũi, miệng và họng mỗi ngày.
  • Sử dụng lá lốt: Lá lốt được dùng trong nhiều bài thuốc dân gian, trong đó có việc điều trị viêm mũi dị ứng. Bạn có thể sử dụng lá lốt giã nhỏ cùng muối tinh, dùng nước cốt thu được để nhỏ mũi mỗi ngày 2 lần.
Thành phần của tỏi có tính kháng viêm hiệu quả
Thành phần của tỏi có tính kháng viêm hiệu quả
  • Tỏi: Người bệnh có thể dùng mỗi ngày 2 – 3 tép tỏi sống bằng cách ăn trực tiếp hoặc thêm vào món ăn phù hợp. Bên cạnh đó, nước tỏi trộn với mật ong có thể dùng để thoa đều vào xoang mũi, cũng giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh hơn.
  • Xông hơi mũi bằng tinh dầu bạc hà: Người bệnh cũng có thể sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc hương thảo để xông mũi khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính. Mỗi lần nên xông khoảng 15 phút, mỗi ngày xông 1 lần để tình trạng nhanh chóng thuyên giảm.

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sử dụng nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm, chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp cho hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của từng người. Thêm nữa, phương pháp này chỉ hiệu quả với những ai bị viêm mũi dị ứng thể nhẹ.

Với các trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, chỉ định biện pháp điều trị cho hiệu quả cao nhất, tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc.

Những biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi cấp tính bạn nên biết

Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng, cách hiệu quả nhất là chủ động tránh xa tác nhân gây bệnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh nhà thường thường xuyên, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế tối đa sự xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng hoặc ẩm mốc.
  • Không nên nuôi mèo, chó hoặc tiếp xúc với chúng nếu chúng là tác nhân gây ra tình trạng dị ứng của bạn.
  • Giặt giũ hoặc thay chăn, đệm, gối định kỳ nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của các ký sinh trùng.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng, hạn chế sử dụng thuốc lá và thuốc lào.
  • Bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi dọn dẹp nhà cửa để tránh tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Tránh việc tiếp xúc với các tác nhân gây ra dị ứng như hóa chất, khói thuốc hay phấn hoa.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng như hải sản hay sữa.
  • Chú ý giữ ấm vùng mũi họng và cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc khi sử dụng điều hòa.
  • Bạn nên uống đủ nước và bổ sung các sản phẩm giàu vitamin như củ quả, rau xanh để tăng sức đề kháng.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để phòng và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng cấp tính là bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý.

Đọc thêm tại đây

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị Viêm Mũi Dị Ứng Nặng Có Nguy Hiểm Không, Phải Làm Sao?
Bị Viêm Mũi Dị Ứng Nặng Có Nguy Hiểm Không, Phải Làm Sao?

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng cấp tính là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu?Dấu hiệu nhận biếtChẩn đoán bệnh viêm mũi dị...

Gợi Ý Một Số Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Nhiều Người Áp Dụng Nhất
Gợi Ý Một Số Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Nhiều Người Áp Dụng Nhất

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng cấp tính là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu?Dấu hiệu nhận biếtChẩn đoán bệnh viêm mũi dị...

Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ngứa Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách Khắc Phục?
Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ngứa Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách Khắc Phục?

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng cấp tính là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu?Dấu hiệu nhận biếtChẩn đoán bệnh viêm mũi dị...

Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng cấp tính là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu?Dấu hiệu nhận biếtChẩn đoán bệnh viêm mũi dị...