Xương Chậu – Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng Đối Với Cơ Thể Con Người

5/5 - (10 bình chọn)

Xương chậu chính là bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với cấu tạo con người. Cơ quan này đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, nếu bị tổn thương thì sẽ khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để biết rõ hơn về chiếc xương này.

Xương chậu là gì và nằm ở đâu?

Xương chậu hay còn được gọi là xương dẹt nằm ở phía dưới của thân người. Cụ thể là do 3 xương nhỏ tạo thành, gồm: Xương ngồi ở sau dưới, xương cánh chậu ở trên và xương mu ở trước. Loại xương này có vị trí và chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Vậy xương chậu nằm ở đâu? 

Vị trí xương chậu
Vị trí xương chậu

Xương dẹt là bộ phận chiếm vị trí khá lớn, chúng kéo dài từ phần xương mu tới bẹn và bao quanh khu vực hông tới phần đùi. Xương dẹt nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng và vây quanh xương cột sống dưới. 

Cấu tạo của xương chậu

Hiểu đơn giản thì xương chậu nằm ở giữa xương đùi và bụng, nó thuộc phần thân dưới của con người. Xương được cấu thành từ 4 bờ, 2 mặt và 4 góc với hình thù dạng cánh quạt. Cụ thể:

4 bờ của xương chậu

Cấu tạo 4 bờ của xương dẹt bao gồm: Bờ trước, bờ sau, bờ dưới và bờ trên. Chi tiết như sau:

  • Bờ trước: Gồm các gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, khuyết nhỏ, diện lược, gai nhu, mào lược. Chúng có hình dạng lồi lõm từ phía trên xuống dưới.
  • Bờ sau: Bao gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, gai nhỏ, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi. Bờ sau có hình dạng tương tự như bờ trước.
  • Bờ trên hay còn gọi là màu chậu: Có hình dáng hình chữ S, mỏng ở giữa và dày ở trước với sau.
  • Bờ dưới hay còn gọi là ngành ngồi mu: Do xương mu, xương ngồi hình thành nên. 

2 mặt của xương dẹt

Xương dẹt có 2 mặt là mặt ngoài và mặt trong với kết cấu cụ thể như:

  • Mặt trong: Được chia làm 2 phần bởi một gồ nhô lên, phần dưới là lỗ bịt và diện vuông, còn phần trên là diện nhĩ sau và lồi chậu.
  • Mặt ngoài: Chính giữa mặt ngoài là ổ cối khớp và chỏm xương đùi. Bao quanh đó có vành ổ cối nối tiếp và khuyết ổ cối. Phía trên của ổ cối chính là xương cánh chậu, dưới đó là lỗ bịt hình vuông hoặc tam giác. Phía sau là xương ngồi, phần trước có xương mu. Tại hố chậu có 3 diện bám cơ mông. 

4 góc của xương dẹt

Cấu tạo của 4 góc xương dẹt gồm có:

  • Góc trước trên: Ứng với gai chậu trước trên.
  • Góc sau trên: Tương ứng với gai chậu sau trên.
  • Góc trước dưới: Là phần gai mui.
  • Góc sau dưới: Đây chính là ụ ngồi. 
Cấu tạo chi tiết phần khung xương dẹt
Cấu tạo chi tiết phần khung xương dẹt

Theo cấu tạo tự nhiên của cơ thể, hai bên khung xương chậu được hình thành dưới dạng sụn, hợp thành ba xương chính là xương hông, xương mu và xương ischium. Cả ba loại xương này tách biệt nhau trong suốt giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ.

Với các bé sau sinh, toàn bộ khớp háng được làm bằng sụn, bao gồm cả đầu trên của xương đùi và vùng khớp háng. Tuy nhiên, trong phần lớn của xương đùi có thể xuất hiện một mảnh xương nhỏ. Việc này khiến cho các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tổn thương do trật khớp háng bẩm sinh thông qua hình ảnh X-quang. 

Chức năng nổi bật của xương chậu

Chức năng chính của xương chậu làm đảm bảo sự ổn định của cơ thể, chịu trọng lượng của thân, đặc biệt là khi đứng, ngồi hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt khác. Khi đứng và đi, trọng lượng của phẩn trên cơ thể sẽ được chuyển từ khung xương trục tới khung xương phần dưới.

Khung xương chậu còn cung cấp các điểm bám, cũng như chịu lực tác động của những cơ vận động để giúp con người thực hiện được những tư thế mạnh. Theo các nghiên cứu, xương dẹt cứng và chắc hơn so với xương đòn gánh.

Ngoài ra, xương dẹt còn sở hữu một số chức năng phụ như sau:

  • Bảo vệ nội tạng ở bụng và vùng chậu, gồm các cơ quan sản sinh bên trong cũng như bộ phận dưới của đường tiết niệu (đường ruột, bàng quang, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,…).
  • Giúp các cơ quan sinh sản có sự gắn kết với các cơ quan, màng liên quan.
  • Giúp các mẹ bầu bảo vệ thai nhi tốt hơn.
Khung xương giúp bảo vệ phần nội tạng bên trong tốt hơn
Khung xương giúp bảo vệ phần nội tạng bên trong tốt hơn

Sự khác nhau giữa xương chậu ở nam và nữ giới

Khung xương chậu sẽ có sự khác nhau giữa nam và nữ để phù hợp với các chức năng khác trong cơ thể như khả năng sinh để của nữ giới. Do đó, sẽ có những biến đổi nhất định trong cơ thể nam – nữ.

Điểm giống nhau

Về chức năng, xương chậu ở cả nam và nữ đều có vai trò như nhau. Đồng thời, vị trí phân bổ các bộ phận cũng như cấu tạo của loại xương này không khác biệt. 

Điểm khác nhau

Tuy nhiên, do quá trình sinh đẻ, nên khung xương chậu của nam – nữ sẽ có những điểm khác biệt như sau:

Nữ giới:

  • Khoảng cách giữa đầu vào đến đầu ra của 2 bên khung xương dẹt ở nữ rộng hơn nam.
  • Đầu vào xương lớn hơn và có hình bầu dục. 
  • Góc giữa mu dưới là tù, khoảng 90 – 100 độ.
  • Xương tạo thành vòm lõm hơn. 
  • Xương cùng của nữ cong hơn về phía sau, rộng và ngắn hơn, có mỏm nhô ít hơn nam. 

Nam giới:

  • Khung xương dẹt của nam cao, hẹp và gọn gàng. 
  • Mỏm xương cùng nhô ra xa, đầu vào có hình trái tim. 
  • Góc giữa mu dưới ở nam nhọ khoảng 70 độ. 
  • Màu chậu rõ nét và cao hơn.
  • Khoảng cách giữa xương ischia có xu hướng nhỏ hơn khiến cho lỗ thoát hẹp, tuy nhiên lỗ ra tương đối lớn hơn so với nữ.
  • Gai ischia và củ chiếu xa hơn vào khoang chậu ở nam giới và nặng. Các khía cũng lớn hơn và rộng hơn ở nữ giới.
  • Xương cùng của nam thẳng, dài, hẹp và có mỏm xương cùng rõ rệt. 

Xem thêm

Sự khác nhau giữa xương chậu ở nam và nữ giới
Sự khác nhau giữa xương chậu ở nam và nữ giới

Một số bệnh lý phổ biến ở xương chậu

Đau vùng xương chậu xuất hiện do những rối loạn liên quan tới cơ quan vùng chậu, gồm: Cơ quan sinh sản, bàng quang, trực tràng, ruột thừa hoặc chính xương chậu. Tuy nhiên, đau vùng xương dẹt thỉnh thoảng có thể xảy ra bởi các cơ quan ngoài vùng chậu như ruột, thành bụng, thận, ống niệu quản hay phần dưới động mạch chủ. 

Ngoài yếu tố tâm lý như stress, căng thẳng cũng có thể gây cơn đau vùng chậu. Tuy nhiên, tình trạng này cực kỳ hiếm. Thông thường, cơn đau khung xương dẹt xảy ra ở phần thấp nhất của bụng, tức giữa hai xương hông. Những cơn đau có thể đột ngột và bất ngờ, buốt nhói dữ dội hay đay như chuột rút (cấp tính), đau âm ỉ nhưng liên tục và xuất hiện nhiều đợt (mãn tính).  

Theo đó, nếu gặp những tình trạng trên, bạn có thể mắc phải một số bệnh lý ở vùng xương chậu như:

  • Viêm xương chậu.
  • Gãy xương dẹt.
  • Giãn xương dẹt.
  • Đau xương dẹt.
  • Viêm khớp cùng chậu.

Khi xương dẹt bị giãn khiến đường ruột, cổ tử cung bị đẩy xuống sâu. Điều này vô tình làm cho phần bụng dưới phình to, làm ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu cũng như gây ra những vấn đề và bệnh lý như sau:

  • Lạnh bụng, đau bụng kinh.
  • Xoắn tiểu, táo bón.
  • Thai ngoài tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • U xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Viêm đường tiết niệu.
  • Viêm ruột thừa.
  • Bệnh lậu.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Sỏi thận.
  • Viêm đại tràng.
  • Ung thư âm hộ.
  • Viêm khớp.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Sa sinh dục. 
Cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường ở vùng xương dẹt
Cẩn trọng với các dấu hiệu bất thường ở vùng xương dẹt

Cần làm gì để tránh đau vùng xương chậu?

Để tránh đau vùng xương chậu, các bạn cần áp dụng các phương pháp đơn giản như sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau hay thuốc tránh thai, thuốc giảm stress,…
  • Điều trị các vấn đề liên quan tới nội tiết tố như hormone có thể giúp giảm đau liên quan tới nội mạc tử cung và kinh nguyệt.
  • Thay đổi lối sống thích cực, bởi một số cơn đau ở vùng xương chậu của phụ nữ sẽ được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tư thế ngồi. Bạn cũng nên tích cực tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên. 
  • Các bạn cần làm ấm cơ thể bằng cách ngồi trong bồn nước ấm, sử dụng miếng đệm sưởi ấm cho vùng bụng để làm tăng lưu lượng máu. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau nhức tại khu vực xương dẹt.
  • Bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin cho cơ thể vì trong một số trường hợp, đau vùng xương dẹt mãn tính có liên quan tới lượng vitamin và khoáng chất quan trọng trong máu thấp hơn bình thường. Lúc này, bạn có thể bổ sung thêm một số loại vitamin như: Vitamin D, Vitamin E và magie. Đương nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể, kể cả thực phẩm chức năng.
  • Thư giãn là cách tốt nhất để giảm đau đớn vùng xương dẹt, hãy bắt đầu với các bài tập thở sâu để làm giảm căng thẳng cũng như giúp xoa dịu cơn đau nhức.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, bao gồm cả việc sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ sẽ giúp bảo vệ vùng xương dẹt tốt hơn.
Quan hệ tình dục an toàn cũng là cách giúp bảo vệ xương chậu hiệu quả
Quan hệ tình dục an toàn cũng là cách giúp bảo vệ xương chậu hiệu quả

Những biểu hiện bất thường của xương dẹt

Trong phần lớn các trường hợp, khi xương dẹt của bạn có vấn đề chúng sẽ thường phát ra những tín hiệu nhận biết như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau khớp xương dẹt đồng thời với các biểu hiện tê cứng chân. 
  • Đau âm ỉ, đau nhiều hoặc đau kéo dài ở vùng xương chậu kèm theo biểu hiện teo mông.
  • Mức độ đau sẽ tăng lên khi đứng – ngồi lâu, đi lại hoặc khi vận động mạnh.
  • Các bạn gặp khó khăn trong việc cúi ngửa, nghiêng hay xoay người.
  • Các cơn đau sẽ có xu hướng lan rộng lên vùng lưng giữa và lan xuống đùi khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Lâu ngày bạn có thể cảm thấy vùng mông, đùi bị teo đi.
  • Đau bụng âm ỉ, đặc biệt là những lúc đi đại tiện. Các cơn đau sẽ kèm theo tình trạng đại tiện ra máu hoặc có mùi lạ.
  • Các khớp tại vùng xương chậu có biểu hiện tê cứng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau ở hông lan xuống đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân tương tự như đau dây thần kinh tọa. 
  • Một số người còn có cảm giác đau nhiều khi quan hệ tình dục kèm theo những biểu hiện khác như rét run người, choáng váng, sốt, cơ thể mệt mỏi và buồn nôn,…

Để sớm phát hiện, điều trị thì người bệnh cần liên hệ thăm khám tại các cơ sở y tế khi gặp phải một hay nhiều triệu chứng như trên. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục tốt bệnh lý cũng như phòng ngừa phát sinh biến chứng từ các bệnh lý nguy hiểm khác. 

Biện pháp chăm sóc xương chậu đúng cách

Để giữ bộ khung xương chậu khỏe mạnh, hạn chế phát sinh bệnh lý nguy hiểm, các bạn cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc đơn giản cùng một vài lưu ý dưới đây:

  • Hình thành cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp. Các bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D có từ thịt, trứng, phô mai, sữa, sữa chua,… Đồng thời nên ăn thật nhiều rau xanh, trái cây tươi, quả mọng nước và những loại thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa khác.
  • Thường xuyên đi bộ, thực hiện các bài tập phù hợp với khung xương dẹt như yoga, vận động dưới nước – bơi lội, đạo xe,… nhằm nâng cao tính linh động cũng như sự chắc khỏe của xương khớp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các bài tập kegel hay những bài tập nhẹ nhàng liên quan tới xương dẹt để tăng độ chắc khỏe cho bộ phận này. 
Đi bộ hoặc chạy bộ rất tốt cho sức khỏe xương khớp
Đi bộ hoặc chạy bộ rất tốt cho sức khỏe xương khớp
  • Đi đứng cẩn thận để hạn chế chấn thương, té ngã, cẩn trọng trong quá trình tập luyện thể thao, lái xe hoặc khi lao động.
  • Tránh đứng hay ngồi một chỗ quá lâu vì điều này có thể làm giảm độ linh hoạt của vùng xương dẹt.
  • Hạn chế tình trạng đột ngột thay đổi tư thế vì dễ dẫn tới trật khớp.
  • Nếu bạn bị đau vùng xương dẹt do mang thai, các bà bầu có thể áp dụng phương pháp chườm ấm, kết hợp massage, châm cứu để hạn chế tối đa cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau.
  • Với những trường hợp bị viêm bàng quang khiến người bệnh bị đau lưng gần xương dẹt thì nên tiến hành thăm khám thường xuyên và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. 
  • Nếu người bệnh bị đau do căng cơ vùng xương dẹt, hãy áp dụng các biện pháp điều trị như sử dụng thuốc, chườm ấm hoặc vật lý trị liệu theo hướng dẫn của những người có chuyên môn.
  • Hãy tiến hành làm phẫu thuật càng sớm càng tốt khi bạn bị đau xương chậu do viêm ruột thừa.
  • Muốn giảm đau mỏi, phòng ngừa co thắt cơ tại vùng chậu, các bạn có thể tiêm botox theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Khi bị đau xương chậu do gãy xương, bệnh nhân cần được phẫu thuật ổn định xương cũng như thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của xương khớp. 
  • Việc chẩn đoán và điều trị sớm đau vùng xương dẹt có thể ngăn ngừa bệnh trở thành mãn tính. Do đó, hãy luôn thực hiện kiểm tra vùng chậu định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh. Điều này cũng giúp bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Vùng xương chậu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể mỗi con người. Do đó, chúng ta cần hết sức cẩn trọng và nên có những hiểu biết nhất định nếu như không may gặp phải các dấu hiệu bất thường. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên, bạn đọc có thể trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về xương dẹt. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xương Trụ: Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp
Xương Trụ: Cấu Tạo, Chức Năng Và Những Bệnh Thường Gặp

Nội dung chínhXương chậu là gì và nằm ở đâu?Cấu tạo của xương chậu4 bờ của xương chậu2 mặt của xương dẹt4 góc của xương...

Hình ảnh xương bàn tay
Xương Bàn Tay Có Cấu Tạo Như Thế Nào? Những Vấn Đề Thường Gặp

Nội dung chínhXương chậu là gì và nằm ở đâu?Cấu tạo của xương chậu4 bờ của xương chậu2 mặt của xương dẹt4 góc của xương...

Xương Quay: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Xương Quay Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Cách Chăm Sóc

Nội dung chínhXương chậu là gì và nằm ở đâu?Cấu tạo của xương chậu4 bờ của xương chậu2 mặt của xương dẹt4 góc của xương...

Xương Chũm Là Gì? Nằm Ở Đâu? Có Cấu Tạo Thế nào? Có Chức Năng Gì?
Xương Chũm: Cấu Tạo, Vị Trí, Đặc Điểm Và Chức Năng Chính

Nội dung chínhXương chậu là gì và nằm ở đâu?Cấu tạo của xương chậu4 bờ của xương chậu2 mặt của xương dẹt4 góc của xương...