Tìm Hiểu Vảy Nến Có Lây Không? Bệnh Có Di Truyền Không?

5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy dữ dội,… Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề là vảy nến có lây không và lây truyền qua đường nào? Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa ra đáp án chính xác cho thắc mắc này, đồng thời hướng dẫn bạn những giải pháp xử lý khi bị bệnh.

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là tình trạng viêm da rất phổ biến. Theo đó, khi mắc bệnh này, da của bạn sẽ xuất hiện các mảng dày và đỏ, được bao phủ xung quanh bởi các vảy nến màu trắng.

Ngoài ra, da người bệnh có thể xuất hiện mụn mủ, gây ngứa và khó chịu. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, một số vị trí bệnh thường xuất hiện như da đầu, đầu gối, khuỷu tay…

Bệnh vảy nến sẽ rất nguy hiểm nến không điều trị dứt điểm. Bệnh này dễ tái phát lại nhiều lần gây nhiễm trùng da, xuất hiện mủ, viêm khớp…

Bệnh vảy nến thường xuất hiện trên da đầu
Bệnh vảy nến thường xuất hiện trên da đầu

Bệnh vẩy nến có lây không? – Vảy nến là bệnh da liễu, xuất hiện ngoài da nhưng không phải do vi khuẩn và virus gây nên.

Chính vì thế, bệnh vảy nến hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Bạn có thể yên tâm tiếp xúc, chăm sóc và sinh hoạt cùng với bệnh nhân mà không sợ bị nhiễm bệnh.

Mặc dù không lây, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vảy nến có khả năng di truyền. Theo đó, nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh 10%.

Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh là 40%. Chưa hết, nếu trong gia đình có anh, chị, em ruột mắc bệnh, thì các thành viên khác sẽ có nguy cơ mắc vảy nến cao gấp 5 lần.

Bị vảy nến phải làm sao?

Khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh nên có những phương pháp chữa bệnh kịp thời để tránh bệnh diễn biến nặng hơn. Bạn nên xây dựng thói quen sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và hạn chế bệnh tái phát.

Điều trị kịp thời

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến, tuy nhiên các cách chữa trị có thể giúp người bệnh giảm được những triệu chứng.

Đối với bệnh vảy nến nhẹ, bệnh nhân có thể chữa trị ngay tại nhà bằng các dược liệu thiên nhiên như lá ổi, lá lốt, lá khế hoặc sử dụng các loại kem dưỡng da, kem thoa chuyên dùng.

Vảy nến có lây không? Bệnh có di truyền không?
Đến bác sĩ nếu bệnh vảy nến diễn biến nặng

Đối với bệnh vảy nến nặng kèm triệu chứng như đau đầu, sốt, sốc phản vệ, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị kịp thời.

Cùng với đó, bệnh nhân phải hoàn toàn tuân theo những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị như sử dụng đúng liều lượng thuốc, tái khám đúng hẹn…

Tránh tiếp xúc dị nguyên

Người bệnh không nên tiếp xúc với các chất kích thích dễ gây bùng phát bệnh vảy nến và làm tổn thương da như bụi bẩn, vi khuẩn, một số loại mỹ phẩm…

Hơn nữa, bạn nên giữ gìn da sạch sẽ, hạn chế làm tổn thương da và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Bạn nên tắm rửa sạch sẽ với các loại xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng. Hơn nữa, nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.

Có thói quen ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng của mỗi người. Để cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật, bạn phải có một thói quen ăn uống lành mạnh.

Đối với người mắc bệnh vảy nến, cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để bệnh thuyên giảm và rút ngắn thời gian điều trị.

Bệnh vảy nến có lây không?
Cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Theo đó, người mắc bệnh vảy nến nên ăn một số loại thực phẩm như sau:

  • Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ để cung cấp lượng vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 như cá hồi để vết thương mau lành và hạn chế bệnh tái phát
  • Ăn nhiều trái cây để cung cấp vitamin C, vitamin E… giúp bảo vệ da, tái tạo và phục hồi da bị tổn thương
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và cung cấp đủ độ ẩm cho da

Ngoài ra, bạn cũng phải kiêng ăn một số loại thực phẩm như:

  • Các loại hải sản dễ gây dị ứng
  • Đồ ăn nhanh hay thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn cay nóng
  • Các loại thịt đỏ
  • Các chất kích thích như rượu bia thuốc lá

Tập luyện thể thao mỗi ngày

Tập luyện thể thao mỗi ngày có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi bệnh tật. Người mắc bệnh vảy nến có thể tập những bài thể dục nhẹ để rèn luyện thể lực mỗi ngày.

Tập luyện thể dục mỗi ngày để có sức khỏe tốt
Tập luyện thể dục mỗi ngày để có sức khỏe tốt

Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bệnh nhân đã giải đáp được thắc mắc bệnh vảy nến có lây không cũng như cách chữa trị cho phù hợp.

Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời và tránh đe dọa đến sức khỏe của bản thân.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa bệnh vảy nến đơn giản tại nhà ít ai biết bằng nghệ
Top 18 Cách Chữa Vảy Nến Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Nội dung chínhBệnh vảy nến có lây không?Bị vảy nến phải làm sao?Điều trị kịp thờiTránh tiếp xúc dị nguyênCó thói quen ăn uống lành...

Dầu gội trị vảy nến da đầu Neutrogena T/Sal Therapeutic Shampoo-Scalp Build là sản phẩm được nhiều người lựa chọn
Top 10 Dầu Gội Trị Vảy Nến Da Đầu Bán Chạy Nhất Trên Thị Trường

Nội dung chínhBệnh vảy nến có lây không?Bị vảy nến phải làm sao?Điều trị kịp thờiTránh tiếp xúc dị nguyênCó thói quen ăn uống lành...

Thuốc chữa vảy nến
Top 12 Thuốc Chữa Vảy Nến Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Nội dung chínhBệnh vảy nến có lây không?Bị vảy nến phải làm sao?Điều trị kịp thờiTránh tiếp xúc dị nguyênCó thói quen ăn uống lành...

Vảy nến nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nặng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng
[Tìm Hiểu] Bệnh Vảy Nến Có Chữa Được Không? Phương Pháp Điều Trị

Nội dung chínhBệnh vảy nến có lây không?Bị vảy nến phải làm sao?Điều trị kịp thờiTránh tiếp xúc dị nguyênCó thói quen ăn uống lành...