Viêm Mũi Dị Ứng Gây Ngứa Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách Khắc Phục?

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, điển hình với các triệu chứng sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây tác động lên mắt. Vậy viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt có nguy hiểm không, điều trị bằng cách nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Tổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Tình trạng viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng, phần lớn nguyên nhân là do ô nhiễm không khí và sự thay đổi từ môi trường. Ngoài các triệu chứng lên hệ hô hấp là mũi , căn bệnh này còn gây ảnh hưởng đến mắt. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy 42% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có ít nhất 1 triệu chứng lên mũi mức độ vừa và nặng, cùng 1 triệu lên mắt ở mức độ vừa và nặng.

Tổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
Tổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Với các biểu hiện ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi dễ nhận hơn, trong khí đó ngứa, chảy nước mắt hay đỏ mắt lại dễ bị nhầm với bệnh viêm kết mạc dị ứng. Chính vì vậy không ít bệnh nhân bị ngứa mắt lại không nghĩ do viêm mũi dị ứng. Điều này dẫn đến chủ quan và không tìm ra hướng điều trị sớm, phù hợp, từ đó khiến bệnh ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng ngứa mắt

Nếu để kéo dài, bệnh viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là điều tất yếu. Vào lúc này nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, hơn nữa tự ý mua thuốc về sử dụng có thể dẫn đến nhiều tổn hại cho mắt, cũng như sức khỏe tổng thể.

Cụ thể một số biến chứng viêm mũi dị ứng ngứa mắt như sau:

Viêm kết mạc

Tình trạng chảy nước mắt, ngứa mắt viêm mũi dị ứng kéo dài cùng với việc bạn tác động lên mắt bằng các hành động dụi, cọ xát có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt, từ đó gây đỏ mắt. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công làm mắt bị viêm nhiễm, cộm cấn, sưng tấy, ngứa ngáy, từ đó dẫn đến bệnh lý đau mắt đỏ. Mặc dù bệnh viêm kết mạc không gây nguy hiểm, nhưng nếu không tự cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác có thể lây lan thành dịch.

Tỷ lệ cận thị gia tăng

Khi chúng ta dụi mắt hoặc thực hiện những hành động cọ xát thường xuyên, tác động nhiều đến mắt dễ dẫn đến thương tổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhãn cầu. Điều này làm gia tăng tỷ lệ cận thị.

Đặc biệt với những người đang mắc tật cận thị bị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt thì việc dụi mắt thường xuyên sẽ làm tăng độ cận. Tình trạng này tác động xấu đến sức khỏe đôi mắt và làm suy giảm tầm nhìn.

Tỷ lệ cận thị gia tăng khi gặp phải tình trạng này
Tỷ lệ cận thị gia tăng khi gặp phải tình trạng này

Xước giác mạc

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt khiến chúng ta trong vô thức đưa tay lên dụi mắt nhiều hơn. Thói quen này được các chuyên gia cảnh báo là vô cùng nguy hiểm. Bởi tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đồ vật nên thường bám nhiều bụi và vi khuẩn, trong khi đó giác mạc của chúng ta lại là bộ phận rất mỏng manh và nhạy cảm.

Nếu bạn cứ liên tục đưa tay lên dụi mắt rất dễ làm xước giác mạc. Chỉ cần một vết xước nhỏ xuất hiện ở cơ quan này, vi khuẩn sẽ ngay lập tức tấn công, xâm nhập sâu vào trong mắt. Từ đó làm hình thành các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm, thậm chí là nhiễm trùng mắt.

Nguy cơ mắc cườm nước

Không chỉ gây xước giác mạc, hành động đưa tay lên dụi mắt khi thấy ngứa trong bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây gián đoạn quá trình lưu thông máu từ các bộ phận khác đến mắt. Kéo dài lâu ngày dưỡng chất cung cấp đến các dây thần kinh thị giác không đủ, từ đí cấu thành tình trạng tăng nhãn áp ở bệnh cườm nước. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa hiện nay.

Biến dạng giác mạc

Ngứa mắt viêm mũi dị ứng làm người bệnh thường xuyên dùng tay tác động vào mắt để giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên liên tục như vậy có thể làm giác mạc bị biến dạng, yếu dần theo thời gian.

Cụ thể nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, không có biện pháp khắc phục sớm có thể làm biến dạng mô giác mạc thành hình nón, không còn ở dạng hình cầu như cấu trúc tự nhiên của cơ thể. Đồng thời dụi tay vào mắt ở những người mang sẵn bệnh lý ở mắt, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công từ đó gia tăng cấp độ nặng của tình trạng viêm kết mạc dị ứng, thoái hóa hoàng điểm,…

Chảy xệ mí mắt

Dụi tay lên mắt liên tục dễ gây ra những tổn thương cho nhãn cầu, từ đó mí mắt cũng bị mất đi tính đàn hồi vốn có, vùng da quanh mắt trở nên thâm quầng. Theo thời gian, mí mắt không còn tính đàn hồi tốt sẽ dễ bị chảy xệ, viêm mũi dị ứng gây thâm mắt làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Như vậy có thể thấy viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt không phải là bệnh lý đơn giản và không đáng lo ngại như nhiều người vẫn nghĩ. Tình trạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, biến chứng phức tạp làm ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn. Chính vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu như sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt không kiểm soát,… thì các bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để xác định đúng bệnh lý và có cách điều trị phù hợp.

Xem thêm

3 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng ngứa mắt nhanh chóng, an toàn, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh. Thông thường với tình trạng này có thể chữa trị theo 3 phương pháp là Tây y, Đông y và tại nhà. Chi tiết như sau:

Sử dụng thuốc Tây để trị bệnh
Sử dụng thuốc Tây để trị bệnh

Sử dụng thuốc Tây

Đây là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt được nhiều người lựa chọn nhất, bởi mang đến hiệu quả cao, lại tiện lợi, dễ sử dụng. Tuy nhiên, các bạn không tự ý mua thuốc về điều trị, bắt buộc cần đi khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thông thường một số loại thuốc tân dược được chỉ định phổ biến với tình trạng này là:

  • Thuốc kháng histamine H1 (dạng uống + xịt): Mang đến tác dụng ngăn ngừa sự sản sinh histamin, ức chế phóng thích histamin vào da và niêm mạc. Đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gồm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt,…
  • Thuốc co mạch: Nhóm thuốc này có khả năng chống phù nề, giảm tình trạng xung huyết. Trong đó, một số loại thuốc được dùng phổ biến nhất gồm Pseudoephedrin, Phenylephrine, Phenylpropanolamine (dạng uống) và Xylomethazolin, Naphazolin (dạng xịt).
  • Nhóm thuốc corticoid: Tác dụng chính của loại thuốc này là chống viêm và giảm dị ứng. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dạng hít hoặc xịt để giảm tác hại của thuốc.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài 3 nhóm thuốc trên, tùy vào trường hợp bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc kháng sinh chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm, thuốc hạ sốt, thuốc nhỏ mắt, hoặc thuốc nhỏ mũi chứa Nacl 0.9%.

Lưu ý: Thuốc Tây trị viêm mũi dị ứng thường cho hiệu quả nhanh, tuy nhiên lại dễ để lại tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả, cũng như đảm bảo an toàn.

Bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, bạn cũng có thể lựa chọn thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng ngứa mắt đảm bảo an toàn và hiệu quả. Phương pháp chữa bệnh này dựa vào căn nguyên gây bệnh từ đó lựa chọn thảo dược thiên nhiên phù hợp trị tận gốc rễ vấn đề. Không chỉ đảm bảo mang đến hiệu quả cao, ngừa tái phát, các bài thuốc này còn bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng.

Bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
Bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo gồm:

Bài thuốc số 1:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hoắc hương 15g, thương nhĩ tử 10g, bạc hà 10g, phục linh 10g, xuyên khung 20g, phòng phong 10g, ma hoàng 15g, hoa tân di 10g, bạch chỉ 30g.
  • Hướng dẫn thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu, rồi cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước. Sau khi sôi đun thêm 10 phút thì tắt bếp, lấy một chiếc khăn trùm kín đầu và ghé mặt vào nồi nước để xông hơi. Chú ý giữ khoảng cách phù hợp, tránh để bị bỏng hơi. Chờ đến khi nước nguội hoàn toàn thì dừng lại lấy khăn sạch để lau mặt.

Bài thuốc số 2:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bồ công anh 12g, cam thảo nam 10g, cúc tần 10g, kinh giới 10g, kim ngân hoa 16g,  lá dâu tằm 10g, ké đầu ngựa 12g, rau diếp cá 12g, mã đề 10g, bạc hà 8g.
  • Hướng dẫn thực hiện: Các bạn cho tất cả các nguyên liệu vào đun cùng 600ml nước lọc. Đun sôi, sau đó vặn nhỏ bếp, chờ cạn còn ½ thì tắt bếp. Đổ nước thuốc ra bát, chia làm 2 phần, để nguội và uống hết trong ngày.

Mẹo dân gian tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng ngứa mắt bằng mẹo dân gian tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và phản hồi mang lại tác dụng tốt. Hơn nữa, các phương pháp này thường có nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể làm được.

Hướng dẫn cách thực hiện một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt tại nhà như sau:

Sử dụng lá bạc hà

Trong thành phần của tinh dầu lá bạc hà chữa các hoạt chất có khả năng chữa bệnh hiệu quả cực kỳ tốt như myrcen, menthol, methyl acetat,.. Nhờ đó giúp ức chế được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như staphilococcus aureus, bacillus subtilus,… Chính vì vậy, nhiều người đã tận dụng nguyên liệu này để chữa viêm mũi dị ứng như sau:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 ít lá bạc hà tươi, hoặc tinh dầu bạc hà nguyên chất đều được.
  • Trong trường hợp sử dụng lá bạc hà thì các bạn đem rửa sạch lá, sau đó để ráo.
  • Chuẩn bị một tô nước đun sôi, cho lá bạc hà hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào.
  • Ghé mặt vào tô nước, sau đó dùng khăn trùm kín đầu để giữ lại hơi nước và đưa chúng vào hốc mũi.
  • Chờ khi nước nguội, không còn hơi nước bốc lên, bạn dùng khăn lau sạch mặt và mũi. Thực hiện phương pháp này liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá lốt

Trong lá lốt có chứa piperidin và piperin đều là những chất kháng sinh tự nhiên, mang đến tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Các bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng:

  • Cách 1: Rửa sạch lá lốt tươi, sau đó giã nát và nhét vào mũi 5 phút. Sau đó dùng nước sạch rửa và xì mũi sạch sẽ.
  • Cách 2: Lá lốt tươi các bạn đem rửa sạch, ép lấy nước cốt, rồi dùng nước này nhỏ mũi từ 1 – 2 giọt mỗi bên, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Cách 3: Các bạn đun sôi nước lá lốt, sau đó tiến hành xông hơi mũi trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục từ 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹo từ lá ngải cứu

Ngải cứu là cây thuốc được dùng nhiều trong bài thuốc trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt. Bởi trong ngải cứu chứa các chất có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Cách thực hiện rất đơn giản như các bước dưới đây:

Ngải cứu là cây thuốc được dùng nhiều trong bài thuốc trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
Ngải cứu là cây thuốc được dùng nhiều trong bài thuốc trị viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
  • Người bệnh chuẩn bị 100g ngải cứu mang đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nát, lọc bỏ bã để lấy nước cốt.
  • Pha loãng nước cốt trên với nước sôi theo tỉ lệ 1:1. Dùng nước này uống trực tiếp hoặc thêm một ít đường, mật ong cho dễ uống.
  • Mỗi ngày người bệnh uống từ 1 – 2 cốc nước ngải cứu để bệnh chóng khỏi.
  • Lưu ý không áp dụng cách này cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng, nguy cơ dẫn đến tình trạng sảy thai ngoài ý muốn.

Chuyên gia hướng dẫn phòng tránh viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt

Để nhanh chóng cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng ngứa mắt, người bệnh cần tuân thủ việc điều trị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Dưới đây là các vấn đề chuyên gia khuyến cáo người người bệnh cần thực hiện:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, trong trường hợp bắt buộc cần tiếp xúc hãy che chắn thật cẩn thận bằng cách sử dụng đồ bảo hộ. Đặc biệt là khi ra ngoài nên đeo khẩu trang và kính mát để hạn chế ảnh hưởng đến vùng mũi.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa cho vùng tai, mũi, họng để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Chú ý vệ sinh mắt, mũi sạch sẽ với nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nạp vào nhiều các loại rau xanh và trái cây để giảm tình trạng ngứa mắt.
  • Uống nhiều nước để làm tan dịch nhầy và giảm nhanh cảm giác khó chịu do ngứa mắt. Đồng thời lưu ý không sử dụng những thức uống có cồn như bia rượu, dễ làm tăng mức độ dị ứng.
  • Bên cạnh đó, các bạn nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức kháng, từ đó có khả năng chống chọi lại mọi loại bệnh tật.
  • Đồng thời người bệnh chú ý tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và xử lý đúng cách.

Mong rằng qua những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt. Nhìn chung để bệnh chóng phục hồi, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, tránh để tái phát nhiều lần. Chúc các bạn luôn có thật nhiều sức khỏe, tránh xa bệnh tật.

Click dưới đây

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhTổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắtBiến chứng của viêm mũi dị ứng ngứa mắtViêm kết mạcTỷ lệ...

Viêm Mũi Dị Ứng Cấp Tính: Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Viêm Mũi Dị Ứng Cấp Tính: Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhTổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắtBiến chứng của viêm mũi dị ứng ngứa mắtViêm kết mạcTỷ lệ...

Bị Viêm Mũi Dị Ứng Nặng Có Nguy Hiểm Không, Phải Làm Sao?
Bị Viêm Mũi Dị Ứng Nặng Có Nguy Hiểm Không, Phải Làm Sao?

Nội dung chínhTổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắtBiến chứng của viêm mũi dị ứng ngứa mắtViêm kết mạcTỷ lệ...

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Như Nào?
Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Nội dung chínhTổng quan về hiện tượng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắtBiến chứng của viêm mũi dị ứng ngứa mắtViêm kết mạcTỷ lệ...