Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Em Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cha Mẹ Nên Biết

5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ là căn bệnh da liễu do nấm gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể nhanh chóng lây lan sang những vùng da lành, làm mất thẩm mỹ và khiến trẻ cảm thấy bứt dứt. Bài viết hôm nay sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinh

Trẻ em trên 2 tuổi và trẻ sơ sinh là những đối tượng thường dễ mắc phải bệnh hắc lào. Bệnh có nguy cơ tái phát cao và thường gây ngứa ngáy khó chịu, khiến bé quấy khóc thường xuyên.

Hình ảnh bé bị hắc lào
Hình ảnh bé bị hắc lào

Theo nghiên cứu, bệnh hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh khởi phát do các vi nấm tấn công lên da của bé. Một số những điều kiện thuận lợi cho vi nấm xâm nhập vào da có thể kể tới là:

  • Vệ sinh kém: Trẻ nhỏ thường có làn da nhạy cảm cùng với sức đề kháng yếu. Nếu cộng thêm yếu tố không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì da của bé rất dễ bị các vi nấm tấn công. Hơn nữa, các bé thường hiếu động, chạy nhảy và không tự vệ sinh sạch sẽ cho bản thân như tắm rửa, rửa tay chân. Điều này tạo cơ hội để vi nấm và vi khuẩn xâm nhập vào da.
  • Thời tiết: Vào mùa hè, thời tiết thường nóng hanh khô, cơ thể bé sẽ tiết nhiều mồ hôi và tạo môi trường thuận lợi để vi nấm tấn công và gây bệnh hắc lào.
  • Di truyền: Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé mắc bệnh hắc lào. Nếu bố mẹ mắc bệnh, con sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Lông thú nuôi: Các bé nhỏ thường rất thích chơi cùng vật nuôi như chó, mèo… Khi thú nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là nguồn lây bệnh hắc lào cho bé.
  • Lây lan: Một thành viên trong gia đình mắc bệnh nhưng thường xuyên tiếp xúc với bé và không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm, nguy cơ bé mắc bệnh là rất cao. Bên cạnh đó, bé sử dụng vật dụng cá nhân chung với người bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinh.

Triệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Triệu chứng hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng giống như triệu chứng bệnh hắc lào ở người lớn. Một số dấu hiệu điển hình bố mẹ nên theo dõi để nhận biết sớm bệnh ở bé như sau:

  • Da của bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ, có viền rõ ràng và có bong tróc vảy. Trên nốt đỏ có xuất hiện nhiều mụn nước li ti.
  • Các vết hắc lào khiến bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Do đó, bé thường quơ tay và quấy khóc, đặc biệt vào ban đêm.
  • Những bộ phận trên cơ thể bé thường mắc hắc lào bao gồm: mép, má, trán, mũi, tai…
  • Nếu bé cào xước quá nhiều vào vùng da bị bệnh, thì vùng da này có thể bị nhiễm trùng
Triệu chứng của hắc lào là xuất hiện các nốt đỏ có mụn mủ trên da của bé
Triệu chứng của hắc lào là xuất hiện các nốt đỏ có mụn nước trên da của bé

Khi phát hiện ra những triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám, tìm hiểu nguyên nhân và có những phương pháp điều trị kịp thời cho bé, tránh để bệnh diễn biến nặng.

Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinh

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi bé, bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh cho phù hợp. Thông thường, nếu phát hiện sớm, bệnh hắc lào sẽ không nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.

Một số những cách điều trị hắc lào cho bé bao gồm: điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y và các mẹo chữa bệnh tại nhà.

Thuốc Tây chữa hắc lào ở trẻ em

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được bào chế để điều trị bệnh hắc lào dành riêng cho trẻ em. Một số loại thuốc cho trẻ em và trẻ sơ sinh thường được sử dụng như:

  • Kem chống nấm dành riêng cho trẻ: Các loại thuốc này được bào chế dành riêng cho trẻ để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng cho làn da của bé. Một số loại kem bôi phổ biến phải kể đến như Lamisil, Miconazole, Clotrimazole…
  • Thuốc uống chống nấm: Thuốc này được sử dụng khi có nhiễm trùng rộng trên cơ thể  hoặc khi cơ thể bé không đáp ứng được thuốc bôi.
  • Xà phòng chống nấm: Một số loại xà phòng có công dụng sát khuẩn và ngăn ngừa nấm trên cơ thể. Xà phòng thường được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ để hạn chế viêm nhiễm da.
Thuốc Tây y chữa hắc lào giúp bé giảm ngứa, kháng viêm và phòng ngừa bệnh hắc lào hiệu quả
Thuốc Tây y chữa hắc lào giúp bé giảm ngứa, kháng viêm và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bố mẹ nên bôi một ngày khoảng 2 – 3 lần các loại kem bôi ngoài da chữa hắc lào cho trẻ. Kem bôi giúp hạn chế để hắc lào lan rộng sang các vùng da khác.

Trong trường hợp, bệnh xuất hiện nhiều trên da đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng một loại thuốc dạng dầu gội chống nấm cho bé. Nếu bé mắc bệnh nhiễm trùng lan rộng, bác sĩ có thể kê toa cho bé uống thêm một loại thuốc kháng sinh chống nấm trong 4 – 6 tuần.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế thăm khám cụ thể và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc thay thế thuốc tương đương để điều trị bệnh cho bé.

Thuốc Đông y chữa hắc lào trẻ em, trẻ sơ sinh

Phương pháp sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh cho trẻ em và trẻ sơ sinh là một phương pháp chữa bệnh hữu hiệu. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ Đông y để thăm khám và lựa chọn bài thuốc cho phù hợp.

Theo Đông y, bệnh hắc lào xuất hiện do nhiệt độc, khí huyết hư tổn, gan thận âm hư gây ra. Các bài thuốc Đông y sẽ điều trị từ căn nguyên và chữa dứt điểm bệnh. Thuốc sẽ giúp thanh lọc cơ thể,  giảm ngứa và ngăn ngừa bệnh hắc lào tiến triển nặng.

Một số vị thuốc Đông y thường được dùng để chữa hắc lào cho trẻ em và trẻ sơ sinh như sau:

  • Thuốc bôi ngoài da: Đương quy, bạch truật, hoàng kỳ, phục linh…
  • Thuốc giải độc: Bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân cành, hồng hoa…
  • Thuốc bình can: Xuyên khung, phòng phong, cúc tần, hồng hoa, xích đồng…
Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi điều trị bệnh hắc lào cho trẻ sơ sinh trẻ nhỏ
Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi điều trị bệnh

Cũng giống như điều trị bằng thuốc Tây, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho bé vì cơ thể bé còn yếu và sức đề kháng kém.

Thay vào đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Đông y để được thăm khám và kê thuốc phù hợp. Ngoài ra, các loại thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn Tây y nên bố mẹ phải kiên trì cho bé sử dụng mỗi ngày. 

Mẹo dân gian chữa hắc lào trẻ em trẻ sơ sinh tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y và Đông y, các mẹo dân gian chữa hắc lào cho bé cũng được nhiều người áp dụng vì ít tốn kém, hiệu quả và ít gây ra tác dụng phụ. Sau đây là một số biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay:

Chữa hắc lào bằng chuối xanh

Nhựa mủ trong chuối xanh có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa vi nấm lây lan hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh chất trong chuối còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp da sớm hồi phục.

Cách thực hiện:

  • Thái chuối xanh thành từng lát mỏng.
  • Bố mẹ rửa sạch vùng da bị bệnh cho bé rồi đắp chuối lên.
  • Để trong khoảng 20 phút, lấy chuối ra và rửa sạch da cho bé.

Đu đủ xanh chữa hắc lào

Ít ai biết rằng, đu đủ xanh là một bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh hắc lào hiệu quả không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhựa trong đu đủ giúp giảm các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa bệnh hắc lào tái phát.

Đu đủ xanh là bài thuốc dân gian hiệu quả chữa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đu đủ xanh là bài thuốc dân gian hiệu quả chữa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách thực hiện:

  • Dùng dao cắt đu đủ xanh thành từng lát mỏng.
  • Rửa sạch vùng da bị hắc lào và đắp đu đủ lên.
  • Bố mẹ có thể chà nhẹ nhàng đu đủ lên da cho bé khoảng 5 phút cho da thấm đều các tinh chất. Để khoảng 60 phút, bố mẹ lấy ra và rửa sạch da cho bé.

Trị hắc lào bằng tỏi

Tỏi có chứa nhiều hoạt chất allicin có công dụng sát khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Do đó, bố mẹ có thể sử dụng tỏi để chữa bệnh hắc lào cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bóc sạch vỏ củ tỏi và giã nát.
  • Vệ sinh da cho bé thật sạch, đắp tỏi lên.
  • Dùng miếng vải nhỏ cố định da.
  • Sau vài tiếng thì lấy ra và rửa sạch da cho trẻ.

Như đã nói, da của trẻ em và trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Thế nên, khi áp dụng các mẹo dân gian bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Hơn nữa, các mẹo dân gian thường áp dụng cho những trường hợp bị hắc lào nhẹ và mới khởi phát. Các trường hợp nặng bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám kịp thời.

Chăm sóc trẻ em, trẻ sơ sinh khi mắc bệnh

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc bệnh cũng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ mau chóng lành bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bố mẹ có thể chăm sóc bé mắc hắc lào theo những gợi ý dưới đây:

  • Bố mẹ có thể dưỡng ẩm làn da cho trẻ bằng những loại kem dưỡng ẩm được bác sĩ khuyên dùng.
  • Dưỡng ẩm da giúp da giảm thô ráp và triệu chứng bệnh sớm thuyên giảm
  • Thường xuyên tắm cho trẻ sạch sẽ và không nên tắm quá lâu hoặc ngâm bé lâu trong nước.
  • Bố mẹ nên lựa chọn những loại xà phòng dịu nhẹ hoặc xà phòng sát khuẩn để tắm cho bé.
  • Cho bé mặc đồ rộng rãi thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, thay tã cho trẻ thường xuyên.
  • Không cho trẻ dùng các sản phẩm có nhiều hóa chất vì dễ gây kích ứng như nước xả vải, nước tẩy…
  • Giữ gìn môi trường sống luôn khô thoáng, sạch sẽ với độ ẩm thích hợp.
  • Bố mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
  • Có thể sử dụng bao tay, bao chân mềm để đeo cho trẻ, không để bé cào, gãi mạnh vào vùng da bị bệnh.

Lưu ý khi điều trị và biện pháp phòng ngừa hắc lào

Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để giúp trẻ mau lành bệnh và không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé cũng như phòng ngừa bệnh cho trẻ:

  • Khi thời tiết hanh khô, bố mẹ nên dưỡng ẩm cho làn da của bé thường xuyên.
  • Giữ vệ sinh thường xuyên cho trẻ, đặc biệt khi trẻ vận động mạnh và tiết nhiều mồ hôi. Bố mẹ nên tắm rửa và thay quần áo thường xuyên cho bé. Sau khi tắm, nên sử dụng khăn mềm để lau khô.
Bố mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ tắm rửa thường xuyên cho bé để điều trị bệnh hắc lào cho trẻ em trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ tắm rửa thường xuyên để điều trị bệnh hắc lào cho trẻ em trẻ sơ sinh
  • Cắt móng tay, móng chân để bé không cào xát, gãi mạnh gây nhiễm trùng, lở loét da.
  • Không cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh hắc lào hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với họ.
  • Không nên cho thú nuôi tiếp xúc với bé hoặc có thể vệ sinh thú nuôi sạch sẽ mỗi ngày.
  • Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh, các loại thuốc điều trị sẽ phát huy những công dụng khác nhau.
  • Trong quá trình điều trị, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hay có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám lại và thay đổi thuốc điều trị.
  • Đưa bé tái khám đúng hẹn và sử dụng đúng liều lượng của thuốc.

Bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinh là một bệnh lý da liễu rất phổ biến hiện nay. Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Điều này giúp bệnh mau thuyên giảm và bệnh không gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bé.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị Hắc Lào Có Ăn Được Thịt Vịt Không? [Chuyên Gia Giải Đáp Chi Tiết]
Bị Hắc Lào Có Ăn Được Thịt Vịt Không? [Chuyên Gia Giải Đáp Chi Tiết]

Nội dung chínhNguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinhTriệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinhĐiều trị...

Bị Lác Đồng Tiền Ở Háng Do Đâu, Cách Điều Trị Đảm Bảo Khỏi?
Bị Lác Đồng Tiền Ở Háng Do Đâu, Cách Điều Trị Đảm Bảo Khỏi?

Nội dung chínhNguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinhTriệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinhĐiều trị...

Lưu ý các thông tin trên vỏ thuốc để đảm bảo chất lượng khi sử dụng
Hắc Lào Bôi Thuốc Gì – TOP 9 Thuốc Điều Trị Bệnh Tốt Nhất Hiện Nay

Nội dung chínhNguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinhTriệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinhĐiều trị...

Dầu dừa trị lác đồng tiền đơn giản hiệu quả
2 Cách Dùng Dầu Dừa Trị Lác Đồng Tiền Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Nội dung chínhNguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em trẻ sơ sinhTriệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinhĐiều trị...