Xương Đòn Có Chức Năng Gì? Cấu Trúc Và Những Vấn Đề Thường Gặp

5/5 - (4 bình chọn)

Xương đòn hay xương quai xanh được coi là một biểu tượng cho sự cuốn hút ở cả nam và nữ. Về mặt y học, đây là chiếc xương có chức năng là nâng đỡ vùng vai và 2 cánh tay. Đây cũng là cơ quan thường xuyên dễ gặp chấn thương, dễ bị đau nhức. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về xương quai xanh trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Xương đòn là gì?

Xương đòn là một xương dài, thuộc chi trên, tạo nên phần trước của bờ vai con người. Cơ thể người có 2 xương đòn, nằm dưới vai và có hình dạng cong gần giống như chữ S. Gờ xương đòn nổi rõ dưới da, có nhiệm vụ kết nối cánh tay hai bên với phần còn lại của bộ xương cơ thể người.

Xương đòn còn được gọi là xương quai xanh
Xương đòn còn được gọi là xương quai xanh

Thân xương dẹt, nằm ngang phía trước và trên của ngực, kết hợp với xương vai tạo thành đai vai, nâng đỡ toàn bộ vùng cánh tay. Xương này không khác gì một chiếc móc treo chịu toàn bộ trọng lượng của cánh tay. Vì xương quai xanh có vai trò tương tự như chiếc đòn gánh nên được gọi là xương đòn.

Cấu tạo của xương đòn

Cấu tạo của xương đòn khá đơn giản, gồm có thân xương và hai đầu xương. Cụ thể:

  • Phần thân xương: Gồm có hai mặt là mặt trên và mặt dưới, mỗi hai mặt đều có phía trong và phía ngoài. Phía ngoài của mặt trên xương gồ ghề nhưng phía trong thì lại tương đối nhẵn. Phần nhẵn này chính là phần lồi bên dưới da, chúng ta có thể cảm nhận được khi sờ lên xương quai xanh qua da. Mặt dưới của xương nhìn chung đều gồ ghề, phía ngoài có củ nón còn phía trong có một vết ấn.
  • Hai đầu xương: Xương có cấu tạo đầu ức ở trong và đầu cùng vai ở ngoài. Đầu ức dày và to, là đầu được kết nối với xương ức. Đầu cùng vai khá dẹt, là đầu được kết nối với mỏm cùng xương vai.
Cấu tạo của xương quai xanh
Cấu tạo của xương quai xanh

Với cấu tạo như trên, xương đòn tiếp nối với các xương khác thông qua hai khớp nối, từ đó hình thành nên bờ vai. Cụ thể:

  • Khớp cùng vai – đòn: Là vị trí khớp được tạo thành bởi mỏm cùng vai của xương bả vai và đầu ngoài của xương đòn.
  • Khớp ức – đòn: Là vị trí đầu trong xương đòn khớp nối với xương ức (là mảnh xương to dài nằm ngay trước ngực của bạn).

Trung bình, xương đòn người Việt Nam dài khoảng 13,75 cm và có chu vi khoảng 3,73 cm. Đây là một xương mạnh và chắc chắn, nhưng trong một số trường hợp vẫn không thể tránh việc xảy ra các chấn thương đối với xương đòn và hai khớp.

Chức năng của xương đòn

Xương đòn là bộ phận chịu lực chính, có chức năng nâng đỡ vùng vai và cánh tay. Đồng thời là bộ phận tạo ra vòng tròn kết nối xương vai, xương quai xanh và xương ức  ở vùng trên của cơ thể. Trong đó, xương quai xanh vừa là một thanh chắn vừa là một thanh gắn kết, giúp các xương khác di chuyển linh hoạt. Nhờ có xương quai xanh mà phạm vi vận động của vai được mở rộng, lực truyền được phân bố hợp lý, không tập trung vào một chỗ gây sức ép lên cánh tay.

Xương đòn có vai trò hỗ trợ, giữ gìn cấu trúc thần kinh phức tạp, bảo vệ các  mạch máu quan trọng ở vùng nách và vùng hạ đòn. Nhờ đó mà các chi trên được bảo vệ và hoạt động linh hoạt, hai cánh tay có thể hoạt động tự do và mở rộng khỏi thân cơ thể.

Đồng thời, xương đòn ở phía trước và xương bả vai ở phía sau kết hợp với nhau, tạo thành đai vai, có khả năng treo và nâng cả cánh tay. Khi kết hợp với các xương sườn, xương đòn có chức năng củng cố lồng ngực, giúp bảo vệ tim và phổi khỏi chấn thương do tác động từ bên ngoài.

Một số vấn đề thường xảy ra ở xương đòn

Xương quai xanh nằm ở vị trí được xem là “khó xảy ra tai nạn” hơn rất nhiều so với các loại xương khác. Tuy nhiên, một khi xương quai xanh bị chấn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và phần xương chi trên nói riêng. Dưới đây là các vấn đề thường xảy ra ở xương đòn.

Gãy xương đòn

Đây là loại chấn thương phổ biến nhất ở vùng vai, với tỉ lệ lên tới 35-43% trường hợp gãy xương vùng vai, và 5% tất cả các trường hợp gãy xương ở người lớn. Đa số các trường hợp đều bị gãy ở khoảng ⅓ giữa xương.

Hình ảnh chụp X quang xương đòn bị gãy
Hình ảnh chụp X quang xương quai xanh bị gãy

Nguyên nhân gãy xương quai xanh chủ yếu là do va chạm mạnh, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Việc gãy xương quai xanh có thể gây tổn thương màng phổi, mạch máu hoặc thần kinh.

Xương quai xanh khá dễ lành, vì vậy sẽ không gây nguy hiểm lớn đến người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng có thể khiến mảnh xương nhỏ, vụn đâm vào mạch máu, phổi, các bó thần kinh và các bộ phận gần đó. Điều này gây ra tình trạng liệt tay, xuất huyết, hoặc bị tràn khí màng phổi làm suy giảm chức năng hô hấp.

Gãy xương đòn khá dễ phát hiện vì xương quai xanh nằm ngay dưới da, nếu xương bị bị biến dạng có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường. Các dấu hiệu đơn giản nhận biết gãy xương quai xanh như sau:

  • Cảm giác rất đau, khiến bạn không thể nâng tay và khó cử động cánh tay.
  • Vai bị trượt xuống hoặc trượt về phía trước.
  • Có cảm giác lạo xạo xương khi cố gắng nâng cánh tay lên.
  • Chỗ gãy bị dị dạng hoặc nổi cục lên.
  • Vùng xương đòn bị bầm, sưng, đau.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị gãy xương quai xanh, là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Phần lớn bệnh nhân lựa chọn điều trị theo phương pháp bảo tồn, bao gồm: bó bột, băng số 8, phương pháp Rieunau,… Các kỹ thuật này không cần nằm viện và không cần thực hiện can thiệp xâm lấn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hình dạng xương sau khi lành có thể không được chuẩn như ban đầu, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện theo dõi để tránh biến chứng.

Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong trường hợp phức tạp hơn. Các mảnh xương gãy sẽ được sắp xếp lại vào đúng vị trí ban đầu, giúp xương đòn lành lại tốt hơn và đẹp hơn. Tuy nhiên chi phí phẫu thuật khá cao và có để lại sẹo.

Thoái hóa khớp cùng vai đòn

Đây là tình trạng thoái hóa khớp ở vị trí cuối xương đòn, đầu nối với khớp cùng vai. Khớp cùng vai đòn phải chịu một lực lớn tác động lên trong thời gian dài sẽ khiến bệnh nhân bị viêm thoái hóa khớp cùng vai đòn. Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm, vì có thể dần làm tiêu xương quai xanh.

Click đọc ngay:

Thoái hóa khớp cùng vai đòn
Thoái hóa khớp cùng vai đòn

Triệu chứng của bệnh lý này khá dễ nhận biết, đa số bệnh nhân đều cảm thấy đau nhức ở vị trí khớp. Cụ thể:

  • Phía ngoài vai bị sưng, đau nhức và tràn dịch, vị trí đau nhất là khớp cùng đòn.
  • Mức độ đau tăng lên khi vận động, giơ tay, cử động khớp vai.
  • Nghe thấy tiếng lạo xạo, cọ sát khi cử động vai.
  • Vai và cánh tay không thể hoạt động bình thường.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị thoái hóa khớp cùng vai đòn phổ biến là: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Điều trị nội khoa gồm: chườm lạnh  làm giảm cơn đau tạm thời, thay đổi cách vận động và uống hoặc tiêm thuốc giảm đau chống viêm.

Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng nếu điều trị nội khoa không có kết quả (thường là sau 2-3 tháng). Bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi để cắt bỏ đầu cuối xương đòn nơi bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể thực hiện mài các gai xương và điều chỉnh lại khớp cùng đòn thông qua phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương và cơ địa của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.

Viêm khớp AC

Đây là tình trạng viêm khớp xương đòn (khớp AC) mãn tính, xảy ra khi sụn bảo vệ xương bị thoái hóa theo thời gian. Bệnh lý này có thể bắt nguồn từ chấn thương, thoái hóa hoặc nhiễm trùng ở các khớp lây truyền qua đường máu và di chuyển đến khớp AC.

Viêm khớp AC ở thể nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện triệu chứng.

Chấn thương tách vai

Chấn thương tách vai xảy ra khi có một lực mạnh tác động trực tiếp vào xương đòn. Ví dụ: ngã với tư thế hai tay dang rộng hoặc bị va đập mạnh vào vai,…  Khi đó, các dây chằng giữ xương có thể bị tổn thương, phần tiếp giáp giữa xương quai xanh và xương bả vai bị phá vỡ, dẫn đến bong gân và tách vai.

Xem thêm: 

Chấn thương tách vai gây đau đớn nghiêm trọng
Chấn thương tách vai gây đau đớn nghiêm trọng

Ngay khi bị chấn thương tách vai, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn nghiêm trọng. Kèm theo đó là các dấu hiệu: sưng, bầm tím, đau nhức toàn thân hoặc đau vùng xung quanh khớp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Trật khớp xương ức

Khớp xương ức có vai trò kết nối xương ức với xương quai xanh, và rất ít khi bị ảnh hưởng hoặc chấn thương. Tuy nhiên các chấn thương kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khớp này. Tình trạng trật khớp xương ức xảy ra khi xương ức và xương đòn lệch ra khỏi vị trí thông thường.

Khi đó, xương quai xanh có thể bị trật ra phía trước hoặc phía sau xương ức, gây ảnh hưởng đến khí quản và các mạch máu chính. Dẫn đến suy hô hấp, hạn chế lưu thông máu và rất nhiều vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Các trường hợp trật khớp xương ức nhẹ có thể được điều trị bằng phương pháp nẹp và sử dụng thuốc chống viêm. Đối với trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện nắn khớp rồi định vị lại. Phương pháp này có thể gây đau đớn dữ dội, người bệnh thường được sử dụng thuốc an thần trước khi thực hiện nắn lại khớp.

Phương pháp phòng ngừa bệnh lý xương đòn

Để phòng ngừa chấn thương và các bệnh lý liên quan đến xương đòn, bạn nên thực hiện các phương pháp tăng sức mạnh cho xương. Đồng thời, trong sinh hoạt thường ngày cần chú ý một số điều sau:

Nội dung xem thêm: 

Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe xương khớp
Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe xương khớp
  • Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách để phòng tránh tai nạn lao động.
  • Tham gia giao thông an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
  • Khởi động kĩ các khớp trước khi tập thể dục, chơi thể thao.
  • Trong khi chơi thể thao nên tránh tấn công, gây chấn thương cho đối thủ.
  • Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ trong các trường hợp chấn thương.
  • Thường xuyên tập thể dục, xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tăng sức mạnh cho xương.

Trên đây là tổng hợp thông tin cơ bản về cấu trúc, chức năng cũng như các bệnh lý liên quan đến xương đòn. Hy vọng qua bài viết độc giả đã hiểu thêm về xương đòn cũng như cách chăm sóc, bảo vệ xương đòn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chi Tiết Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Chuẩn Theo Tuần Tuổi
Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Và Thông Tin Quan Trọng Mẹ Cần Biết

Nội dung chínhXương đòn là gì?Cấu tạo của xương đònChức năng của xương đònMột số vấn đề thường xảy ra ở xương đònGãy xương đònThoái...

Xương Sọ Người Là Gì? Chức Năng Và Cấu Trúc Xương Hộp Sọ
Xương Sọ Là Gì? Chức Năng Và Giải Phẫu Cấu Tạo Xương Hộp Sọ

Nội dung chínhXương đòn là gì?Cấu tạo của xương đònChức năng của xương đònMột số vấn đề thường xảy ra ở xương đònGãy xương đònThoái...

Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan
Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan

Nội dung chínhXương đòn là gì?Cấu tạo của xương đònChức năng của xương đònMột số vấn đề thường xảy ra ở xương đònGãy xương đònThoái...

Xương Hàm Dưới: Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Xương Hàm Dưới: Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp

Nội dung chínhXương đòn là gì?Cấu tạo của xương đònChức năng của xương đònMột số vấn đề thường xảy ra ở xương đònGãy xương đònThoái...